fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Hình thức hợp đồng đào tạo nghề theo quy định pháp luật?

Hợp đồng đào tạo nghề là văn bản quan trọng, thiết lập các điều khoản và cam kết giữa người học và cơ sở đào tạo, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên. Theo quy định pháp luật, hợp đồng này phải bao gồm các nội dung chính như thời gian đào tạo, chi phí, chương trình học, và các quyền lợi sau khi hoàn thành khóa học. Việc hiểu rõ các hình thức hợp đồng đào tạo nghề giúp người học và cơ sở đào tạo thực hiện đúng các quy định, tránh những tranh chấp không đáng có. Vậy cụ thể, hình thức hợp đồng đào tạo nghề theo quy định pháp luật bao gồm những gì và cần lưu ý điều gì khi ký kết? Cùng tìm hiểu về hình thức trong bài viết của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Khái niệm và phân loại hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề là hình thức pháp lý thiết lập và duy trì quan hệ học nghề. Theo Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 thì những cam kết giữa người học nghề với cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay các doanh nghiệp được gọi chung là hợp đồng đào tạo. Tuy nhiên, hợp đồng này thực chất là sự thỏa thuận giữa các bên về vấn đề đào tạo nghề. Bộ luật lao động năm 2019 thì gọi những cam kết giữa người học nghề và doanh nghiệp về quyền và nghĩa của các bên trong lĩnh vực học nghề là hợp đồng đào tạo nghề.

Theo Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014, hợp đồng đào tạo là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên và trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp Hợp đồng đào tạo nghề có thể được phân loại theo hình thức và giá trị pháp lý của nó.

Hình thức hợp đồng đào tạo nghề là?

Theo hình thức, hợp đồng đào tạo nghề được chia thành hai loại: hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản và hợp đồng đào tạo nghề bằng lời nói. Hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản có thể được sử dụng trong mọi trường hợp, không phân biệt thời hạn học nghề và bắt buộc áp dụng trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề đào tạo lại ở trong tay. Hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản phải được làm thành hai bàn nàng nhau, mỗi bên giữ một bản. Xét về tính hiệu quả và tính có căn cứ thì hợp đồng học nghề bằng lời nói có rất nhiều hạn chế so với hợp khích các bên sử dụng loại hợp đồng này và giới hạn phạm vi áp. Vì vậy, Nhà nước không khuyến dụng nó rất hạn chế.

– Theo giá trị pháp lý, hợp đồng đào tạo nghề được chia thành hai loại hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp và hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu. Hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp là loại hợp đồng đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định về điều kiện chủ thể giao kết, nguyên tắc giao kết, nội dung, hình thức của hợp đồng…

– Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu có hai mức độ: vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ. Có thể hiểu hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu từng phần khi có một hoặc một số nội dung trong hợp đồng trái luật (không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của các nội dung còn lại). Còn hợp đồng đào tạo nghề có thể bị xác định là vô hiệu toàn bộ trong trường hợp nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật (như: nghề học bị pháp luật cấm), chủ thể của hợp đồng không đáp ứng cá điều kiện luật định, vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng ….

Hình thức hợp đồng đào tạo nghề theo quy định pháp luật?
Hình thức hợp đồng đào tạo nghề theo quy định pháp luật?

Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề

Nội dung của hợp đồng đào tạo đồng đào tạo nghề đều được gọi là nội dung của hợp đồng đào tạo nghề. Nhưng nếu xét về thực chất (nội dung thực chất), hợp đồng đào tạo nghề chưa bao gồm những điều khoản tạo thành quyền và nghĩa vụ pháp của các bên trong quan hệ học nghề. Về phương diện pháp luật, Nhà nước đòi hỏi các bên khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề phải thỏa thuận đầy đủ các nội dung chủ yếu đã được quy định. Tuỳ thuộc vào cách thức tổ chức dạy và học nghề trên thực tế của từng loại cơ sở dạy nghề mà Nhà nước quy định những nội dung chủ yếu cho phù hợp. Trong những trường hợp thông thường, hợp đồng đào tạo nghề phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau.

– Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;

– Địa điểm đào tạo;

– Thời gian hoàn thành khóa học;

– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

– Thanh lý hợp đồng;

– Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung nêu trên còn có các nội dung sau đây:

– Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong

– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

– Địa điểm đào tạo;

– Thời gian hoàn thành khóa học;

– Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

– Thanh lý hợp đồng;

– Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung nêu trên còn có các nội dung sau đây:

– Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

– Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong

– Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

Như vậy, Trường hợp học nghề tại doanh nghiệp, ngoài những nội dung chủ yếu như các trường hợp thông thường, trong hợp đồng đào tạo nghề phải thoả thuận thêm nội dung về tiền lương của người học, như: mức lương trả cho người học và thời điểm bắt đầu trả trong trường hợp này người học nghề tự đóng. Thực chất sức lao động mà người học nghề phải tiêu tốn để tạo ra thu nhập mang lại doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, hao phí cho doanh nghiệp phải được bù đắp. Song, hoạt động lao động tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình tích luỹ kiến thức nghề nghiệp của người học. Vì vậy, mức lương trả cho người học nghề sẽ do các bên tự thỏa thuận pháp luật không có quy định mức cụ thể. Cụ thể hóa đối với trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, BLLĐ quy định các bên phải kí hợp đồng đào tạo nghề và nội dung hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu sau:

– Nghề đào tạo;

– Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

– Chi phí đào tạo

– Thời hạn người lao động 2m kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

– Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

– Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Giao kết hợp đồng đào tạo nghề

Điều kiện chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đào tạo nghề

– Đối với người học nghề: được thừa nhận khi cá nhân đó thỏa mãn những điều kiện nhất

Học nghề là quyền tự do của mỗi cá nhân nhưng quyền này chỉ định về tuổi đời, sức khoẻ và phạm vi tham gia quan hệ học nghề Thông thường, người học nghề phải đủ 14 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu của nghề theo học. Đủ 14 tuổi và có sức khoẻ là điều kiện để người học nghề có thể tiếp nhận được những kiến thức của nghề theo học, có khả năng nhận thức và tự chịu trách nhiệm ở mức độ nhất định khi tham gia quan hệ học nghề. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn người học nghề bắt đầu chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia quan hệ lao động, đáp ứng những điều kiện cần và đủ của NLĐ. Ở một số ngành nghề nhất định, theo danh mục do nhà nước quy định, tuổi học nghề có thể dưới 14.

Không vi phạm nghề cấm như là điều kiện đương nhiên đặt ra với người học nghề. Phạm vi cấm cần được đặt ra đối với tất cả mọi người học nghề hoặc đối với từng trường hợp cụ thể (ví dụ với những người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ không được tham gia học nghề mà những công việc cụ thể có khả năng lây nhiễm cho người khác) nhằm bảo vệ người học nghề, cơ sở dạy nghề và lợi ích chung của xã hội.

– Đối với cơ sở dạy nghề: cơ sở dạy nghề bao gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp có hoạt động dạy nghề: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các loại: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp này được tổ chức theo các loại hình sau đây:

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã  hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tư nhân hoặc cá nhân nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và nhà đầu tư nước ngoài.

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm: cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước

+ Các doanh nghiệp cũng được đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

+ Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện như: Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết; có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định; có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cấu; có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp; có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp là người đại diện cho cơ sở dạy nghề giao kết hợp đồng với người học nghề. Trong những trường hợp nhất định, cơ sở dạy nghề có thể được hưởng các chính sách ưu đãi từ phía nhà nước, như: được Nhà nước đầu tư xây dựng trường, lớp, cơ sở vật chất được giảm, miễn thuế…

Trong những trường hợp cụ thể, các cơ sở giáo dục đại học cũng có thể trở thành cơ sở dạy nghề – chủ thể trong quan hệ hợp đồng học nghề (nếu các cơ sở này có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.

– Nguyên tắc giao kết hợp đồng đào tạo nghề: Giống như các loại hợp đồng khác, việc giao kết hợp đồng học nghề phải tuân thủ các nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng và không trái pháp luật. Việc tham gia quan hệ học nghề hay không là do các bên tự quyết định bằng hành vi giao kết và thực hiện hợp đồng học nghề. Địa vị pháp lý của các bên tham gia giao kết hợp đồng học nghề là ngang nhau. Tuy nhiên, ý chí và sự bày tỏ ý chí của các bên không được trái với các quy định của pháp luật. Những vấn đề về điều kiện chủ thể, nội dung giao kết, hình thức giao kết… đều phải được đáp ứng trong quá trình các bên giao kết hợp đồng. Sự tuân thủ pháp luật vừa là điều kiện đảm bảo giá trị pháp lí của hợp đồng học nghề, đảm bảo quyền và lợi ích theo hợp đồng cho các bên, vừa bảo đảm lợi ích chung của Nhà nước, xã hội.

– Trình tự giao kết hợp đồng đào tạo nghề: Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề này nhưng cũng giống như việc giao kết các loại hợp đồng khác (lao động, dân sự…), quá trình giao kết hợp đồng đào tạo nghề thường diễn ra theo 3 bước:

Đề nghị giao kết hợp đồng; hai bên thỏa thuận các nội dung và các vấn đề có liên quan tới hợp đồng học nghề; giao kết hợp đồng. Trên thực tế, cơ sở dạy nghề thường là bên đề nghị giao kết hợp đồng, thể hiện ở việc thông báo tuyển sinh hoặc tuyển người vào học nghề để sử dụng. Nội dung của hợp đồng học nghề và những vấn đề có liên quan khác thường do cơ sở dạy nghề ấn định, trên cơ sở đó người học nghề chấp nhận hoặc có sự chỉnh sửa ở mức độ nhất định trước khi hai bên chính thức giao kết hợp đồng học nghề.

Thực hiện hợp đồng đào tạo nghề

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng đào tạo nghề. Trên thực tế, các bên thường thực hiện hợp đồng khi khoá học bắt đầu. Hiệu quả  của việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm và thái độ của cả hai bên. Chính vì vậy, ngoài việc mỗi bên thực hiện đúng và đủ các cam kết trong hợp đồng, các quy định pháp luật có liên quan thì còn phải tôn trọng lợi ích và tạo điều kiện thuận lợi cho bên kia thực hiện hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, các bên có thể thỏa thuận để thay đổi nội dung hợp đồng, tạm hoãn thực hiện hợp đồng khi cần thiết. Những vấn đề cần phải lưu ý là 1 do và thủ tục tiến hành phải đảm bảo không trái với các quy định chung của pháp luật.

Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề

Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề về thực chất là chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đã giao kết. Việc chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thường dẫn tới chấm dứt tư cách chủ thể của hai bên trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng đào tạo nghề có thể chấm dứt trong các trường hợp: hết hạn hợp đồng, khoá học kết thúc, người học nghề đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hai bên cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng… Khi hợp đồng học nghề chấm dứt, cần phải giải quyết quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên được giải quyết như thế nào phụ thuộc chủ yếu vào việc chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề hợp pháp hay trái pháp luật liên quan đến trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về các điều kiện chấm dứt hợp đồng học nghề hợp pháp và cách giải quyết hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng học nghề trái pháp luật. Chỉ có hai vấn đề được quy định liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng học nghề, đó là: trách nhiệm của cơ sở dạy nghề trong việc hoàn trả tiền học phí cho người học nghề và trách nhiệm bồi hoàn chi phí dạy nghề của người học nghề cho cơ sở dạy nghề trong một số trường hợp nhất định.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian công ty được phép ký hợp đồng đào tạo với 1 người lao động là thời gian quy định như thế nào bao lâu?

Thời hạn đào tạo là một trong những điều khoản do các bên thỏa thuận, việc đào tạo sẽ kéo dài bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, sự tự nguyện thỏa thuận của các bên. Hiện nay, pháp luật chưa giới hạn về thời gian đào tạo trong hợp đồng đào tạo giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo được ký với người lao động tối đa là bao nhiêu lần?

Hợp đồng đào tạo là hợp đồng được ký kết khi người lao động và người sử dụng lao động có nhu cầu đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp hoặc đào tạo lại để phục vụ nhu cầu cho công việc nên khi có nhu cầu đào tạo và có sự đồng thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thì có thể tiến hành ký kết hợp đồng đào tạo. Do vậy, số lần ký kết hợp đồng đào tạo giữa người sử dụng lao động và người lao động phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và sự thỏa thuận giữa người lao động và  người sử dụng lao động.

Theo quy định của luật BHXH áp dụng năm 2018 thì những người ký hợp đồng đào tạo này doanh nghiệp có bắt buộc phải tham gia BHXH cho người lao động đó không ?

Trong trường hợp này, người  lao động ký kết hợp đồng đào tạo nghề khi đang làm việc tại Doanh nghiệp thì người lao động được đào tạo theo nhu cầu của người lao động và vẫn thuộc thời hạn của hợp đồng lao động đã ký kết. Do đó, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi về BHXH theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể, người lao động có ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, do đó Doanh nghiệp có trách nhiệm bắt buộc phải nộp BHXH cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết