Sơ đồ bài viết
Doanh nghiệp luôn quan tâm đến các quy định của pháp luật, bởi việc hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp cần tuân thủ về điều kiện cũng như là để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh hợp pháp. Người đóng vai trò liên quan đến pháp lý của doanh nghiệp lúc này chính là giám đốc pháp chế. Vậy giám đốc pháp chế là gì? Khi muốn trở thành một giám đốc pháp chế giỏi sẽ cần trải qua những bước nào? Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ chia sẻ đến bạn đọc những quy định này tại nội dung bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
Giám đốc pháp chế là gì?
Giám đốc pháp chế có tên trong tiếng anh là Chief Legal Officer – CLO; đây là chức vị quản lý cấp cao đảm nhiệm những công việc liên quan đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Giám đốc pháp chế cũng là người bảo vệ và đại diện cho doanh nghiệp trước những vấn đề pháp luật.
Tùy vào cấu trúc của từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc pháp chế sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung, một giám đốc pháp chế sẽ đảm nhận các công việc sau:
- Điều hành và quản lý bộ phận pháp chế.
- Xây dựng và đưa ra các chiến lược về pháp luật.
- Cập nhật luật, quy định mới và phổ biến luật cho nhân sự trong doanh nghiệp.
- Đưa ra lời khuyên, cố vấn pháp luật cho ban điều hành và tham gia vào thương vụ, hợp đồng, thuế.
- Tư vấn, hỗ trợ giám đốc sản xuất trong việc đảm bảo phát triển và đưa sản phẩm mới ra thị trường không gặp bất kỳ vấn đề nào về pháp lý.
- Soạn thảo hợp đồng và các văn bản do doanh nghiệp ban hành.
- Đứng ra xử lý và tìm kiếm luật sư đại diện khi xảy ra trường hợp không may gặp phải liên quan đến pháp luật có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Các kỹ năng Giám đốc pháp chế cần có?
Hiện nay có thể nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến sự trợ giúp của các vị trí liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, vị trí giám đốc pháp chế thông thường có ở các tập đoàn hoặc doanh nghiệp có quy mô lớn, liên quan nhiều đến các vấn đề pháp lý.
Theo đó, nếu đang có định hướng bản thân trở thành giám đốc pháp chế, bạn nên bắt đầu từ các vị trí thấp hơn và lên cao dần. Điều này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm thực tế cùng cái nhìn sâu sắc về các vấn đề pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp hiện nay.
Với mong muốn giúp bạn có những bước tiến vững chắc trên con đường sự nghiệp trở thành giám đốc pháp chế giỏi, Học viện đào tạo pháp chế ICA chia sẻ đến bạn một số bí quyết sau:
Hiểu rõ doanh nghiệp
Giám đốc pháp chế sẽ cần đảm bảo rằng mọi khía cạnh pháp lý của bất kỳ thỏa thuận, quy định hay tranh chấp nào đều phải được nhìn từ góc độ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, giám đốc pháp chế phải hiểu rõ về kinh tế, doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để đưa ra các chiến lược và giải pháp pháp lý hiệu quả. Giám đốc pháp chế cũng cần khéo léo vận dụng vai trò pháp lý của mình để thu về nhiều lợi ích và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trau dồi khả năng phán đoán
Khả năng phán đoá là một trong những phẩm chất quan trọng cần có ở một giám đốc pháp chế giỏi, giúp đánh giá chính xác các tác động của bất kỳ quyết định, hành động cụ thể liên quan đến vấn đề pháp lý.
Khả năng phán đoán rất khó để học được, vì thế giám đốc pháp chế cần trải nghiệm thực tế qua việc xử lý các vấn đề phức tạp, rắc rối liên quan đến quy trình kinh doanh, tranh chấp, kiện tụng,… Trải nghiệm thực tế càng nhiều, khả năng phán đoán của giám đốc pháp chế càng được trau dồi.
