Sơ đồ bài viết
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Thương mại 2 là tài liệu hữu ích dành cho sinh viên luật và những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Bộ câu hỏi được xây dựng một cách chi tiết, bám sát nội dung chương trình học, giúp bạn nắm vững kiến thức và tự tin trong các kỳ thi. Với đa dạng các dạng câu hỏi và đáp án kèm theo, tài liệu này là công cụ tuyệt vời để ôn tập, kiểm tra kiến thức, và nâng cao kỹ năng tư duy pháp lý trong môn Luật Thương mại 2.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật thương mại 2
Câu 1: A, B, C, D, E là các cá nhân thỏa thuận góp vốn thành lập Công ty TNHH Ánh Dương có trụ sở tại quận ĐĐ, TP Hà Nội. Năm 2013 trong khi Hội đồng thành viên họp để bàn việc giải thể và chia tài sản của Công ty X, giữa các thành viên đã phát sinh tranh chấp. A và B quyết định khởi kiện C, D, E ra Toà án. Đơn kiện có thể gửi đến?
a. Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao.
b. Toà án nhân dân quận HBT, TP Hà Nội.
c. Toà án nhân dân quận ĐĐ, TP Hà Nội.
d. Toà án nhân dân TP Hà Nội.
Phương án đúng là: Toà án nhân dân TP Hà Nội. Vì Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: Tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án Điểm a Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Điểm b Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
Câu 2: Bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ có liên quan đến hàng hóa cho bên mua theo thỏa thuận?
a. Phương thức thỏa thuận.
b. Tại địa điểm thỏa thuận
c. Trong thời hạn
d. Cả a,b,c đều đúng
Phương án đúng là: Cả a,b,c đều đúng. Vì Căn cứ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Câu 3: Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa khi :
a. Tất cả phương án trên.
b. Trong mọi trường hợp.
c. Bên mua đã biết về khiếm khuyết đó.
d. Khiếm khuyết đã có trước khi thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua.
Phương án đúng là: Khiếm khuyết đã có trước khi thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua. Vì Căn cứ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Câu 4: Bên mua có quyền ngừng thanh toán khi?
a. Tất cả phương án trên.
b. Hàng hóa không là đối tượng bị tranh chấp
c. Hàng được giao phù hợp với hợp đồng.
d. Có bằng chứng bị lừa dối
Phương án đúng là: Có bằng chứng bị lừa dối. Vì Căn cứ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Câu 5: Bị coi là giao hàng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng khi:
a. Cả b và c là 2 phương án đúng
b. Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng cùng chủng loại.
c. Đúng như hàng mẫu.
d. Được bảo quản, đóng gói đúng quy cách thông thường.
Phương án đúng là: Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng cùng chủng loại. Vì Căn cứ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Câu 6: Các bên có thể thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng kinh doanh thương mại là bao nhiêu?
a. Không quá 15% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
b. Không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
c. Không quá 10% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
d. Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Phương án đúng là: Không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Câu 7: Các bên có thể thỏa thuận tối đa mức phạt vi phạm hợp đồng đối với hợp đồng kinh doanh thương mại là bao nhiêu?
a. Không quá 15% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
b. 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
c. Không quá 10% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
d. Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Phương án đúng là: 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Vì Điều 301 và Điều 266 Luật Thương mại năm 2005.
Câu 8: Các chủ thể không có quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại?
a. Thương nhân kinh doanh dịch vụ
b. Thương nhân trực tiếp tham gia
c. Thương nhân gián tiếp tổ chức
d. Thương nhân không gián tiếp tổ chức.
Phương án đúng là: Thương nhân gián tiếp tổ chức.
Câu 9: Các chủ thể nào dưới đây có quyền trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật thương mại Việt Nam, chọn phương án trả lời đúng nhất?
a. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
b. Thương nhân nước ngoài
c. Thương nhân Việt Nam và chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
d. Chỉ có thương nhân Việt Nam
Phương án đúng là: Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Câu 10: Các Tổ chức Trọng tài thương mại hoạt động như:
a. Tổ chức chính trị xã hội.
b. Cơ quan tài phán thuộc tổ chức của tòa án nhân dân
c. Cơ quan tài phán phi nhà nước.
d. Cơ quan tài phán thuộc chính phủ.
Phương án đúng là: Tổ chức chính trị xã hội. Vì Căn cứ Điều 24 và Điều 27 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Trung tâm trọng tài hoạt động như một tổ chức xã hội nghề nghiệp được hoạt động khi được Bộ Tư pháp cấp giấy phép.
Câu 11: Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng khi?
a. Có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế.
b. Có thiệt hại vật chất xảy ra.
c. Có thiệt hại vật chất xảy ra và có thỏa thuận trong hợp đồng về việc bồi thường thiệt hại.
d. Có hành vi vi phạm hợp đồng và có thiệt hại vật chất xảy ra.
Phương án đúng là: Có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế.
Câu 12: Chị A ký hợp đồng mua căn hộ để ở thuộc khu chung cư cao cấp đang được thi công của chủ đầu tư là Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà HN. Chị A đã giao một khoản tiền là 200 triệu đồng cho công ty HN để đảm bảo sẽ được giao căn hộ ngay khi hoàn thành khu chung cư. Biện pháp bảo đảm trên là:
a. Đặt cọc.
b. Thế chấp.
c. Tín chấp.
d. Cầm cố.
Phương án đúng là: Đặt cọc.
Câu 13: Chuyển rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa từ bên bán sang bên mua trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định?
a. Khi hàng hóa đã giao cho bên mua
b. Khi hàng hóa giao cho bên vận chuyển
c. Khi bên mua nhận đủ các chứng từ sở hữu hàng hóa.
d. Khi bên bán nhận đủ tiền hàng.
Phương án đúng là: Khi hàng hóa đã giao cho bên mua. Vì Căn cứ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Câu 14: Chuyển rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa từ bên bán sang bên mua trong trường hợp không có địa điểm xác định?
a. Khi hàng hóa chuyển đến tận nơi cư trú của bên mua
b. Khi người mua thanh toán đủ tiền
c. Khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
d. Khi người mua có đủ chứng từ sở hữu hàng hóa
Phương án đúng là: Khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. Vì Căn cứ quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Khám phá ngay khóa học tìm hiểu Luật Thương mại 2 online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm bắt kiến thức sâu rộng về các quy định pháp luật thương mại trong nước và quốc tế. Tham gia khóa học, bạn sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có cơ hội thực hành với các bài tập tình huống thực tế và dễ dàng hoàn thành khóa học với hiệu quả cao. Đăng ký ngay để nâng cao hiểu biết pháp luật và tự tin hơn trong sự nghiệp!
Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-2?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm:
- Một số bài tập luật thương mại (có đáp án)
- Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật thương mại 1
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật thương mại 1
Câu hỏi thường gặp:
Trong Luật Thương mại, các nguyên tắc cơ bản bao gồm: tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong giao dịch thương mại, và tuân thủ pháp luật.
Giải thích nguyên tắc tự do kinh doanh:
Nguyên tắc này cho phép các doanh nghiệp và cá nhân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, đối tác kinh doanh, và các hình thức tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quyền tự do này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhà nước, tổ chức, cá nhân khác.
Hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự đều là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại có một số đặc điểm khác biệt so với hợp đồng dân sự thông thường:
Chủ thể của hợp đồng thương mại: Thường là các thương nhân hoặc tổ chức kinh doanh, trong khi hợp đồng dân sự có thể được ký kết giữa bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
Mục đích của hợp đồng thương mại: Nhằm mục đích lợi nhuận và thực hiện các hoạt động kinh doanh, còn hợp đồng dân sự chủ yếu liên quan đến các quyền và nghĩa vụ dân sự không có mục đích kinh doanh.
Tính chất rủi ro: Hợp đồng thương mại thường có tính rủi ro cao hơn, do liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại trong thị trường biến động.
Thủ tục giải quyết tranh chấp: Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thương mại thường được giải quyết nhanh chóng thông qua tòa án kinh tế hoặc trọng tài thương mại, thay vì các tòa án dân sự như hợp đồng dân sự.