fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 3 (có đáp án)

Bạn muốn nâng cao kiến thức môn Luật Hiến pháp một cách hiệu quả? “Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 3 (có đáp án)” là tài liệu cần thiết dành cho bạn. Với hệ thống câu hỏi đúng sai kèm đáp án chi tiết, bài viết giúp bạn ôn tập trọng tâm, rèn luyện kỹ năng phân tích và chuẩn bị tự tin cho kỳ thi. Đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp cận nguồn tài liệu hữu ích này để đạt kết quả cao trong học tập!

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hiến Pháp: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 3 (có đáp án)

1. Các bản hiến pháp không thể tồn tại dưới dạng bất thành văn, bởi vì hiến pháp là đạo luật gốc của mỗi quốc gia.

Sai – Hiến pháp có thể tồn tại dưới dạng bất thành văn, như trường hợp của Hiến pháp Vương quốc Anh, không nhất thiết phải là văn bản cụ thể.

2. Bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử ra đời ngay sau cuộc cách mạng Tư sản dành thắng lợi (cách mạng Tư sản Anh năm 1640).

Sai – Bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787), không phải ngay sau Cách mạng Tư sản Anh năm 1640.

3. Chỉ có Quốc hội mới thực hiện giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.

Sai – Việc giám sát thực hiện Hiến pháp và pháp luật không chỉ do Quốc hội thực hiện, mà còn có sự tham gia của các cơ quan khác như Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhân dân.

4. Cách mạng tư sản là nguyên nhân trực tiếp cho sự ra đời của các bản hiên pháp đầu tiên trong lịch sử.

Đúng – Cách mạng tư sản là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của các bản hiến pháp đầu tiên.

5. Hiến pháp điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Sai – Hiến pháp chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, chủ yếu liên quan đến tổ chức nhà nước và quyền, nghĩa vụ công dân, không điều chỉnh toàn bộ các quan hệ xã hội.

6. Nhà nước, pháp luật và Hiến pháp đều có cùng cơ sở tồn tại và nguôn gốc xuất hiện.

Đúng – Nhà nước, pháp luật và Hiến pháp đều có cùng nguồn gốc xuất hiện từ nhu cầu quản lý xã hội.

7. Viện trưởng viện kiểm sát các cấp do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Sai – Viện trưởng Viện Kiểm sát các cấp do Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, không phải Chủ tịch nước.

8. Các bản hiến pháp XHCN không còn mang bản chất giai cấp.

Sai – Các bản Hiến pháp XHCN vẫn mang bản chất giai cấp, phản ánh ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

9. Sự bình đẳng của công dân đựoc thể hiện hai mặt đó là: quyền và nghĩa vụ.

Đúng – Sự bình đẳng của công dân được thể hiện qua hai mặt: quyền và nghĩa vụ, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng.

10. Hiến Pháp là đạo luật duy nhất ở Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.

Sai – Hiến pháp không phải là đạo luật duy nhất quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mà còn có các luật chuyên ngành khác như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 3 (có đáp án)
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 3 (có đáp án)

11. Chính phủ đựoc ban hành pháp lệnh, nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.

12. Các quốc gia đã xác định quốc tịch nguyên thủy theo nguyên tắc huyết thống thì không thể xác định theo nguyên tắc lãnh thổ và ngược lại.

14. Quốc hội quyết định đặc xá.

15. Vấn đề cải cách và hoàn thiện Bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề trung tâm là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

16. Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam về đối nội và đối ngoại.

17. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát là tập trung dân chủ, kết hợp với chế độ thủ trưởng.

18. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua hình thức Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách để nhà nước thể chế hoá thành pháp luật.

19. Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước nên trong cơ cấu của Chính phủ không có chức danh thủ tướng Chính phủ.

20. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngày càng được hoàn thiện qua các giai đoạn lịch sử.

21. Trẻ em có quốc tịch Việt nam vì bị bỏ rơi được tìm thấy  trên lãnh thổ Việt Nam, nếu khi đến dưới 15 tuổi mà tìm thấy cha mẹ của nó thì đứa trẻ đó đương nhiên mất quốc tịch Viện nam.

22. Hiến pháp 1992, đã giới hạn quyền giám sát của Viện kiểm sát chỉ trong phạm vi các hoạt động Tư pháp.

24. Trưởng ban của các ban Hội đồng nhân dân co thể đồng thời thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.

25. Chỉ có Quốc hội mới thẩm quyền quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

26. Sự xuất hiện các bản Hiến pháp đầu tiên của mỗi nhà nước đều là kết quả keo theo của một cuộc đấu tranh giai cấp.

27. Đại biểu quốc hội chỉ bị khởi tố hình sự trường hợp phạm tội quả tang.

28. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp do viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

29. Các ban của Hội đồng nhân dân được hình thành ở các cấp hành chính.

30. Các thành viên trong Chính phủ bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội.

31. Trẻ em là công dân Việt nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì thôi quốc tịch Việt nam.

32. Toà chuyên trách của Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

33. Phiên họp của Uỷ ban nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất.

34. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.

35. Chủ tich nước chỉ có một nhiệm vụ và quyền hạn là nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại.

36. Các nhà nước Quân chủ lập hiến, Hiến pháp không được xây dựng trên nguyên tắc của học thuyết “tam quyền phân lập”, vì các nhà nước này vân còn tồn tại nhà vua.

37. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong mọi trường hợp, công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì phải có thời gian thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên.

38. Hiến pháp thật sự là sản phẩm trí tuệ của các nhà lập hiến, công việc riêng của các vị dân biểu.

39. Các văn bản pháp luật có hiệu lực dưới luật đều không được xem là nguồn của Luật Hiến pháp.

40  – Hoạt động Nghị án tại phiên tòa thì kiểm sát viên có quyền tham gia biểu quyết.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.