fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Đề cương ôn thi môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

Đề cương ôn thi môn học Lý luận nhà nước và pháp luật là công cụ hữu ích giúp bạn chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi. Tài liệu này tổng hợp các câu hỏi và chủ đề quan trọng, giúp bạn hệ thống hóa kiến thức về các nguyên lý cơ bản của nhà nước và pháp luật. Việc ôn tập theo đề cương không chỉ giúp bạn nắm vững các khái niệm chủ chốt mà còn cải thiện khả năng phân tích và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Tham khảo ngay trong bài viết sau của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Đề 1:

Phần I. Chọn một đáp án đúng nhất và làm bài vào tờ giấy thi (4 điểm)

Câu 1: Giai đoạn nào cần phải làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật

A. Phân tích tình tiết của vụ việc

B. Ra văn bản áp dụng pháp luật

C. Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật

D. Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng

Câu 2: Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự thể hiện

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

B. Tính quy phạm phổ biến

C. Tính bắt buộc

D. Tính được bảo đảm bằng nhà nước

Câu 3: Năng lực hành vi của cá nhân được thừa nhận bởi

A. Tổ chức

B. Pháp luật

C. Chính cá nhân

D. Tất cả đáp án đều sai

Câu 4: Quy phạm pháp luật là

A. Quy tắc cộng đồng mang tính bắt buộc

B. Những quy tắc xử sự do cá nhân tự đặt ra

C. Những quy tắc xử sự do tổ chức đặt ra

D. Quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành

Câu 5: Pháp nhân là

A. Tập thể

B. Cá nhân

C. Chủ thể đáp ứng điều kiện luật định

D. Tổ chức hợp pháp

Câu 6: Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế có nghĩa là sự thống nhất

A. Trong xây dựng và thực hiện pháp luật

B. Của pháp luật

C. Trong hoạt động của nhà nước

D. Về lãnh thổ

Câu 7: Tìm điểm giống nhau giữa hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

A. Được quy định trong một văn bản

B. Tính hệ thống

C. Có cùng số ngành luật

D. Bộ luật là thành phần

Câu 8: Hình thức pháp luật nào thường gắn với việc thực hiện quy phạm trao quyền

A. Áp dụng pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Câu 9: Chọn đáp án phù hợp với trách nhiệm pháp lý

A. Cơ sở thực tế là vi phạm pháp luật

B. Là chế tài

C. Chỉ áp dụng với người từ đủ 18 tuổi trở lên

D. Là sự thực hiện cưỡng chế

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng với chế tài

A. Chế tài là hình phạt cho hành vi vi phạm

B. Chế tài chính là cưỡng chế

C. Là biện pháp dự kiến áp dụng cho hành vi vi phạm

D. Là việc thực hiện biện pháp cưỡng chế của nhà nước

Phần II. Nhận định và giải thích (4 điểm)

  1. Quy pháp pháp luật khác với quy phạm xã hội ở tính quy phạm phổ biến.
  1. Nội dung quy phạm cấm yêu cầu chủ thể phải thực hiện hành vi hành động.
  2. Áp dụng pháp luật là quá trình tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật.
  3. Hành vi hợp pháp, hành động có thể là sự kiện pháp lý.

Phần III. Tự luận (2 điểm)

So sánh phương pháp điều chỉnh bình đẳng thỏa thuận và quyền uy phục tùng?

Đề 2:

Phần I. Chọn một đáp án đúng nhất và làm bài vào tờ giấy thi (3 điểm)

Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin thì Nhà nước không phải là hiện tượng bất biến nghĩa là

A. Nhà nước sẽ tiêu vong

B. Nhà nước không thay đổiC. Nhà nước luôn vận động và phát triển theo sự thay đổi của điều kiện kinh

tế – xã
hội

D. Nhà nước không tồn tại mãi mãi

Đề cương ôn thi môn học Lý luận nhà nước và pháp luật
Đề cương ôn thi môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

Câu 2: Chức năng nhà nước mang tính chủ quan vì chức năng của nhà nước

A. Do điều kiện kinh tế xã hội quy định

B. Xuất phát từ bản chất nhà nước

C. Quyết định ý chí của giai cấp cầm quyền

D. Tất cả đều sai

Câu 3: Đặc trưng cơ bản của cơ quan nhà nước là

A. Được thành lập trên cơ sở pháp luật

B. Thực hiện quyền lực theo thẩm quyền luật định

C. Bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước

D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước XHCN phản ánh

A. Bản chất dân chủ của nhà nước XHCN

B. Sự thống nhất về mặt tư tưởng của sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước

C. Để cao dân chủ trực tiếp trong tổ chức và bộ máy nhà nước

D. Tính khoa học tuyệt đối trong tổ chức và bộ máy nhà nước

Câu 5: Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt nghĩa là

A. Quyền lực nhà nước là loại quyền lực duy nhất trong xã hội

B. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng áp đặt ý chí đối với toàn xã hội

C. Nhà nước chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị

D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Vai trò của bộ phận quy định trong quy phạm pháp luật là

A. Mô hình hóa ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật

B. Bảo đảm tính hợp lý của quy phạm pháp luật

C. Xác định phạm vi tác động của quy phạm pháp luật

D. Tất cả đều sai

Câu 7: Quy phạm pháp luật cấm thường thiếu

A. Bộ phận giả định
B. Bộ phận chế tài
C. Bộ phận quy định
D. Có thể một trong ba bộ phận trên

Câu 8: Giải thích pháp luật thông thường xuất hiện ở

A. Hoạt động xây dựng dự thảo luật

B. Hoạt động sửa đổi luật

C. Hoạt động áp dụng pháp luật

D. Tất cả a,b,c

Câu 9: Quan hệ pháp luật không thể hình thành nếu thiếu

A. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật

B. Quy phạm pháp luật

C. Sự kiện pháp lý

D. Tất cả a,b,c

Câu 10: Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố

A. Phản ánh lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được

B. Do pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật

C. Cả A và B

D. Tất cả đáp án đều sai

Phần II. Nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích ngắn gọn tại sao (4 điểm)

  1. Chức năng nhà nước quy định bản chất nhà nước.
  2. Áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục lỗ hổng của pháp luật.
  3. Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không thể trở thành chủ thể của
    vi phạm pháp luật.
  4. Vi phạm pháp luật có thể là một loại sự kiện pháp lý

Phần III. Tự luận (3 điểm)

  1. Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
    tư sản.
  2. Chọn một trong hai câu sau:
    a. Tại sao nói áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?
    b. Trình bày vấn đề hiệu lực thời gian của văn bản quy phạm pháp luật.

Đề 3:

Phần I. Chọn một đáp án đúng nhất và làm bài vào tờ giấy thi (4 điểm)

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với tính chất của cơ quan đại diện và lập pháp

A. Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện.

B. Cơ quan lập pháp không là cơ quan đại diện.

C. Cơ quan lập pháp và cơ quan đại diện là một.

D. Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp.

Câu 2: Cơ quan nhà nước nào thích hợp với chức năng bảo vệ pháp luật:

A. Tòa án

B. Chính phủ

C. Quốc hội

D. Nguyên thủ quốc gia

Câu 3: Nhà nước liên minh là

A. Một loại của hình thức cấu trúc nhà nước.

B. Sự liên kết giữa các nhà nước.

C. Một dạng đặc biệt của nhà nước liên bang.

D. Liên minh giữa các cơ quan nhà nước.

Câu 4: Nội dung nào không phải là đặc điểm của quyền lực trong xã hội thị tộc

A. Quyền lực có mục đích vì toàn thể xã hội

B. Quyền lực thực hiện một cách dân chủ

C. Quyền lực có tính giai cấp

D. Quyền lực do cư dân tự tổ chức và thực hiện

Câu 5: Chọn nội dung không đúng với cách thức hình thành nhà nước theo quan điểm Marxit

A. Sự thỏa thuận giữa các công dân trong xã hội

B. Thông qua các hoạt động xây dựng, bảo vệ các công trình trị thủy.

C. Thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược, cai trị.

D. Thông qua quá trình hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Câu 6: Mức độ thể hiện tính giai cấp của nhà nước tùy thuộc vào

A. Hình thức cấu trúc nhà nước

B. Bộ máy nhà nước

C. Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước

D. Mức độ mâu thuẫn giai cấp

Câu 7: Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì

A. Không thể hiện bản chất của giai cấp bị trị

B. Thể hiện bản chất giai cấp bị bóc lột

C. Không thể hiện bản chất giai cấp

D. Thể hiện bản chất giai cấp thống trị

Câu 8: Chức năng của nhà nước là những mặt (phương diện) hoạt động

A. Của nhà nước nhằm điều hòa lợi ích giai cấp và duy trì trật tự xã hội.

B. Của nhà nước nhằm duy trì sự thống trị về giai cấp.

C. Cơ bản của nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và ổn định.

D. Cơ bản của nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội.

Câu 9: Thu thuế dưới dạng bắt buộc là việc

A. Nhà nước buộc các chủ thể trong xã hội phải đóng góp tài chính.

B. Dùng vũ lực đối với các cá nhân tổ chức trong việc thu thuế.

C. Các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng thuế cho nhà nước.

D. Nhà nước kêu gọi các cá nhân tổ chức đóng góp tài chính.

Câu 10: Nội dung nào không phổ biến với việc hình thành nguyên thủ quốc gia

A. Được bổ nhiệm

B. Do nhân dân bầu ra

C. Thế tập (cha truyền, con nối)

D. Do Quốc hội bầu ra

Phần II. Nhận định và giải thích (4 điểm)

  1. Thẩm quyền là một trong những yếu tố căn bản để phân biệt cơ quan nhà nước với
    tổ chức xã hội.
  1. Đặc trưng của chế độ đại nghị là nghị viện không thể thành lập và giải tán chính
    phủ.
  2. Nhà nước tư bản chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nhà
    nước nửa nhà nước.
  3. Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất.

Phần III. Tự luận (2 điểm)

Chứng minh rằng, khi chức năng của nhà nước có thay đổi thì bộ máy có thể thay đổi?

Đăng ký nhận ngay trọn bộ đề cương ôn thi môn học Lý luận nhà nước và pháp luật trong link: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.