fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Giảng viên đại học lương bao nhiêu?

Lương của giảng viên đại học tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình trường (công lập hay tư thục), hợp đồng lao động (viên chức hay lao động hợp đồng), và khu vực làm việc. Đối với giảng viên là viên chức tại các trường công lập, mức lương được xếp theo hệ số lương và mức lương cơ sở. Trong khi đó, giảng viên ký hợp đồng lao động với các trường đại học, cao đẳng thường thỏa thuận mức lương trực tiếp với nhà trường, và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Cùng tìm hiểu thêm về mức lương của giảng viên đại học trong bài viết “Giảng viên đại học lương bao nhiêu?” của Học viên đào tạo pháp chế ICA nhé!

Giảng viên đại học gồm những ai?

Giảng viên đại học là người thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục đại học. Theo quy định, giảng viên cần có nhân thân rõ ràng, phẩm chất và đạo đức tốt, sức khỏe đủ để thực hiện nhiệm vụ, và trình độ chuyên môn đáp ứng các yêu cầu của Luật Giáo dục đại học cũng như quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Căn cứ theo khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học 34/2018/QH14, giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học phải có nhân thân rõ ràng, phẩm chất, đạo đức tốt, đủ sức khỏe và trình độ đáp ứng quy định của pháp luật và quy chế của cơ sở giáo dục đại học.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 43/2019/QH14 quy định rằng nhà giáo giảng dạy ở các trình độ từ cao đẳng trở lên được gọi là giảng viên. Cụ thể, chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học sẽ bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, và nhu cầu sử dụng của cơ sở.

Như vậy, giảng viên đại học là những người giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học và bao gồm các chức danh từ trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính đến phó giáo sư và giáo sư.

Giảng viên là viên chức tại trường đại học, cao đẳng sư phạm

Giảng viên đại học lương bao nhiêu?

Giảng viên là viên chức tại trường đại học, cao đẳng sư phạm

Năm 2024 là năm sẽ diễn ra cải cách tiền lương, cụ thể thời điểm thực hiện cải cách là từ 01/7/2024. Do đó, lương giảng viên đại học năm 2024 sẽ được chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ nay đến hết 30/6/2024

Theo Điều 9 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT và Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT, lương giảng viên đại học là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập được xếp như sau:

  • Giảng viên cao cấp: Viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), hệ số từ 6,2 – 8,0, mức lương dao động từ 9.238.000 – 11.920.000 đồng/tháng.
  • Giảng viên chính: Viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), hệ số từ 4,4 – 6,78, mức lương dao động từ 6.556.000 – 10.102.200 đồng/tháng.
  • Giảng viên: Viên chức loại A1, hệ số từ 2,34 – 4,98, mức lương dao động từ 3.486.600 – 7.420.200 đồng/tháng.
Giảng viên đại học lương bao nhiêu?
Giảng viên đại học lương bao nhiêu?

Cụ thể, bảng lương giảng viên đại học trước 01/7/2024 như sau:

BậcHệ sốMức lương (VND)
Giảng viên cao cấp, cao đẳng sư phạm cao cấp
Bậc 16,211.160.000
Bậc 26,5611.808.000
Bậc 36,9212.456.000
Bậc 47,2813.104.000
Bậc 57,6413.752.000
Bậc 68,014.400.000
Giảng viên chính, cao đẳng sư phạm chính
Bậc 14,47.920.000
Bậc 24,748.532.000
Bậc 35,089.144.000
Bậc 45,429.756.000
Bậc 55,7610.368.000
Bậc 66,110.980.000
Bậc 76,4411.592.000
Bậc 86,7812.204.000
Giảng viên, trợ giảng, cao đẳng sư phạm
Bậc 12.344.212.000
Bậc 22.674.806.000
Bậc 33.05.400.000
Bậc 43.335.994.000
Bậc 53.666.588.000
Bậc 63.997.182.000
Bậc 74.327.776.000
Bậc 84.658.370.000
Bậc 94.988.964.000

Giai đoạn 2: Từ 01/7/2024 trở đi

Trong giai đoạn này, sẽ diễn ra cải cách toàn diện về tiền lương cho giảng viên đại học:

  • Bỏ hệ số lương, thay thế bằng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ với số tiền cụ thể.
  • Cơ cấu tiền lương bao gồm lương cơ bản + phụ cấp và cộng thêm tiền thưởng khoảng 10% tổng quỹ lương (không bao gồm phụ cấp).
  • Dự kiến mức lương mới sẽ cao hơn hoặc bằng khoảng 30% so với mức lương hiện tại.

Giảng viên đại học là người lao động

Ngoài các giảng viên là viên chức ký hợp đồng làm việc với các trường công lập và hưởng lương theo các hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng với bảng lương viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, hiện nay có nhiều giảng viên là người lao động ký hợp đồng lao động với các trường cao đẳng, đại học.

Trong trường hợp này, giảng viên hợp đồng lao động không xếp lương theo hệ số và mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng như viên chức, mà thực hiện chế độ lương, thưởng theo thỏa thuận với Hiệu trưởng các trường cao đẳng, đại học và được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động.

Khi đó, mức lương của giảng viên hợp đồng có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức lương của giảng viên là viên chức cùng giảng dạy một trình độ, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể như sau:

Khu vựcMức lương tối thiểu vùng (đồng/tháng)
Vùng I4.680.000
Vùng II4.160.000
Vùng III3.640.000
Vùng IV3.250.000

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Mức phụ cấp ưu đãi của giảng viên đại học là bao nhiêu?

Giảng viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức 25%.
Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với giảng viên trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm của các trường đại học, cao đẳng.
Riêng đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi với mức 45%.

Giảng viên tại các trường đại học công lập bao gồm mấy hạng?

Giảng viên trong các trường đại học công lập được phân làm 3 hạng bao gồm:
Giảng viên cao cấp (hạng 1)- Mã số: V.07.01.01
Giảng viên chính (hạng 2)- Mã số: V.07.01.02
Giảng viên (hạng 3) – Mã số: V.07.01.03
Mỗi hạng sẽ có những yêu cầu khác nhau về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết