Bạn đang tìm kiếm Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 3 để ôn tập và kiểm tra kiến thức? Bài viết này tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm quan trọng, bám sát nội dung môn Pháp luật đại cương, giúp bạn hệ thống hóa kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Cùng tham khảo ngay!
Link tham khảo khóa học Pháp luật đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 3
Câu 1: Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của?
A. Tổ chức tôn giáo
B. Giai cấp thống trị
C. Nhà nước và xã hội
D. Nhân dân
Câu 2: Đề cập về mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, khẳng định nào sau đây là sai?
A. Đó là mối quan hệ giữa cơ sở thượng tầng và hạ tầng kiến trúc
B. Pháp luật tác động đến kinh tế theo hướng tích cực hoặc tiêu cực
C. Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật
D. Pháp luật có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ đến kinh tế
Câu 3: Pháp luật công khai quy định về chế độ bóc lột nô lệ, thể hiện sự bất bình đẳng giữa chủ nô và nô lệ, đây là đặc điểm của kiểu pháp luật nào?
A. Pháp luật chủ nô
B. Pháp luật phong kiến
C. Pháp luật tư sản
D. Bao gồm các đáp án
Câu 4: Pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền tự do dân chủ của nhân dân; hạn chế sự bóc lột, bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Đây là đặc điểm của kiểu pháp luật nào?
A. Pháp luật chủ nô
B. Pháp luật phong kiến
C. Pháp luật tư sản
D. Các đáp án đều sai
Câu 5: Pháp luật quy định đẳng cấp trong xã hội và đặc quyền, đặc lợi của địa chủ, phong kiến. Đây là đặc trưng của kiểu pháp luật nào?
A. Pháp luật chủ nô
B. Pháp luật phong kiến
C. Pháp luật tư sản
D. Pháp luật XHCN
Câu 6: Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: …..là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật?
A. Kiểu pháp luật
B. Hình thức pháp luật
C. Hình thức Nhà nước
D. Hình thức văn bản
Câu 7: Kiểu pháp luật và hình thức pháp luật là hai khái niệm?
A. Giống nhau
B. Khác nhau
C. Đối lập nhau
D. Tương tự nhau
Câu 8: Hiện nay Việt Nam áp dụng hình thức pháp luật nào?
A. Tập quán pháp
B. Văn bản luật
C. Văn bản quy phạm pháp luật
D. Án lệ pháp
Câu 9: Việc phân định kiểu pháp luật là dựa trên cơ sở?
A. Hình thái kinh tế – xã hội và bản chất Nhà nước
B. Hình thái kinh tế – xã hội
C. Kiểu Nhà nước
D. Hình thức Nhà nước
Câu 10: Kiểu pháp luật….. thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa hai cấp đối kháng trong xã hội, công khai thừa nhận nô lệ không phải là công dân, họ là tài sản của…..?
A. Phong kiến – giai cấp địa chủ
B. Tư sản – giai cấp thống trị
C. Chủ nô – giai cấp phong kiến
D. Chủ nô – giai cấp chủ nô
Câu 11: Trong lịch sử xã hội đã tồn tại các hình thức pháp luật sau?
A. Tập quán pháp
B. Án lệ pháp
C. Tiền lệ pháp
D. Các đáp án đều sai
Câu 12: Trong lịch sử xã hội đã tồn tại các hình thức pháp luật sau?
A. Tập quán pháp
B. Văn bản quy phạm pháp luật
C. Tiền lệ pháp
D. Bao gồm các đáp án
Câu 13: Hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội và quy định thành cách xử sự chung là hình thức pháp luật nào sau đây?
A. Tập quán pháp
B. Văn bản quy phạm pháp luật
C. Tiền lệ pháp
D. Tiền lệ pháp và tập quán pháp
Câu 14: Nhận định nào sau đây là sai khi đề cập về tập quán pháp?
A. Tập quán pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội và quy định thành cách xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện
B. Hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất là tập quán pháp
C. Tất cả các tập quán đều trở thành pháp luật
D. Hiện nay hình thức tập quán pháp được sử dụng hạn chế tại một số nước
Câu 15: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Tập quán pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận một số tập quán lưu truyền trong xã hội và quy định thành cách xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện
B. Hình thức tập quán pháp được sử dụng nhiều trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa
C. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất
D. Hình thức tiền lệ pháp còn gọi là án lệ pháp
Câu 16: Việc Nhà nước thừa nhận một số quyết định của cơ quan hành chính và cơ quan xét xử trước đây làm mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra về sau gọi là hình thức pháp luật nào?
A. Luật lệ pháp
B. Tiền lệ pháp
C. Văn bản quy phạm pháp luật
D. Tương tự pháp
Câu 17: Khẳng định nào sau đây sai khi đề cập về hình thức tiền lệ pháp?
A. Tiền lệ pháp là hình thức Nhà nước thừa nhận một số quyết định của cơ quan hành chính và cơ quan xét xử trước đây làm mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra về sau
B. Hiện nay hình thức tiền lệ pháp được áp dụng phổ biến ở một số nước như Anh, Mỹ, Việt Nam
C. Hạn chế của hình thức tiền lệ pháp là dễ tạo ra sự tùy tiện khi xử lý vi phạm
D. Việc áp dụng án lệ pháp phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ
Câu 18: Hình thức pháp luật này ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia vì nó khắc phục được những hạn chế của các hình thức pháp luật khác và có tính rõ ràng, cụ thể, được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, đó là?
A. Tiền lệ pháp
B. Văn bản quy phạm pháp luật
C. Văn bản luật
D. Tập quán pháp
Câu 19: Đáp án nào sau đây không thuộc kiểu pháp luật chủ nô?
A. Bộ luật Hammurabi
B. Quốc triều hình luật
C. Bộ luật Manu
D. Luật Đôra công
Câu 20: Trong các bộ luật nổi tiếng sau thuộc kiểu pháp luật chủ nô, bộ luật nào hoàn thiện nhất?
A. Bộ luật Hammurabi của Nhà nước CHNL Babilon
B. Bộ luật Manu của Nhà nước CHNL Ấn Độ
C. Luật mười hai bảng của Nhà nước CHNL La Mã
D. Luật Đôra công của Nhà nước CHNL Hy Lạp
Câu 21: Để bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện, Nhà nước có những biện pháp nào?
A. Biện pháp về mặt kinh tế
B. Biện pháp về mặt tổ chức
C. Biện pháp cưỡng chế Nhà nước
D. Bao gồm các đáp án
Câu 22: Các đáp án sau đều là quy phạm pháp luật, ngoại trừ?
A. Nghị quyết của Quốc hội
B. Quyết định của Chủ tịch nước
C. Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
D. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
Câu 23: Các đáp án sau đều là quy phạm pháp luật, ngoại trừ?
A. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
B. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính
C. Điều lệ Hội Cựu chiến binh
D. Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Câu 24: Các đáp án sau đều là quy phạm pháp luật, ngoại trừ?
A. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
B. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tp. Hồ Chí Minh
C. Nghị quyết của Đảng Cộng sản
D. Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Câu 25: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ….. do ….. ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các …..?
A. Bắt buộc chung – Nhà nước – quan hệ pháp luật
B. Bắt buộc – Nhà nước – quan hệ xã hội
C. Bắt buộc chung – Quốc hội – quan hệ xã hội
D. Bắt buộc chung – Nhà nước – quan hệ xã hội
Câu 26: Những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định, các quy tắc đó gọi là?
A. Quy phạm luật pháp
B. Vi phạm pháp luật
C. Quy phạm pháp luật
D. Văn bản pháp luật
Câu 27: Quy phạm pháp luật tồn tại trong xã hội nào?
A. Xã hội có giai cấp
B. Xã hội có Nhà nước
C. Các đáp án đều đúng
D. Xã hội có tư hữu
Câu 28: Quy phạm pháp luật là?
A. Quy tắc xử sự chung tồn tại từ xã hội nguyên thủy đến nay để điều chỉnh các quan hệ xã hội
B. Các quy phạm xã hội được lưu truyền từ xưa đến nay để điều chỉnh các quan hệ xã hội
C. Quy tắc được hình thành dựa trên nhận thức về các quy luật tự nhiên, điều chỉnh mối quan hệ giữa người và máy móc
D. Những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định
Câu 29: Quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội?
A. Là hai khái niệm đồng nhất
B. Hoàn toàn giống nhau
C. Hoàn toàn khác nhau
D. Vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau
Câu 30: Trong xã hội có giai cấp, quy phạm nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối với việc duy trì trật tự xã hội?
A. Quy phạm tập quán
B. Quy phạm tôn giáo
C. Quy phạm pháp luật
D. Quy phạm đạo đức
Mời bạn xem thêm: