fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Giải quyết khiếu nại xóa tên đảng viên như thế nào?

Giải quyết khiếu nại xóa tên đảng viên là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự minh bạch và công bằng trong việc xem xét và đánh giá các khiếu nại. Quy trình này bao gồm việc thu thập bằng chứng, tiến hành thẩm tra, và đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên các quy định của Đảng. Mục tiêu là đảm bảo quyền lợi của đảng viên và giữ vững kỷ cương trong tổ chức. Hiểu rõ quy trình và các bước cần thiết trong giải quyết khiếu nại xóa tên đảng viên sẽ giúp các bên liên quan nắm rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình. Vậy cụ thể, việc giải quyết khiếu nại xóa tên đảng viên được thực hiện như thế nào và cần chú ý những gì? hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu thêm nhé!

Những trường hợp xóa tên đảng viên

Theo Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau:

  • Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;
  • Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên;
  • Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;
  • Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;
  • Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách

Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.

  • Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.
  • Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên.
  • Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.
Giải quyết khiếu nại xóa tên đảng viên như thế nào?
Giải quyết khiếu nại xóa tên đảng viên như thế nào?

Bị xóa tên khỏi Đảng có được kết nạp lại?

Theo quy định tại mục  3.5.1 Điều 4 Quy định 24-QĐ/TW thì người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng như từ 18 tuổi trở lên, qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm… Có it nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.

Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

Trong Quy định 24-QĐ/TW cũng có quy định không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do:

  • Tự bỏ sinh hoạt đảng;
  • Làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn);
  • Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;
  • Bị kết án vì tội tham nhũng;
  • Bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

Giải quyết khiếu nại về xoá tên đảng viên

Theo Khoản 3, Điều 22 Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

“Uỷ ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức; Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với hình thức kỷ luật khai trừ do cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trở xuống quyết định”.

Căn cứ quy định trên, Ban Bí thư là cấp khiếu nại cuối cùng đối với khiếu nại của đảng viên.

Nếu không đồng ý với quyết định khai trừ của cấp ủy, Đảng viên hoàn toàn có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Điều này thể hiện tính minh bạch, công bằng trong quy trình xét duyệt, đồng thời nâng cao tinh thần tự giác trong rèn luyện phẩm chất, đạo đức cũng như tác phong người Đảng viên gương mẫu.

Khoảng thời gian được khiếu nại

  • Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xoá tên, đảng viên có quyền khiếu nại với cấp uỷ cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng.
  • Cơ quan tổ chức của cấp uỷ có trách nhiệm tham mưu giúp cấp uỷ giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: Không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
  • Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: Quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xoá tên; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xoá tên của cấp uỷ đảng có thẩm quyền.
  • Việc giải quyết khiếu nại về xoá tên đối với đảng viên ở ngoài nước có quy định riêng

Xóa tên đảng viên có phải là một hình thức kỷ luật

Các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên được quy định tại Điều 35 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên bao gồm:

  • Đối với tổ chức Đảng, các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
  • Đối với đảng viên chính thức thì có các hình thức xử lý kỷ luật như sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
  • Còn đối với đảng viên dự bị thì có thể bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo.
  • Như vậy, có thể thấy rằng, việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng và mức độ vi phạm của từng Đảng viên. Cụ thể, căn cứ theo Quy định Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm thì hình thức kỷ luật đối với Đảng viên chính thức bao gồm: Đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật, phong, tặng các danh hiệu cho tổ chức đảng và đảng viên, cho đảng viên chuyển sinh hoạt đảng, miễn công tác và sinh hoạt đảng, xoá tên đảng viên, cho đảng viên ra khỏi Đảng, xác nhận tuổi Đảng cho đảng viên không đúng quy định. Do đó, căn cứ vào vào Điều lệ của Đảng cũng như các văn bản hướng dẫn thì việc xóa tên Đảng viên ra khỏi danh sách Đảng không phải là một hình thức xử lý kỷ luật mà đó là một hình thức xử lý áp dụng đối với Đảng viên có những hành vi vi phạm mà buộc phải xóa tên ra khỏi danh sách Đảng viên.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chi bộ sinh hoạt tạm thời mà toàn thể đảng viên trong chi bộ đều là đảng viên tham gia sinh hoạt đảng tạm thời thì chi bộ đó có được ra nghị quyết lãnh dạo thực hiện nhiệm vụ không? Việc biểu quyết của đảng viên sinh hoạt tạm thời thực hiện như thế nào?

Tiết 6.3.2.d, Điểm 6, Quy định số 24-QĐ/TVV ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định: “Nhiệm vụ chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp ủy cấp trên giao”.
Tiết 6.3.2.b, quy định: “Ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng; ở nơi sinh hoạt đảng tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử”.
Căn cứ vào quy định trên thì chi bộ tạm thời không được ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ; đảng viên sinh hoạt tạm thời tại chi bộ tạm thời không được biểu quyết, ra nghị quyết, ứng cử và bầu cử.

 Tổ chức cơ sở đảng là gì?

Tổ chức cơ sở đảng bao gồm chi bộ cơ sở và đảng bộ cơ sở, được xem là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

Điều kiện để trở thành đảng viên ?

Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : Thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết