fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp

Với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, theo đó mà thường nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong các giao dịch hay khi giải quyết các thủ tục hành chính và để giải quyết các mâu thuẫn cũng như đảm bảo tính pháp lý đối với các giao dịch đó thì nhiều văn phòng công chứng được thành lập với đội ngũ hành nghề là các công chứng viên được đào tạo qua các trường lớp, nghiệp vụ để đảm bảo tính chính xác, xác thực cho các văn bản trong giao dịch. Vậy để trở thành công chứng viên sẽ cần đáp ứng điều kiện gì? Năm 2023 học chứng chỉ công chứng viên ở đâu và lộ trình để trở thành công chứng viên ra sao? Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về những quy định này tại nội dung bài viết sau:

Điều kiện để trở thành công chứng viên mới

Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm hành nghề công chứng (định nghĩa này được nêu tại khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014).

Trong đó, việc hành nghề công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch hoặc tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.

Về điều kiện để trở thành công chứng viên, Điều 9 Luật Công chứng năm 2014 nêu rõ gồm:

– Tiêu chuẩn chung: Phải là người thưuờng trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam; có đầy đủ sức khoẻ.

– Tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức: Là người có phẩm chất đạo đức tốt.

– Các tiêu chuẩn đặc thù khác: Có bằng cử nhân luật; phải công tác trong ngành pháp luật từ 05 năm trở lên sau khi đã có bằng cử nhân luật; tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khoá bồi dưỡng nghề công chứng và đạt yêu cầu trong kì tập sự hành nghề công chứng.

Như vậy, để có thể trở thành một công chứng viên, cử nhân luật sau khi tốt nghiệp cần phải học thêm khoá đào tạo/bồi dưỡng nghề công chứng và đạt kết quả kiểm tra sau khi tập sự hành nghề công chứng.

Học chứng chỉ công chứng viên ở đâu?

Tại Việt Nam, Học viện tư pháp là cơ sở đào tạo nghề công chứng duy nhất.

– Người học có thể lựa chọn một trong 02 địa điểm tổ chức đào tạo:

+ Ở Hà Nội: Học viện Tư pháp, Phố Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

+ Ở Thành phố Hồ Chí Minh: Cơ sở Học viện Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Số 281 Kha Vạn Cân, Phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

– Thông thường mỗi năm, Học viện tư pháp tổ chức 02 đợt tuyển sinh, đợt 1 thường vào tháng 3 và đợt 2 vào tháng 11 trong năm.

– Thông tin tuyển sinh được Học viện tư pháp đăng tải trên trang thông tin điện tử của học viện (hocvientuphap.edu.vn).

– Người học có thể đăng ký theo học một trong các lớp:

+ Ban ngày từ thứ 2 – thứ 6.

+ Buổi tối từ thứ 2- thứ 6.

+ Ban ngày thứ 7, chủ nhật (không tính nghỉ hè, nghỉ lễ, tết).

– Người có nhu cầu học công chứng viên phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ 02 Sơ yếu lý lịch (Toàn bộ thông tin về khái niệm, đặc điểm, các loại giấy tờ cần có trong sơ yếu lý lịch của cá nhân đã được chia sẻ trên wikipedia.org)

+ 02 Phiếu đăng ký tuyển sinh có dán ảnh.

+ 02 bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cử nhân luật trở lên.

+ 04 ảnh 4×6 có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau ảnh.

+ 02 phong bì dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của mình.

– Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện trong thời hạn được thông báo.

– Người nộp hồ sơ phải nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Khoản lệ phí cần nộp sẽ do nhà trường thông báo cụ thể, có thể thay đổi tùy theo mỗi khóa học.

Lộ trình các bước để trở thành công chứng viên

Với người đã đáp ứng đầy đủ điều kiện để trở thành công chứng viên đồng nghĩa đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục về chuyên môn dưới đây.

Bước 1: Tốt nghiệp cử nhân tại các trường đào tạo luật trên cả nước

Một trong các tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên là phải có bằng cử nhân luật nên bắt buộc để đáp ứng điều kiện trở thành công chứng viên, người này phải tốt nghiệp cơ sở đào tạo về luật.

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo luật, đáng chú ý có thể kể đến trường đại học luật Hà Nội, trường đại học Luật – đại học quốc gia Hà Nội…

Bước 2: Tham gia khóa đào tạo hành nghề tại Học viện Tư pháp

Sau khi có bằng cử nhân luật, người đó phải tham gia khóa đào tạo nghề công chứng trong thời gian 12 tháng tại Học viện Tư pháp. Sau khóa đào tạo chuyên môn, Học viện Tư pháp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học cho người học.

Việc tham gia khóa đào tạo hành nghề công chứng không bị áp dụng cho tất cả các trường hợp. Cụ thể, theo Điều 10 Luật Công chứng 2014, những đối tượng sau sẽ được miễn đào tạo hành nghề công chứng:

– Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

– Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

– Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên pháp luật cao cấp.

Các trường hợp được miễn đào tạo hành nghề công chứng vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại Học viện Tư pháp trong 03 tháng và tập sự hành nghề.

Bước 3: Tập sự hành nghề

Người đã hoàn thành khóa đào tạo hành nghề công chứng hoặc khóa học bồi dưỡng hành nghề công chứng đăng ký việc tập sự hành nghề với Sở Tư pháp nơi có Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng nhận tập sự.

Trường hợp không tìm được tổ chức hành nghề công chứng để tập sự hoặc gặp khó khăn trong việc tự liên lạc, người tập sự có thể liên hệ với Sở Tư pháp đại phương nơi mình muốn tập sự để được bố trí phù hợp (Khoản 1, Điều 11 Luật Công chứng 2014).

Thời gian thực tập hành nghề công chứng là 12 tháng đối với những người tốt nghiệp khóa đào tạo hành nghề công chứng, 03 tháng đối với người tốt nghiệp khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

Người có nguyện vọng được quyền thay đổi nơi tập sự nhưng phải đảm bảo tổng thời gian tập sự tối thiểu tại mỗi tổ chức hành nghề là 03 tháng (khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BTP).

Bước 4: Kiểm tra kết quả tập sự

Việc đăng ký kiểm tra kết quả tập sự có thể được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự khi có kỳ kiểm tra do Bộ Tư pháp tổ chức hoặc ngay khi người tâp sự nộp báo cáo kết quả tập sự.

Một năm, Bộ Tư pháp tổ chức 02 kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Trong trường hợp không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra trước, người tập sự được phép đăng ký kiểm tra lại trong đợt sau nhưng tổng số lần kiểm tra tối đa chỉ 03 lần (Điều 16, Điều 17, Thông tư 04/2015/TT-BTP).

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

Bước 5: Bổ nhiệm công chứng viên

Khi đạt tiêu chuẩn hành nghề và đã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, có giấy chứng nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng, người có nguyện vọng đủ điều kiện nộp hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 12 của Luật Công chứng 2014.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định bổ nhiệm công chứng viên. Đây là thời điểm xác định một người chính thức trở thành công chứng viên.

Năm 2023 học chứng chỉ công chứng viên ở đâu?

Lưu ý: Để được bổ nhiệm công chứng viên, người đạt đủ điều kiện phải có thời gian công tác về luật là 05 năm trở lên. Do đó, để giảm bớt thời gian và nhanh chóng được bổ nhiệm, thông thường, sau khi tốt nghiệp, cá nhân nên công tác trong ngành pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Năm 2023 học chứng chỉ công chứng viên ở đâu?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Tham khảo ngay Khoá học soạn thảo hợp đồng của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Công chứng viên có những quyền gì?

Công chứng viên có các quyền
– Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
– Tham gia thành lập Văn phòng công chứng; hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
– Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
– Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin; tài liệu để thực hiện việc công chứng;
– Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
– Các quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Công chứng viên có nghĩa vụ như thế nào?

Công chứng viên có các nghĩa vụ
– Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
– Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
– Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
– Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ; ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
– Giữ bí mật về nội dung công chứng; trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
– Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này; và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết