fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tư pháp quốc tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn tư pháp quốc tế là tài liệu quan trọng dành cho sinh viên luật và những người nghiên cứu về tư pháp quốc tế. Bộ câu hỏi được thiết kế khoa học, bám sát chương trình học, giúp bạn ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống pháp lý phức tạp. Với hệ thống câu hỏi đa dạng và đáp án chi tiết, tài liệu này sẽ hỗ trợ bạn nắm vững những nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi, kiểm tra.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tư pháp quốc tế

Câu 1. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là 

A. Các quan hệ PL dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

B. Các quan hệ PL dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự

C. Các quan hệ PL dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài

D. Các quan hệ PL dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Câu 2. Các nguyên tắc cơ bản của Tư pháp quốc tế là

A. Tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lí của các chế độ sở hữu

B. Không phân biệt đối xử trong quan hệ tư pháp quốc tế; Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia

C. Nguyên tắc có đi có lại

D. Tất cả các phương án trên

Câu 3. Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm:

A. Nguồn pháp luật quốc gia

B. Nguồn pháp luật quốc tế

C. Cả A và B

Câu 4. Trong các loại nguồn của Tư pháp quốc tế thì thứ tự ưu tiên áp dụng thế nào?

A. Pháp luật quốc gia, tập quan quốc tế, án lệ , ĐƯQT

B. Pháp luật quốc gia, ĐƯQT, tập quán quốc tế, án lệ

C. ĐƯQT, Pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế

Câu 5. Pháp luật quốc tế bao gồm:

A. Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế

B. Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ quốc tế

C. Điều ước quốc tế, án lệ quốc tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tư pháp quốc tế
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tư pháp quốc tế

Câu 6. Theo Tư pháp quốc tế, “Phương pháp điều chỉnh trực tiếp” được hiểu là gì ?

A. Nhất thể hoá các quy phạm pháp luật tố tụng, cách thức giải quyết các vụ kiện của từng nước, định rõ các quyền và nghĩa vụ tố tụng có yếu tố nước ngoài.

B. Tạo lập các quy phạm pháp luật cụ thể, cách thức giải thích pháp luật riêng cho từng nước, định rõ các quyền và nghĩa vụ áp dụng cho quan hệ phát sinh.

C. Nhất thể hoá các quy phạm pháp luật thực chất, cách thức giải quyết các vấn đề pháp luật của từng nước, định rõ các quyền và nghĩa vụ thống nhất.

D. Tạo lập các quy tắc, quy phạm xung đột của một nước, áp dụng pháp luật của nước được pháp luật trong nước dẫn chiếu/ áp dụng.

Câu 7. Theo Tư pháp quốc tế, “Phương pháp điều chỉnh gián tiếp” được hiểu là gì ?

A. Tạo lập các quy phạm pháp luật cụ thể, cách thức giải thích pháp luật riêng cho từng nước, định rõ các quyền và nghĩa vụ áp dụng cho quan hệ phát sinh.

B. Nhất thể hoá các quy phạm pháp luật thực chất, cách thức giải quyết các vấn đề pháp luật của từng nước, định rõ các quyền và nghĩa vụ thống nhất.

C. Tạo lập các quy tắc, quy phạm xung đột của một nước, áp dụng pháp luật của nước được pháp luật trong nước dẫn chiếu/ áp dụng.

D. Nhất thể hoá các quy phạm pháp luật tố tụng, cách thức giải quyết các vụ kiện của từng nước, định rõ các quyền và nghĩa vụ tố tụng có yếu tố nước ngoài.

Câu 8. Tư pháp quốc tế có những phương pháp điều chỉnh đặc thù nào ?

A. Phương pháp điều chỉnh trực tiếp, Phương pháp mệnh lệnh, Phương pháp thương lượng.

B. Phương pháp điều chỉnh trực tiếp, Phương pháp điều chỉnh gián tiếp.

C. Phương pháp mệnh lệnh, Phương pháp thương lượng, phương pháp xung đột.

D. Phương pháp điều chỉnh gián tiếp, Phương pháp thương lượng trực tiếp.

Câu 9. Phương thức áp dụng Điều ước quốc tế tại Việt Nam?

A. Áp dụng trực tiếp và gián tiếp

B. Chỉ áp dụng trực tiếp

C. Chỉ áp dụng gián tiếp

Câu 10. Tình huống nào sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế?

A. A là Việt kiều Mỹ (có hai quốc tịch (Việt Nam và Mỹ) xin đăng kí kết hôn với B là nữ công dân Việt Nam tại Việt Nam

B. A là người Việt đăng kí kết hôn với B quốc tịch Việt Nam, đám cưới tổ chức ở nước ngoài.

C. Quan hệ hợp đồng giữa hai thương nhân Việt Nam tại Việt Nam.

Câu 11. Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc của Tư pháp quốc tế?

A. Nguyên tắc có đi có lại

B. Nguyên tắc Tôn trọng sự bình đẳng về mặt pháp lí của các chế độ sở hữu

C. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Câu 12. Câu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế

B. Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài.

C. Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh tư pháp quốc tế.

D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 13. Phương pháp điều chỉnh đặc thù của Tư pháp quốc tế là phương pháp nào ?

A. Phương pháp xung đột.

B. Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng.

C.Phương pháp mệnh lệnh quyền uy.

D. Phương pháp tự định đoạt.

Câu 14. Chức năng của quy phạm pháp luât xung đột? 

A. Điều chỉnh trực tiếp các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

B. Xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

C. Giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

D. Điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự của các bên khi có xảy ra tranh chấp.

Câu 15. Các căn cứ để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự theo pháp luật Việt Nam?

A. Chủ thể, căn cứ xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ dân sự, đối tượng của quan hệ dân sự.

B. Cá nhân, căn cứ xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ dân sự, đối tượng của quan hệ dân sự.

C.Cá nhân, căn cứ xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ dân sự, tài sản của quan hệ dân sự.

D.Chủ thể, căn cứ xác lập, chấm dứt quan hệ dân sự, đối tượng của quan hệ dân sự.

Câu 16: Theo Tư pháp quốc tế, “Xung đột luật” được hiểu là gì ?

A. Là trường hợp hai hay nhiều hệ thống pháp luật tố tụng của hai hoặc nhiều nước khác nhau cùng lúc có thể được áp dụng để giải quyết một vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể.

B. Là trường hợp hai hay nhiều hệ thống pháp luật của hai hoặc nhiều nước khác nhau mâu thuẫn, đối lập nhau trong điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể.

C. Là trường hợp hai hay nhiều văn bản quy phạm pháp luật của cùng một nước có quy định mâu thuẫn, đối lập nhau trong điều chỉnh một nhóm quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể.

D. Là trường hợp hai hay nhiều hệ thống pháp luật của hai hoặc nhiều nước khác nhau cùng lúc có thể được áp dụng để điều chỉnh một nhóm quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể.

Câu 17: Năng lực pháp luật dân sự của công dân nước ngoài tại Việt Nam được xác định như thế nào?

A. Tùy thuộc pháp luật của nước mà bị đơn có quốc tịch.

B. Theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài cư trú.

C. Theo pháp luật của nước nhận được đơn kiện.

 D.Theo pháp luật của nước mà người nước ngoài có quốc tịch.

Câu 18: Theo Tư pháp quốc tế, “quy phạm xung đột” được hiểu là gì ?

A. Là loại quy phạm pháp luật chỉ xác định pháp luật nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh.

B. Là loại quy phạm pháp luật chỉ rõ quyền và nghĩa vụ pháp luật cụ thể cần phải áp dụng cho một nhóm quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh.

C. Là loại quy phạm kỹ thuật xác định rõ các quy tắc cần phải áp dụng để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế cụ thể đã phát sinh.

D. Là loại quy phạm pháp luật chỉ xác định chính sách pháp luật cần phải áp dụng để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh.

Tham gia ngay khóa học tìm hiểu môn Tư pháp quốc tế online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để trang bị kiến thức nền tảng về các vấn đề pháp lý quốc tế, quyền lợi của công dân và tổ chức trong môi trường toàn cầu. Khóa học được thiết kế bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, giúp bạn dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ các quy định pháp luật quốc tế. Đăng ký ngay để mở rộng hiểu biết và nâng cao kỹ năng pháp lý của bạn trong bối cảnh hội nhập quốc tế!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Trình bày nguyên tắc “luật nơi có tài sản” trong Tư pháp quốc tế?

Nguyên tắc “luật nơi có tài sản” (lex rei sitae) quy định rằng các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của nơi tài sản đó tọa lạc. Nguyên tắc này thường áp dụng trong các trường hợp tranh chấp quyền sở hữu tài sản, các giao dịch mua bán tài sản, hoặc thừa kế tài sản ở nước ngoài.

Phân tích các điều kiện để một bản án của nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam?

Để một bản án của nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam, cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, cụ thể là:
Có hiệu lực pháp luật: Bản án, quyết định của tòa án nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật tại quốc gia nơi bản án được ban hành.
Không vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam: Nội dung bản án không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hoặc vi phạm trật tự công cộng.
Có hiệp định hoặc nguyên tắc tương trợ tư pháp: Việt Nam và quốc gia có bản án phải có hiệp định về tương trợ tư pháp hoặc nguyên tắc có đi có lại trong việc công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự.
Quyền tài phán hợp pháp: Tòa án nước ngoài phải có thẩm quyền xét xử theo quy định của pháp luật nước ngoài và không thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam.
Thực hiện đúng thủ tục tố tụng: Bản án nước ngoài phải được tuyên bởi tòa án có thẩm quyền và quá trình tố tụng phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết