fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Học luật có phải học thuộc nhiều không?

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn đặt ra các câu hỏi về ngành luật như: học luật có khó không? Học luật có phải học thuộc nhiều không? Hay học không giỏi các môn xã hội có thi vào học luật được không? Đối với những thắc mắc này, Học viện đào tạo pháp chế ICA có những chia sẽ như sau:

Học luật có phải học thuộc nhiều không?

Đây là hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến ngành luật, ngành luật hiện nay tuyển sinh đa dạng nhiều tổ hợp môn điển hình như: A00, A01, C00, D01. Vì vậy, dù bạn học giỏi các môn tự nhiên hay xã hội, học đều tất cả các môn thì vẫn có thể học luật.

Học ngành luật không bắt buộc bạn phải học thuộc quá nhiều. Bản chất khi học luật là bạn sẽ được học về cách nhìn nhận vấn đề, rèn luyện tư duy pháp lý, và được các giảng viên hướng dẫn, định hướng nghiên cứu các quy định pháp luật để giải quyết các vấn đề trên thực tế. Bởi vì các văn bản luật, thông tư, nghị định có nội dung rất dài, phức tạp và thay đổi liên tục nên chuyện học thuộc là vô cùng khó.

Học luật có phải học thuộc nhiều không?

Do đó, việc học luật không bắt buộc phải học thuộc lòng. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng học thuộc và nhớ được các điều luật vẫn tốt hơn cả so với người không nhớ điều luật. Điều quan trọng nhất khi học luật đó chính là phải nắm rõ những điểm mấu chốt hay những nguyên tắc được xem là cơ bản nhất của các bộ luật, luật. Khi nắm rõ nhưng nguyên tắc cơ bản của luật bạn mới có thể tư duy được tại sao điều luật lại quy định như vậy.

Ngoài ra, đối với người học luật và định hướng làm luật thì việc học thuộc thôi thì không đủ để có thể xử lý các vấn đề pháp lý. Bởi trong quá trình làm việc thực tế có rất nhiều tình huống xảy ra và theo nhiều chiều hướng khác nhau sẽ không theo sát với lý thuyết đã học. Học luật phải thực hành, tiếp xúc với thực tế thường xuyên để nắm vững các quy định pháp luật và biết cách áp dụng các điều luật đó để giải quyết những vụ việc thực tế.

Ngành luật “học đi đôi với hành”

Ngành nghề nào cũng cần phải “học đi đôi với hành”. Riêng ngành luật thì thực hành có vị trí quan trọng hơn cả, kinh nghiệm làm việc được xem là tiêu chí hàng đầu khi tuyển dụng vào các công ty luật. Bởi, ngành Luật bản chất thực sự là tập hợp những quy phạm đưa ra những quy tắc xử sự bắt buộc chung điều chỉnh những quy tắc, quan hệ trong đời sống xã hội nên đặc biệt cần nhiều kiến thức lịch sử, xã hội, học hỏi tư duy, kinh nghiệm thực tế.

Vì vậy, ngay khi còn đang học trên giảng đường năm 2, năm 3 đại học thì sinh viên học luật có thể đi thực tập ngày để tích luỹ kinh nghiệm. Bạn có thể đi thực tập tại: các công ty luật; Thực tập tại các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án; Thực tập tại bộ phận pháp chế của doanh nghiệp…

Những sinh viên luật muốn ra trường làm việc được ngay và mong muốn theo đuổi nghề Luật sư thì lựa chọn tốt nhất là thực tập tại Công ty/văn phòng Luật, đây chính là nơi các bạn có cơ hội áp dụng hết những lý thuyết khô khan ở trường mà không có bất kỳ cơ quan, tổ chức nào sánh được.

Khi đi thực tập, người học luật sẽ được tiếp xúc với các tình huống thực tế, các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải, được nghiên cứu hồ sơ của khách hàng. Bên cạnh đó, học được cách soạn thảo các văn bản đơn giản, cách làm việc với cơ quan nhà nước.

Học luật cần những tố chất nào?

Thứ nhất, bạn phải là người hàm đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt.

Đối với ngành luật đòi hỏi phải đọc rất nhiều các loại sách khác nhau và bạn cập nhật nhiều thông tin khác nhau để có thể hiểu và nắm bắt toàn bộ những quy định pháp luật và có thể vận dụng tốt trong trường hợp thực tiễn.

Thứ hai, bạn yêu thích sự tranh luận.

Luật sư là người có khả năng phân tích nhằm đưa ra những quan điểm chính xác cùng lý luận sắc bén kết hợp cùng nền tảng kiến thức vững chắc của bản thân để tiến hành thuyết phục thẩm phán, luật sư đối lập, khách hàng, người đối lập với mình rằng lý lẽ mình đưa ra là hoàn toàn thuyết phục. Trong các cuộc tranh luận, nếu bạn luôn là người đưa ra được những ý kiến đầy sức thuyết phục và nhận được sự đồng tình của mọi người thì bạn đã sở hữu được một trong những tố chất quan trọng của một người làm luật.

Thứ ba, khả năng giải quyết vấn đề.

Khi trở thành luật sư, bạn sẽ phải đối mặt với không ít các vấn đề khó khăn. Do đó, việc sở hữu cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn thành công.

Trong trường hợp bạn bè, người thân hay khách hàng của mình gặp khó khăn, bạn có thể đưa ra hướng giải quyết vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn thích giải quyết khó khăn và thử thách, ngành luật sẽ là ngành thích hợp với bạn.

Thứ năm, bạn phải có tính kiên trì và nhẫn nại.

Kiên trì và nhẫn nại là yếu tố không thể thiếu của người làm luật. Bạn cần cố gắng kiên trì theo đuổi cho tới khi bạn “chiến thắng” trong cuộc tranh tụng. Sự kiên trì sẽ giữ cho bạn không bỏ cuộc hay trốn tránh khi gặp các vấn đề hoặc khó khăn, thách thức phía trước.

Thứ sáu, bạn phải có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt.

Ngoài những yếu tố nêu trên, người học luật cần phải trau dồi khả năng đàm phán và kỹ năng lắng nghe. Trước mỗi sự việc, luật sư cần phải mềm mỏng, uyển chuyển để thích ứng với hoàn cảnh thực tế đang diễn ra.

Đã từng có người nào đó chia sẻ vấn đề họ gặp phải và tìm tới bạn về những lời khuyên chưa? Bạn có lắng nghe họ một cách kiên nhẫn không? Nếu bạn là mẫu người thường dành thời gian của mình để lắng nghe vấn đề của bạn bè vậy thì nghề luật chắc chắn sẽ phù hợp với bạn.

Bí quyết học luật dễ dàng cho sinh viên ngành luật

Hiểu rõ nội dung cần học thuộc

Đây là điều tiên quyết giúp bạn học thuộc bài nhanh hơn và hiểu rõ bài học hơn. Nếu như bạn chỉ học theo kiểu đọc đi đọc lại cho quen mặt chữ thì đây là lối “học vẹt” mà thôi. Áp dụng cách học này bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên lại không đạt được hiệu quả như mong muốn và bạn sẽ mau chóng quên đi. Chính vì vậy, khi học trên lớp, sinh viên nên lắng nghe thầy cô giảng bài, hiểu rõ các điều luật, nắm vững bản chất thì sẽ tiết kiệm được thời gian học mà còn ghi nhớ lâu.

Kết hợp vừa học vừa ghi

Vừa học thuộc bài nhưng bạn cũng phải kết hợp ghi chép, vẽ sơ đồ tư duy cho mỗi chương học. Cụ thể những nội dung trong chương đó quy định tại điều nào trong văn bản pháp luật. Khi xác định được điều luật thì sinh viên cần ghi nhớ các từ khóa chính và ghi thành từng ý nhỏ trong sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn dễ nhớ và không bao giờ quên.

Thường xuyên làm bài tập

“Học đi đôi với hành” do vậy sinh viên cần thường xuyên làm bài tập trong hệ thống các tình huống giả định mà giảng viên đưa ra. Từ đó, bạn có thể áp dụng những kiến thức tiếp thu được mà tìm cách xử lý các tình huống. Với cách làm này, không những bạn tìm ra được thiếu sót trong quá trình học thuộc mà còn củng cố thêm kiến thức và rèn luyện được kỹ năng.

Không gian học yên tĩnh

Không gian học cũng là một trong những yếu tố giúp bạn tiếp thu bài nhanh và hiệu quả hơn. Sinh viên nên lựa chọn những nơi có không gian yên tĩnh, thoáng đãng như: thư viện, phòng tự học hoặc phòng cá nhân. Tránh xa nơi có nhiều tiếng ồn và đông người qua lại để tập trung cao độ nhất và ghi nhớ một cách nhanh nhất.

Học luật muốn làm pháp chế phải chuẩn bị những gì?

Rất nhiều bạn sinh viên Luật ra trường muốn xin vào làm pháp chế tại các doanh nghiệp, vì công việc này gắn liền với ngành luật, cơ hội nghề nghiệp, khả năng thăng tiến cao. Để làm pháp chế doanh nghiệp, sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết công việc.

  • Sinh viên phải có nền tảng kiến thức vững chắc, đặc biết là kiến thức chuyên sâu về doanh nghiệp;
  • Sinh viên cần phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng về soạn thảo văn bản, soạn thảo hợp đồng;
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục người khác;
  • Kỹ năng giải quyết các công việc với cơ quan nhà cơ, cơ quan tố tụng;
  • Ngoài ra, sinh viên cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong công việc, biết làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

Trên đây là nội dung bài viết: “Học luật có phải học thuộc nhiều không?“. Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Ngành luật học khối nào?

Khi lựa chọn theo học ngành luật, sinh viên sẽ học ở các khối:
Khối A00: Toán, Vật lý, Hoá học
Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
Khối C00: Văn, Sử Địa
Khối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh.

Muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì?

Để trở thành luật sư trước tiên bạn cần hoàn thành chương trình đại học đào tạo ngành luật. Các môn học được đưa vào chương trình giáo dục đều giữ vai trò và ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có những môn học chính đòi hỏi sinh viên phải chuyên tâm nghiên cứu và học tập nhiều hơn vì chúng trực tiếp liên quan đến chuyên ngành cụ thể như: Môn lý luận nhà nước và pháp luật; Luật hiến pháp, luật dân sự, luật hình sự, luật thương mại, logic học, luật hành chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết