fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Các tình huống chia tài sản thừa kế

Chia tài sản thừa kế không phải là vấn đề đơn giản vì nó phụ thuộc vào yếu tố. Đối với trường hợp phân chia tài sản theo di chúc hay phân chia theo pháp luật cũng sẽ có cái khó riêng vì đôi khi những người thuộc hàng thừa kế không đồng ý và xảy ra tranh chấp kiện tụng hay có phát sinh đối với người thừa kế. Dưới đây Học viện đào tạo pháp chế ICA giới thiệu đến bạn đọc một số các tình huống chia tài sản thừa kế. Mời bạn đọc tham khảo tình huống thực tế để hiểu dễ hơn về cách chia thừa kế nhé!

Các tình huống chia tài sản thừa kế

Tình huống 1:

Ông Chức và bà Bích kết hôn từ năm 2000 và sinh được 5 người con. Người con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Tài sản của ông bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 200 triệu đồng, 1 cái trị giá 300 triệu đồng. Trước khi chết ông Chức lập di chúc cho bà Bích một ngôi nhà trị giá 200 triệu đồng. Biết đứa con trai út của ông bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông Chức?

Đáp án tham khảo:

Tài sản chung của ông Chức và bà Bích là 500 triệu.

Di sản của ông Chức là 500/2 = 250 triệu.

Ông Chức để lại cho bà Bích 200 triệu.

Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 250 – 200 = 50 triệu.

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà Bích và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều 652 BLDS 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị.

Mỗi người được hưởng là 50/6 = 8,33

Mỗi người con của anh cả là 8,33/2 = 4,165.

Tình huống 2:

Ông Hưng mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản. Trong quá trình phân chia di chúc thì người con riêng của ông Hưng xuất hiện. Hỏi: nếu ông Hưng để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết ông Hưng không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con bà Nhinh có quyền được hưởng không?

Hỏi thêm: người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?

Đáp án tham khảo:

Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Vì vậy nếu người ông Hưng mất thì mẹ con bà Nhinh vẫn được hưởng theo quy định của người kia, còn người con đã thành niên và không thuộc khoản 2 Điều 644 thì không được hưởng vì người cha trong di chúc không cho người con hưởng.

Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì người con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế đối với việc phân chia di sản của người cha để lại.

Các tình huống chia tài sản thừa kế

Tình huống 3:

Ông Bắc và Bà Trang kết hôn với nhau năm 2000 và có 3 con là anh Nam, anh Trung, chị Bích. Chị Bích kết hôn với anh Hiếu và có con chung là Hạnh. Năm 2018, Ông Bắc chết có để lại di chúc cho con gái và cháu ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của ông và bà Trang. Một năm sau bà Trang cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho chồng, các con của bà Ba và người em ruột của chồng tên là Lương. Năm 2010, anh Trung chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Nam. Sau khi Trung chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân chia di sản.

Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Trang và ông Bắc không còn người thân thích nào khác, anh Nam có lập văn từ chối hưởng di sản của bà Trang và anh Trung theo đúng quy định của pháp luật, tài sản chung của ông Bắc và bà Trang cho đến thời điểm ông Bắc chết là 1,2 tỷ đồng, sau khi ông Bắc chết, bà Trang còn tạo lập một căn nhà trị giá 300 triệu.

Đáp án tham khảo:

Khi ông Bắc chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của mình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái và cháu ngoại, như vậy một số tài sản của ông Bắc (tạm xác định là 1/2×1,2t tỷ) sẽ được chia đều cho người con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu.

Vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Bắc, số tiền còn lại thuộc tài sản của bà Trang là 600 + 300 = 900 triệu. Bà Trang chết để lại tài sản cho các con và người em ruột của chồng là Bắc (tổng cộng 4 người), vậy số tiền 900 triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu.

Anh Trung thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ tài sản này cho anh Nam, vậy anh Nam được hưởng thêm số tài sản này. Do anh Nam từ chối hưởng di sản của bà Trang và anh Trung, nên còn dư ra 500 triệu. 500 Triệu này sẽ được chia tiếp theo pháp luật, theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Bích, vợ con anh Nam (nếu có)

Trên đây là bài viết “Các tình huống chia tài sản thừa kế” hy vọng đem đến cho bạn đọc một số ví dụ hữu ích về việc chia di sản thừa kế.

Tham khảo ngay Khoá đào tạo pháp luật dành cho doanh nghiệp của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Người được hưởng di sản thừa kế gồm những ai?

Khi chia theo pháp luật rất cần xác định ai là người có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người được hưởng thừa kế theo pháp luật bao gồm:
Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Người được xem xét có thuộc hàng thừa kế được phân chia không?

Điều 613 BLDS quy định: Người thừa kế là thể nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã sinh ra và vẫn còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã có thai trước thời điểm người đó chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không phải là thể nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 660 Bộ luật dân sự quy định
Khi chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã có thai mà chưa sinh con thì phải dành phần di sản bằng phần cho những người thừa kế khác để nếu người thừa kế này còn sống lúc sinh sẽ được hưởng; nếu chết trước khi sinh thì những người thừa kế khác được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bằng hiện vật; nếu không thể chia đều hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc xác định giá trị hiện vật và người được hưởng hiện vật; nếu không đạt được thỏa thuận, sẽ được bán để chia.

5/5 - (1 bình chọn)

1 comments on “Các tình huống chia tài sản thừa kế

  1. Năm 1978, Ông Nam và bà Hạnh kết hôn với nhau và có 4 người con chung là An, Bảo, Cúc, Diệp. Gia tài của 2 ông bà có 2 ngôi nhà: ngôi nhà thứ 1 trị giá 1.200.000.000; ngôi nhà thứ 2 trị giá 900.000.000. Năm 2017 bà Hạnh viết di chúc để lại ½ trị giá ngôi nhà thứ hai cho ông Nam và ½ giá trị ngôi nhà làm từ thiện cho lớp mẫu giáo Hoa Sen. Ngôi nhà thứ nhất bà chỉ viết di chúc để lại cho 2 người con là An và Cúc. Năm 2018, bà Hạnh chết. Sau đó một năm, Ông Nam cũng qua đời. Anh (chị) hãy xác định thời điểm mở thừa kế và phân chia di sản thừa kế của hai ông bà.
    Biết rằng:
    – Lớp mẫu giá Hoa Sen đã không tồn tại ở thời điểm mở thừa kế;
    – Anh An từ chối nhận di sản của bà Hạnh.
    – Anh Bảo bị truất quyền thừa kế theo di chúc mà bà Hạnh không nói rõ lý do.
    – Tài sản riêng của ông Nam là 5 chỉ vàng có trị giá 27.900.000đ.
    Hãy trả lời giúp e với ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết