Sơ đồ bài viết
Giao đất là hình thức nhà nước giao đất mà mình sở hữu cho một số cá nhân, tập thể nhất định. Hiện nay có hai hình thức giao đất cơ bản là giao đất thông qua đấu giá và giao đất không thông qua đấu giá. Trong đó giao đất thông qua đấu giá là phương thức thường được sử dụng phổ biến hơn. Nhưng vẫn có những trường hợp nhà nước giao đất không thông qua đấu giá. Để sử dụng hình thức này thì người giao và người được giao phải tuân theo những quy định nhất định và có trình tự, thủ tục khá phức tạp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá mời bạn đón đọc bài viết “Giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá” dưới đây của chúng tôi.
Giao đất không thông qua đấu giá là gì?
Đấu giá là một hình thức định giá tài sản được tổ chức công khai với sự góp mặt của nhiều người có nhu cầu mua bán, cho thuê, sử dụng dịch vụ. Đối với những loại tài sản có giá trị lớn hoặc giá trị không có định mức cụ thể thì người ta thường tổ chức các phiên đấu giá để tăng giá trị của sản phẩm, đảm bảo tính công bằng minh bạch, tạo sân chơi công bằng cho những người có nhu cầu tham gia mua bán tài sản. Đấu giá cũng có những quy định cụ thể về tổ chức và có cơ quan quản lý tổ chức riêng. Người cầm cân nảy mực trong những phiên đấu giá cũng cần có những hiểu biết, kiến thức về vấn đề này. Đất đai là một trong những tài sản thường được mang ra đấu giá do có giá trị lớn và tính thay đổi giá trị qua từng năm. Những phiên đấu giá tiêu biểu có thể kể đến như giao đất, cho thuê đất, đấu giá đất thế chấp….
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2013 Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Hiện nay, pháp luật quy định 2 trường hợp lớn khi Nhà nước giao đất, bao gồm: Giao đất không thu tiền sử dụng đất; Giao đất có thu tiền sử dụng đất. Căn cứ trên pháp luật về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các chủ thể nhận quyền sử dụng đất đều là các chủ thể có đầy đủ khả năng và nhu cầu sử dụng đất.
Khi giao, cho thuê đất thông qua đấu giá thông thường ai trả giá cao hơn thì người đó được giao, được cho thuê; còn không thông qua đấu giá thì tổ chức, cá nhân chỉ phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo giá quy định nên đất được giao, cho thuê chủ yếu là đất nông nghiệp hoặc đối tượng ưu tiên.
Theo quy định của Luật đất đai 2013 giao đất không thông qua đấu giá: là việc người sử dụng đất gửi đơn xin giao đất, cho thuê đất đến UBND cấp huyện, tỉnh; căn cứ kế hoạch sử dụng đất hàng năm và nhu cầu sử dụng đất, UBND cấp có thẩm quyền sẽ quyết định giao, cho thuê đất.
Các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá
Đấu giá là hình thức giao đất phổ biến nhưng hiện nay cũng có nhiều trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đấy nhưng lại không thông qua đấu giá. Để đảm bảo tính công bằng của những hình thức giao đất này nhà nước đã quy định cụ thể các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá. Một số trường hợp phổ biến của hình thức này có thể kể đến giao đất để xây dựng các nhà ở phục vụ lời ích cộng đồng, phát triển kinh tế. Giao đất để khai thác tài nguyên, giao đất ở cho những cán bộ công chức, viên chức chuyên sang nơi làm việc mới để ổn định chỗ ở tăng gia sản xuất. Để biết cụ thể các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá thì mời bạn tham khảo những thông tin sau đây:
Theo khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013, nhà nước giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong những trường hợp sau:
– Giao đất không thu tiền sử dụng đất
– Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
– Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai
– Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản.
– Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ.
– Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền.
– Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở.
– Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở.
– Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thủ tục giao đất không thông qua hình thức đấu giá
Nếu việc giao đất thông qua hình thức đấu giá thì bạn cần tìm hiểu về thủ tục của hình thức đấu giá nhưng với những mảnh đất được giao không theo hình thức đấu giá thì bạn cần tìm hiểu thủ tục của hình thức này. Để giao đất không qua đấu giá bạn cần làm đơn xin giao đất và nộp tại phòng Tài Nguyên và Môi trường của địa phương. Cơ quan nhà nước sẽ cần một thời gian nhất định để tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra đo đạc lại thửa đất mà bạn xin giao. Sau một thời gian nếu thửa đất đủ yêu cầu và bạn đã nộp đủ các loại giấy tờ thì phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi kết quả xin giao đất cho bạn, có kết quả bạn có thể thực hiện sinh hoạt trên mảnh đất này.
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Theo khoản 1 điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, người xin giao đất, thuê đất cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ:
– Đơn xin giao đất, cho thuê đất.
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thử đất.
Phòng Tài Nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.
Trình tự thực hiện
Theo Khoản 3 điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy trình thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá gồm các bước như sau:
Bước 1: Người xin giao đất hoặc thuê đất nộp hồ sơ tại Phòng Tài Nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất cần giao hoặc cho thuê.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện các công việc như hướng dẫn người xin giao đất, thuê đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, trình UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cập nhật và chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Bước 4: Sau khi hoàn thành các công việc tại bước 3, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ trả kết quả thủ tục, bao gồm quyết định giao đất (đối với trường hợp giao đất), quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất (đối với trường hợp thuê đất), và tổ chức giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được giao đất, cho thuê đất.
Mời bạn xem thêm:
- Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không?
- Quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm như thế nào?
- Trình bày các quy định về thẩm quyền giao đất
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 điều 4 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, người xin giao đất, thuê đất cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ:
Đơn xin giao đất, cho thuê đất.
Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thử đất.
Phòng Tài Nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.
Người xin giao đất hoặc thuê đất nộp hồ sơ tại Phòng Tài Nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất cần giao hoặc cho thuê.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện các công việc như hướng dẫn người xin giao đất, thuê đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, trình UBND cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, trình UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cập nhật và chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.