fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật thương mại 1

Khám phá bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Thương mại 1 – công cụ hoàn hảo giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi. Bộ câu hỏi này được thiết kế đặc biệt để phản ánh các chủ đề quan trọng của môn học, từ hợp đồng thương mại đến quy định pháp lý về giao dịch. Với những câu hỏi đa dạng và bám sát chương trình học, bạn sẽ dễ dàng ôn tập và nắm vững nội dung một cách nhanh chóng. Hãy tận dụng bộ câu hỏi này để nâng cao điểm số và tự tin hơn trong kỳ thi Luật Thương mại 1!

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật thương mại 1

1.Theo luật TM Việt Nam 2005, tiêu chí để xác định một thương nhân là: 

    1. Hoạt động thương mại thường xuyên
    2. Hoạt động thương mại độc lập
    3. có đăng ký kinh doanh
    4. Cả 3 đáp án trên

    2. Chọn đáp án đúng nhất về hoạt động thương mại

    1. Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại.
    2. Là các hoạt động bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
    3. Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

    3. Đối tượng nào dưới đây không phải là thương nhân?

    1. Doanh nghiệp Logistics.
    2. Tổ chức phi thương mại.
    3. Cá nhân buôn bán hàng hóa có đăng ký kinh doanh.

    4. Thương nhân nước ngoài là gì? Chọn đáp án đúng nhất.

    1. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài.
    2. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài và được pháp luật nước ngoài công nhận.
    3. Là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

    5. Tập quán thương mại là:

    1. Phong tục tập quán thương mại tại một vùng
    2. Thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại
    3. Cả hai đáp án trên

    6. Hoạt động thương mại gồm những hoạt động nào? Chọn đáp án đúng nhất.

    1. Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
    2. Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại.
    3. Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và đại lý thương mại.

    7. A mua một lô hàng của B nhưng khi giao hàng thì B lại giao dư số lượng cho A, nếu A nhận thì số hàng dư được tính giá như thế nào? Chọn đáp án đúng nhất.

    1. Giá theo hợp đồng.
    2. Giá theo thỏa thuận.
    3. a hoặc b.
    Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật thương mại 1
    Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật thương mại 1

    8. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và….

    1. các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
    2. Logistic
    3. Trung gian thương mại

    9. Tôi sinh sống ở khu vực biên giới của nước ta và Trung Quốc, thường xuyên mua bán hàng hóa với cư dân Trung Quốc vùng biên giới. Vậy cho tôi hỏi: Việc mua bán hàng hóa đó của tôi có phải là mua bán hàng hóa quốc tế hay không?

    1. Không

    10…….là nguồn quan trọng điều chỉnh các giao dịch thương mại

    1. Luật thương mại
    2. Các luật chuyên ngành về hoạt động thương mại
    3. Bộ luật Dân sự

    11. Hoạt động thương mại phải được diễn ra 

    1. trên thị trường và do thương nhân thực hiện 
    2. thị trường 
    3. theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

    12. Hoạt động thương mại ra đời….. so với hành vi dân sự 

    1. sau 
    2. cùng thời điểm 
    3. trước 

    13. Đối tượng của hợp đồng trong kinh doanh thương mại

    1. hàng hóa và dịch vụ 
    2. hàng hóa 
    3. dịch vụ 

    14. Giao kết hợp đồng trong kinh doanh thương mại

    1. quá trình các bên đàm phán giao kết hợp đồng kinh doanh thương mại
    2. các bên ký hợp đồng kinh doanh thương mại
    3. cả 2 đều sai

    15. Hàng hóa là đối tượng của mua bán hàng hóa phải

    1. Có thể lưu thông
    2. Có tính hợp pháp
    3. Có thể lưu thông và có tính hợp pháp

    16. Hành vi thương mại phụ thuộc

    1. hành vi có tính thương mại đối với một bên nhưng đối với bên kia lại là hành vi dân sự
    2. là hành vi và xét về bản chất là dân sự nhưng hành vi đó loại do thương nhân thực hiện trong khi hành nghề hay do nhu cầu nghề nghiệp
    3. là hành vi mà xét về bản chất nó đã mang tính thương mại

    17. Hành vi thương mại thuần túy là:

    1. là hành vi xét về bản chất nó đã mang tính thương mại
    2. là hành vi có tính thương mại đối với một bên nhưng đối với bên kia lại là hành vi dân sự
    3. là hành vi do thương nhân thực hiện

    18. Hoạt động thương mại là hoạt động diễn ra trên thị trường nhằm mục đích

    1. thỏa mãn sở thích 
    2. trao đổi 
    3. tìm kiếm lợi nhuận

    19. Văn phòng đại diện không được

    1. thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại 
    2. không được thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam
    3. cả hai đáp án trên

    20. ….. chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam

    1. Bộ Thương mại
    2. Bộ Tài chính
    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    Đáp án

    Chương IX: Pháp luật về mua bán hàng hóa

    21. Bên bán…… chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua đã biết hoặc phải biết tại thời điểm giao kế

    1. buộc phải
    2. không phải
    3. tùy thuộc thỏa thuận

    22. Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và….

    1. làm thủ tục chuyển quyền sở hữu 
    2. bảo hành 
    3. nhận thanh toán

    23. Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và….

    1. quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận
    2. quyền sở hữu hàng hóa theo quy định pháp luật
    3. quyền sở hữu hàng hóa

    24. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết của hàng hóa sau thời điểm…

    1. Chuyển rủi ro
    2. Thanh toán
    3. giao kết xong

    25. Mục đích thông thường của bên bán là 

    1. lợi nhuận 
    2. trao đổi theo nhu cầu 
    3. tùy thuộc vào ý chí của chủ thể 

    26. Hoạt động mua bán có thể chia thành mua bán…… và mua bán…….

    1. hàng hóa /dịch vụ
    2. tài sản dân sự /hàng hóa thương mại
    3. kiếm lời/ không kiếm lời

    27. Nếu hàng hóa giao cho bên mua không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền ……

    1. yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng và bồi thường thiệt hại 
    2. từ chối nhận
    3. yêu cầu bồi thường thiệt hại

    28. Hoạt động mua bán là phương thức chủ yếu để dịch chuyển tài sản và…… từ chủ thể này sang chủ thể khác

    1. quyền sở hữu 
    2. quyền chiếm hữu 
    3. quyền sử dụng

    29. Để thực hiện mua bán hàng hóa qua sở giao dịch các bên cần thỏa thuận trước về loại hàng hóa trong tương lai và

    1. phải trong danh mục hàng hóa được phép mua bán qua sở giao dịch và được sở giao dịch chấp nhận được
    2. phải đăng ký quỹ giao dịch theo quy định của sở giao dịch
    3. phải được sở giao dịch chấp nhận

    30. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng 

    1. bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
    2. bằng văn bản 
    3. Tùy thỏa thuận giữa các bên 

    31. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức 

    1. xuất khẩu, nhập khẩu
    2. tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu
    3. Cả hai đáp án trên

    32. Quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện bởi

    1. Chủ tịch Quốc Hội
    2. Tổng Bí thư
    3. Thủ tưởng Chính phủ

    33. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

    1. do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật quy định bắt buộc bằng văn bản
    2. văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản
    3. văn bản bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập thành hành vi cụ thể

    34. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo hình thức trả góp hàng hóa thuộc sở hữu của

    1. Bên mua
    2. Bên bán
    3. Bên bán đến khi bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

    35. Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho

    1. Bên bán
    2. Bên mua
    3. tùy vào thỏa thuận

    36. Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền 

    1. Bắt buộc nhận hàng
    2. nhận hoặc không nhận hàng
    3. Từ chối nhận hàng

    37. Trong trường hợp hợp đồng có …………….thì rủi ro về hàng hóa được chuyển cho bên mua từ thời điểm hàng hóa được giao tại địa điểm đó 

    1. địa điểm giao hàng xác định 
    2. điều khoản về địa điểm giao hàng 
    3. địa điểm giao hàng

    38. Chuyển khẩu hàng hóa là việc ………… từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

    1. mua hàng
    2. vận chuyển
    3. nhập khẩu 

    Khóa học tìm hiểu môn Luật Thương mại 1 online được thiết kế để cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Luật Thương mại. Chương trình học bao gồm các chủ đề như hợp đồng thương mại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch thương mại, và các quy định pháp lý liên quan. Khóa học giúp học viên hiểu rõ hơn về luật điều chỉnh hoạt động thương mại và áp dụng vào thực tiễn.

    Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-1?ref=lnpc

    Mời bạn xem thêm:

    Câu hỏi thường gặp:

    Tại sao cần phải có điều khoản bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại?

    Điều khoản bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại cần thiết để:
    Bảo vệ quyền lợi: Đảm bảo bên bị thiệt hại có quyền nhận bồi thường nếu bên còn lại không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
    Khuyến khích thực hiện hợp đồng: Tạo động lực cho các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình.
    Giảm thiểu rủi ro: Xác định rõ trách nhiệm bồi thường khi có vi phạm, giúp các bên dự đoán và quản lý rủi ro tốt hơn trong giao dịch thương mại.

    Trong trường hợp nào một hợp đồng thương mại có thể bị tuyên bố vô hiệu?

    Một hợp đồng thương mại có thể bị tuyên bố vô hiệu trong các trường hợp sau:
    Hợp đồng vi phạm pháp luật: Nếu nội dung hợp đồng vi phạm các quy định của pháp luật, hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
    Thiếu khả năng hành vi: Nếu một hoặc nhiều bên trong hợp đồng không có khả năng hành vi theo quy định của pháp luật.
    Thiếu sự đồng thuận: Nếu các bên không có sự đồng thuận thực sự về nội dung hợp đồng hoặc bị lừa dối, ép buộc khi ký kết hợp đồng.

    Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam là gì?

    Quyền và nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam bao gồm:
    Nghĩa vụ:Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, kiểu dáng và thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng.
    Cung cấp chứng từ chứng minh quyền sở hữu hàng hóa (nếu có).
    Đảm bảo hàng hóa không bị lỗi và đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
    Quyền:Nhận thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng.
    Được yêu cầu bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc nhận hàng đúng hạn.

    Đánh giá bài viết

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    .
    .
    .
    Sơ đồ bài viết