Sơ đồ bài viết
Hiện nay ngành Luật là một tring những ngành học được xem là ngành vô cùng “Hot” tại nước ta. Thực tế dẫn chứng của ngành học này hot ở chỗ rằng số lượng các trường đào tạo ngành luật cũng như chỉ tiêu tuyển sinh đối với ngành học này ngày càng gia tăng. Vậy khi Học luật có khó xin việc không là vấn đề được quan tâm nhiều tới, với nền kinh tế hội nhập, nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng doanh nghiệp thì việc mở rộng cơ hội việc làm ngành luật là càng nhiều. Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết sau:
Vì sao nên học ngành Luật?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề Học luật có khó xin việc không? thì nội dung dưới đây sẽ đưa ra những lý do nên học ngành luật. Những lý do có thể kể đến để ngành luật trở nên hot như hiện nay đó là:
– Cơ hội việc làm rộng mở
Với một ngành học đa dạng như ngành luật bạn có thể dễ dàng tìm thấy một cơ hội việc làm rộng mở ở trong các cơ quan nhà nước hay ở các văn phòng, công ty Luật.
Thậm chí ở các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân đều cần đến một nhà tư vấn luật bởi vì khi tham gia bất cứ hoạt động nào thì cũng cần có pháp luật bảo vệ và điều chỉnh.
– Phục vụ những nhu cầu của xã hội
Nghề luật cũng giống như bao ngành nghề phục vụ xã hội, những người học luật được coi trọng bởi vì họ có những hiểu biết nhất định về các lĩnh vực, khi bạn gặp khó khăn hay khúc mắc ở bất kỳ một lĩnh vực nào, bạn chỉ có thể tìm đến luật sư tư vấn giúp.
Nếu bạn có tự mình tìm ra cách giải quyết, thì liệu bạn có tự tin rằng bạn có thể giải quyết một cách chỉn chu mà không bị vặn vẹo hay không bị dồn vào thế bị động. Đây cũng là điểm mạnh của ngành luật, luôn đưa ra cách giải quyết tốt nhất trong mọi lĩnh vực và đưa khách hàng của mình vào thế chủ động và được bảo vệ một cách tối đa nhất.
– Có kỹ năng giải quyết vấn đề
Người học luật có thể nhạy bén trong mọi tình huống, đưa ra được các chứng cứ, lập luận rất hợp lý nhằm phản bác lại ý kiến của bên đang tranh cãi.
– Rèn luyện được kỹ năng mềm hiệu quả
Trong quá trình học và làm, ngành luật trau dồi cho chúng ta những kỹ năng cần thiết như tự tin thuyết trình, kỹ năng nghe và đàm phán, khả năng thuyết phục khách hàng, tư vấn, tạo niềm tin đối với khách hàng.
Học luật có khó xin việc không?
Từ trước đến nay vấn đề việc làm đang là một sự thách thức không nhỏ đối với các cử nhân luật. Để trở thành luật sư thì thời gian, công sức bỏ ra để học sau đại học là rất nhiều. Các công việc khác thì lương cơ bản thấp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, chứng chỉ hơn so với các ngành nghề khác.
Tuy nhiên với những người đã có kinh nghiệm, thực sự giỏi và tâm huyết với nghề thì việc nhận mức lương cao cũng rất nhiều.
Như vậy để có thể xin việc dễ dàng hay không thì khi còn là sinh viên cần phải trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, rèn luyện tư duy logic trong việc xử lý các tình huống thực tế, có kỹ năng thuyết trình,…
Thực chất vấn đề xin việc làm dễ hay không, không chỉ phụ thuộc vào ngành học, nhu cầu xã hội, bằng cấp được đào tạo mà nó phụ thuộc chủ yếu vào chính khả năng, kiến thức chuyên môn, các kỹ năng và bản lĩnh nghề của chính bạn.
Học ngành Luật có thể làm việc ở những vị trí nào?
Đa phần hiện nay mọi người sẽ có suy nghĩ tốt nghiệp ngành Luật sẽ chỉ có thể làm việc tại vị trí Luật sư. Trên thực tế, cử nhân tốt nghiệp ngành Luật còn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau, cụ thể như:
- Luật sư: Đây là công việc mà nhiều sinh viên ngành Luật lựa chọn nhất khi ra trường. Luật sư cũng là vị trí thể hiện đặc thù của ngành Luật nhất.
- Thẩm phán: Thẩm phán là người thực hiện các hoạt động xét xử, giải quyết các vụ án tại Tòa án
- Công tố viên, kiểm sát viên: Là người làm việc tại các cơ quan công tố, được trao trách nhiệm điều tra, truy tố, buộc tội phạm nhân trong các vụ án có tính chất hình sự
- Công chứng viên: Là người làm việc tại các cơ quan, văn phòng có nhiệm vụ công chứng
- Giảng viên dạy ngành Luật
- Thư ký tại tòa án: Họ có nhiệm vụ ghi chép nhật ký tại các phiên tòa, thực hiện các nhiệm vụ hành chính, tư pháp theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA
Một trong những ngành nghề mà cử nhân Luật có thể làm việc sau khi tốt nghiệp đó chính là chuyên viên pháp chế. Chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA như sau:
Pháp chế doanh nghiệp có vai trò xây dựng, tạo ra và vận hành theo các chính sách nội bộ của doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp theo những chế tại dựa trên quy định của pháp luật. Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn. Bộ phận pháp chế giúp doanh nghiệp tránh mọi rủi ro pháp lý đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, ngân hàng, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, ngân hàng, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Năm 2023 khi học luật có khó xin việc không?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Đối với hệ Đại học chính quy, ngành Luật sẽ được đào tạo trong 3,5 năm đến 4 năm với mục tiêu đào tạo trang bị vốn kiến thức chuyên sâu về pháp luật (dân sự, đất đai, hành chính, hình sự), thực tiễn pháp lý, kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
Tiêu chuẩn trở thành luật sư tại Việt Nam được quy định tại Luật Luật sư, cụ thể như sau:
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Một số đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư:
+ Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
+ Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
+ Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.