fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định môn Luật hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Bạn đang tìm kiếm câu hỏi nhận định môn Luật Hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế để ôn tập hiệu quả? Đây là nhóm tội phạm liên quan đến các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh tế, ảnh hưởng đến trật tự quản lý nhà nước. Bài viết này sẽ cung cấp hệ thống câu hỏi nhận định giúp bạn nắm vững kiến thức, phân tích đúng – sai theo quy định pháp luật, từ đó chuẩn bị tốt cho kỳ thi Luật Hình sự. Cùng khám phá ngay!

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Câu hỏi nhận định môn Luật hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

1. hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.

=> Nhận định này Sai.

Trong tội Cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đọat tài sản thì ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản trong hành vi khách quan của các tội này còn có hành vi: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, hành vi khác làm nạn nhân bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, bắt cóc con tin,…

2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

=> Nhận định này Sai.

Nếu là rừng trồng của hộ cá nhân, gia đình tổ chức thì là đói tượng tác động của tội phạm sở hữu.

3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.

=> Nhận định này Đúng.

Ví dụ như giấy tờ có giá mà hưu danh, vật là các vật chất trong tự nhiên, vật có tính năng đặc biệt (ma tuý, súng,…) , vật mà chủ sở hữu đã vứt bỏ,… thì sẽ không là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu.

4. Từ chối giao trả lại tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu nhiên có được là hành vi chiếm đoạt tài sản.

=> Nhận định này Sai.

Vì Tài sản ngẫu nhiên có được nếu không có yêu cầu được nhận lại tài sản của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm thì không là hành vi chiếm đoạt tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 176

5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Nếu hành vi đe doạ dùng vũ lực nói trên không ngay tức khắc. Có nghĩa là chưa mạnh về cường lực cũng như ngay tức khắc về thời gian thì có thể là hành vi khách quan của tội Cưỡng đoạt tài sản

Cơ sở pháp lý: Điều 170

6. hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều 168 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều 168 BLHS) được áp dụng khi một người có mục đích cướp tài sản còn tình tiết làm chết người chỉ là do vô ý – Đây là trường hợp hỗn hợp lỗi.

Còn câu nhận định, nói rằng chủ thể đã có hành vi giết người (cố ý) rồi sau đó mới nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì khi này sẽ phạm hai tội: Tội giết người và tội cướp tài sản.

7. hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ tác động đến người đang quản lý tài sản.

=> Nhận định này Sai.

Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản phải nhằm vào con người: có thể là chủ tài sản, người đang quản lý tài sản, người bảo vệ tài sản, hoặc bất kỳ ai mà người phạm tội cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình.

8. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản.

=> Nhận định này Sai.

9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Cần xem xét lỗi đối với từng hành vi.

Tình tiết định khung tăng nặng TNHS “dẫn đến hậu quả chết người” (khoản 4 Điều 168 BLHS) được áp dụng khi một người có mục đích cướp tài sản còn tình tiết làm chết người chỉ là do vô ý – Đây là trường hợp hỗn hợp lỗi.

Còn câu nhận định, nói rằng chủ thể đã có hành vi giết người (cố ý) rồi sau đó mới nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì khi này sẽ phạm hai tội: Tội giết người và tội cướp tài sản.

10. Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) chỉ là quan hệ sở hữu.

=> Nhận định này Sai.

Câu 1.

11. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) .

=> Nhận định này Đúng.

Nếu Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản, mà ngay tức khắc làm người đó tê liệt về ý chí, không thể chống cự được (dấu hiệu này phải nhanh chóng về thời gian và sức mạnh liệt của hành vi đe doạ) thì sẽ là hành vi khách quan của Tội cướp tài sản.

12. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà do lợi dụng tình trạng không thể ngăn cản của người đó thì sẽ cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

13. hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.

=> Nhận định này Sai.

Thông thường, người phạm tội có tâm lý muốn che dấu hành vi phạm tội của mình đối với mọi người kể cả người không có trách nhiệm quản lý tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài sản của mình trước người không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc công khai này không ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản của họ.

Thứ hai, hành vi khách quan của Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 là hành vi chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách lén lút, bí mật đối với người quản lý tài sản.

Câu hỏi nhận định môn Luật hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Câu hỏi nhận định môn Luật hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Cần xem xét có biểu hiện gian dối là vào thời điểm nào. Nếu người phạm tội có được tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở hợp đồng rồi sau đó mới có các biểu hiện gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 175 BLHS.

15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Nếu người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên sau đó đến hạn mà họ không có khả năng chi trả cũng không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì đó không phải là tội phạm mà là quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự.

16. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp đồng vay tài sản chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Vì Nếu ngừoi thực hiện hành vi vay tài sản mà lúc nhận tài sản họ đã đưa ra có thông tin sai sự thật, hoặc bằng những thủ đoạn nào (đưa ra Hồ sơ nhà đất giả, giấy phép lái xe giả,…) làm cho nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản thì sẽ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

17. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Phải có yêu cầu nhận lại tài sản từ chủ sở hữu, người quản lý,…

18. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) được coi là hoàn thành vào thời điểm chủ thể ngẫu nhiên chiếm hữu được tài sản.

=> Nhận định này Sai.

Câu 17

19. Mọi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Vì dấu hiệu cấu thành của Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS) thì yêu cầu người phạm tội phải có mục đích cụ thể đó là “vì vụ lợi” mà thực hiện hành vi đó. Nếu không thì sẽ không cấu thành tội phạm này.

20. Các trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS) .

=> Nhận định này Đúng.

21. Mọi trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Cần căn cứ ý chỉ chủ quan của người phạm tội và phương thức thực hiện hành vi phạm tội là mong muốn tài sản đó mất giá trị sử dụng, thì dù trên thực tế tài sản đó vẫn còn khả năng sử sụng thì hành vi này được coi là huỷ hoại tài sản.

Ví dụ: A mua 1 lít xăng về tưới lên chiếc xe SH của B sau đó châm lửa đốt nhưng do được mọi người kịp thời phát hiện đã dập tắt được ngọn lửa, chiếc xe chỉ bị cháy lớp vỏ nhựa bên ngoài, thiệt hại là 2 triệu đồng, Chiếc xe chưa bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khẳ năng phục hồi nhưng xét hành vi của A là muốn huỷ hại chiếc xe nên A phạm Tội cố ý huỷ hoại tài sản.

22. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên do vô ý là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

PLHS quy định tội xâm phạm sở hữu nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chủ tài sản đối với tài sản của họ. Nếu chủ sở hữu, người đang quản lý, bảo vệ tài sản giá trị từ 50 trịêu đồng trở lên vô ý tự gây thiệt hại cho tài sản của mình thì sẽ không có tội phạm.

(Vật có tính năng đặc biệt, những vật có sẳn trong tự nhiên, vật phải chưa bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu,…)

23. Chủ thể phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 BLHS) chỉ là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước.

=> Nhận định này Sai.

Vì ngoài “người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước” thì Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Còn có các hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì lúc này chỉ thể không còn là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước.

Mà có thể là người có chức vụ quyền hạn trong quản lý tài sản, hoặc người có nhiệm vụ bảo quản bảo vệ (bảo vệ xí nghiệp,…) , người có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài sản đã được giao để sử dụng (lái xe được giao ô tô,…)

24. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Đối tượng của các tội xâm pham sở hữu là tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá vô danh) . Tiền giả không được xem là tài sản. Nên không không là đối tượng của các tội phạm về sơ hữu.

Hành vi trên sẽ phạm Tội lưu hành tiền giả Điều 207.

25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Vì nếu mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới để rồi buôn bán thì sẽ cấu thành tội Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) .

26. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) .

=> Nhận định này Sai.

Nếu hàng hoá, tiền tệ, kim khí quý đá quý là đối tượng tác động của tội phạm khác thì sẽ không cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) .

Ví dụ: vận chuyển trái phép chất ma tuý không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàn trữ trái phép sẽ cấu thành tội Vận chuyển trái phép chất ma tuý Điều 250.

27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.

=> Nhận định này Sai.

Hàng hoá có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt từ mức 70% trở xuống so với tiếu chuẩn chất lượng đã đăng ký công bố hoặc ghi trên bao bì hàng hoá, nhãn thì mới là hàng giả.

VD: hàng hoá có hàm lượng chất đạt 80% so với chỉ chiêu chất lượng thì không xem là hàng giả (hàng kém chất lượng) mặc dù hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 4 NĐ 08/2013.

28. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS) .

=> Nhận định này Đúng.

Nếu hàng cấm thuộc trường hợp Điều 248, 251, 253,…

Cơ sở pháp lý: Điều 190 BLHS.

29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều 192, 193, 194, 195 BLHS.

=> Nhận định này Sai.

Hàng giả có hai loại là: hàng giả nội dung và hàng giả hình thức.

Hàng giả nội dung là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều 192, 193, 194, 195 BLHS.

Hàng giả về hình thức sẽ là đối tượng tác động của tội phạm được quy định tại điều 226 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.