Đặt bản thân ở vị trí người làm kinh doanh
Có ai đó đã từng nói, là giám đốc pháp chế cho doanh nghiệp, đừng làm việc như một luật sư mà hãy làm việc như một doanh nhân. Một giám đốc pháp chế giỏi cần biết vấn đề nào cần ưu tiên, vấn đề nào quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời kịp thời cảnh báo và giải quyết vấn đề pháp lý tiềm ẩn một cách hiệu quả mà không làm mất thời gian của ban lãnh đạo.
Để có thể làm được điều này, giám đốc pháp chế cần không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, dành thời gian tiếp xúc với các nhà kinh doanh, nói chuyện với họ và hiểu rõ những mối quan hệ của họ. Có như thế bạn mới đưa ra được những chiến lược pháp lý hiệu quả mang tính chất lâu dài giống như trong kinh doanh.
Luôn tự tin nhưng hãy khiêm tốn
Trong kinh doanh, có không ít trường hợp có đôi khi ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ không ra quyết định theo lời khuyên pháp lý của giám đốc pháp chế, lúc này giám đốc pháp chế cần giữ được bình tĩnh, không nên nóng vội tranh luận chỉ vì giữ thể diện cho bản thân. Hãy đảm bảo rằng giám đốc pháp chế đã trình bày và cảnh báo rõ các vấn đề liên quan đến pháp luật cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp.
Giám đốc pháp chế có trách nhiệm bảo vệ và đại diện cho doanh nghiệp trước các vấn đề liên quan đến pháp luật. Và một giám đốc pháp chế giỏi luôn phải giữ được sự khiêm tốn, bình tĩnh khi có những vấn đề tranh chấp hay kiện tụng xảy ra.
Biết cách sử dụng nhân tài
Giám đốc pháp chế với vai trò là nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp, ngoài trau dồi khả năng cá nhân thì giám đốc pháp chế còn phải biết cách quản lý nhân sự trong bộ phận; đồng thời kết hợp sức mạnh của từng cá nhân sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh.
Nếu biết cách sử dụng và phát huy khả năng của nguồn nhân lực sẵn có sẽ giúp giám đốc dễ dàng kiểm soát, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc kết nối nhân viên và lãnh đạo cũng hiệu quả hơn. Để làm được điều này, giám đốc pháp chế cần xác định được nhiệm vụ và quyền hạn của từng nhân viên; đề xuất chính sách lương, khen thưởng rõ ràng, minh bạch; kết hợp với các phòng ban trong doanh nghiệp cùng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp; và quan trọng là trau dồi kỹ năng quản trị của mình
Luôn học hỏi kiến thức và trau dồi kinh nghiệm
Để trở thành một Giám đốc pháp chế giỏi sẽ cần có vốn kiến thức kinh doanh và pháp luật chuyên sâu, bởi chúng sẽ được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc.
Để thành công trong công việc, ngoài kiến thức chuyên môn là điều kiện đủ, giám đốc pháp chế cần phải nắm bắt nhiều thông tin liên tục, văn bản luật trong và ngoài nước; mọi biến động của thị trường đều phải nắm bắt để có sự ứng phó kịp thời. Để làm được điều này, người làm giám đốc pháp chế cần phải có bản lĩnh và tác phong chuyên nghiệp và năng động,… thì mới có được những thành công trong ngành nghề.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Năm 2023 quy định giám đốc pháp chế là gì?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Giám đốc pháp lý lãnh đạo bộ phận pháp lý, giám sát các hoạt động liên quan đến pháp lý nhằm đảm bảo được các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp. Giám đốc pháp lý còn tham gia vào quá trình ra các quyết định chiến lược.
Giám đốc pháp lý cố vấn, đưa ra các lời khuyên hữu ích về pháp luật cho ban điều hành (thường là CEO). Những lời khuyên này sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rắc rối pháp lý không cần thiết.
Ngoài những nhiệm vụ chính đã nêu ở nội dung bài viết, giám đốc pháp lý cũng sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nếu cần thiết hoặc được cấp trên yêu cầu. Giám đốc pháp lý sẽ chủ động xử lý để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp.