Sơ đồ bài viết
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật Hình sự 1 là tài liệu quan trọng giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi. Đề cương này thường bao gồm các chủ đề cơ bản của Luật Hình sự như nguyên tắc chung, các loại tội phạm, hình phạt, và quy trình tố tụng. Việc nắm vững các câu hỏi trong đề cương không chỉ giúp củng cố hiểu biết về các quy định pháp lý mà còn hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích và áp dụng luật vào các tình huống cụ thể. Đây là bước chuẩn bị cần thiết để đạt kết quả cao trong kỳ thi môn Luật Hình sự 1.
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật hình sự 1
Câu 1. So sánh phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. Cho ví dụ minh hoạ.
Giống nhau:
Đều thực hiện hành vi với mục đích đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức.
Trong hai trường hợp này, chủ thể không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp thiết thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Khác nhau:
Tiêu chí | Phòng vệ chính đáng | Tình thế cấp thiết |
Căn cứ | Theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015. | Theo Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015. |
Nguồn gây ra nguy hiểm | Chỉ do con người gây ra. | Do nguyên nhân bất kỳ: do con người, do súc vật, do thiên tai,… |
Phạm vi | Phòng vệ chính đáng được gây thiệt hại cho người đang tấn công một cách cần thiết để ngăn chặn được, ngăn chặn có hiệu quả sự tấn công. | Người hành động trong tình thế cấp thiết chỉ được gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa, vì bản chất của tình thế cấp thiết là hy sinh một lợi ích nhỏ để cứu một lợi ích lớn hơn, Vì vậy, nếu lợi ích bị hy sinh mà bằng hoặc lớn hơn lợi ích cần bảo vệ thì hành động này sẽ không có ý nghĩa. |
Ví dụ | Ông A đang lái xe máy trên đường thì bị hai tên cướp chặn đường, một tên dùng dao đâm vào ngực ông. Ông A đã chống trả, đạp ngã tên cướp, làm hắn gãy chân. Hành động của ông A có thể xem là phòng vệ chính đáng. Vì nếu không chống trả, có khả năng ông A bị đâm chết. | Để cứu một ngôi nhà đang cháy, có thể đập tường để xe chữa cháy đi vào để chữa cháy. |
Câu 2. So sánh lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Cho ví dụ minh hoạ
Giống nhau:
Đều là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm
Bao gồm: lý trí và ý chí
Người phạm tội đều nhận thức rõ được hành vi của mình là nguy hiểm và thấy trước hậu quả của hành vi đó.
Khác nhau:
Tiêu chí | Lỗi cố ý trực tiếp | Lỗi cố ý gián tiếp |
Khái niệm | Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra. | Là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm, thấy trước hậu quả của hành vi đó xảy ra, tuy không mong muốn những vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. |
Lý trí (nhận thức) | Nhận thức rõ hành vi là nguy hiểm, thấy rõ hậu quả do hành vi gây ra (tất yếu, có thể). | Nhận thức hành vi là nguy hiểm, thấy hậu quả do hành vi gây ra (có thể). |
Ý chí (điều khiển) | Mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả trùng với mục đích. | Không mong muốn những vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. |
Ví dụ | A thấy B đi cùng người yêu của mình, nảy sinh ghen tuông nên A muốn giết B, A về nhà lấy dao, chém liên tiếp B, làm B chết. | Ruộng nhà A có nhiều chuột, A chăng dây điện trần để bảo vệ ruộng, chị B đi làm đồng về, qua ruộng nhà A, bị điện giật chết. |
Ý nghĩa của việc so sánh giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp là trong việc định tội danh.
Câu 3: So sánh giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và giai đoạn tội phạm hoàn thành. Cho ví dụ minh hoạ.
Giống nhau:
Xét trong thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả.
Đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Khác nhau:
Tiêu chí | Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành | Phạm tội hoàn thành |
Khái niệm | Là giai đoạn người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng vì nguyên nhân khách quan mà hậu quả đó không xảy ra. | Là giai đoạn mà hành vi của người phạm tội đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. |
Dấu hiệu | Thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan.Thực hiện được những hành vi cần thiết cho rằng để đạt được hậu quả những hậu quả đó không xảy ra hoặc không theo mong muốn của người phạm tội.Không thực hiện tội phạm đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài mong muốn của người phạm tội. | – Hành vi của người phạm tội đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. |
Phạm vi trách nhiệm hình sự | Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. | Mọi hành vi phạm tội hoàn thành về nguyên tắc đều phải chịu trách nhiệm hình sự. |
Mức độ chịu trách nhiệm hình sự | Quy định tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015. | Áp dụng theo quy định tại từng điều luật của tội phạm cụ thể. |
Ví dụ | A định giết B, A cầm dao nhọn đâm 3 nhát liên tiếp vào ngực B nhằm cho B chết. Thấy B gục xuống nằm im, tin rằng B đã chết A mới bỏ đi. Tuy nhiên do được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên B may mắn không chết. | A định giết B, A cầm dao nhọn đâm lịa lịa vào B, khiến B chết. |
Câu 4: Thế nào là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt? Cho ví dụ.
Tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là tình tiết phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể so với trường hợp bình thường.
Tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là tình tiết làm chuyển cấu thành tội phạm cơ bản sang cấu thành tội phạm tăng nặng.
Tình tiết tăng nặng định khung hình phạt được quy định cụ thể tại các điều luật thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng.
Cần có sự phân biệt giữa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 với tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
Ví dụ: Điểm i khoản 1 Điều 5 là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và điểm g khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015 là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
Nếu người phạm tội biết rõ nạn nhân là người dưới 16 tuổi, người có thai, người già yếu, thì sẽ áp dụng theo điểm g khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015.
Còn trong trường hợp không biết, thì sẽ áp dụng theo điểm i khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015.
Câu 5: Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm. Cho ví dụ minh hoạ.
Bất cứ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếp nhận biết được. Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được như: Hành vi khách quan của tội phạm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,…).
Hành vi khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm là yếu tố quan trọng nhất của mặt khách quan của tội phạm, không có hành vi thì tất cả những yếu tố khác như hậu quả, phương tiện, công cụ, phương pháp phạm tội,… không có ý nghĩa gì cả.
Hành vi khách quan của tội phạm có 3 đặc điểm sau đây:
Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan thể hiện ở chỗ hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.
Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí.
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự.
Ví dụ: Hành vi bóp cổ để giết người.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội – khách thể của tội phạm.
Bao gồm: Hậu quả vật chất và hậu quả phi vật chất.
Ví dụ: Ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc phải có để cấu thành tội phạm (đối với tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất) mặc dù dấu hiệu này không được thể hiện trong cấu thành tội phạm. Về nguyên tắc, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình nếu giữa hành vi đó và hậu quả của tội phạm có mối quan hệ nhân quả.
Ví dụ: Do mâu thuẫn từ trước, A đã cầm dao đến nhà B, đâm 3 nhát liên tiếp vào người B, khiến B chết. Chính hành vi của A dẫn đến cái chết của B, có thể thấy giữa hành vi và hậu quả có mối liên hệ với nhau.
Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội:
Bao gồm: Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội,…
Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi môn Luật Hình sự 1, việc ôn tập hiệu quả là rất quan trọng. Đề cương ôn thi môn Luật Hình sự 1 sẽ giúp bạn làm quen với các câu hỏi chủ chốt và nắm vững các kiến thức cơ bản. Nếu bạn muốn hệ thống hóa và nâng cao hiểu biết của mình một cách bài bản, hãy tham gia khóa học tìm hiểu Luật Hình sự 1 Online của Học viện đào tạo pháp chế ICA. Khóa học này được thiết kế đặc biệt để cung cấp kiến thức sâu rộng và chi tiết về Luật Hình sự, giúp bạn tự tin và sẵn sàng cho kỳ thi. Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao kỹ năng và kiến thức pháp lý của mình!
Link đangw ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm:
- Bộ câu hỏi nhận định đúng sai môn Công pháp quốc tế
- Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật hành chính
- Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 2
Câu hỏi thường gặp:
Nhận định này Sai. Bộ luật hình sự là do quốc hội ban hành, Quy định tội phạm và hình phạt => Bộ luật hình sự là Đạo luật hình sự. (Đạo luật hình sự là văn bản pháp luật do quốc hội ban hành, qui định tội phạm và hình phạt).
Nhận định này Đúng. Luật hình sự Việt Nam coi tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất mà chỉ là dấu hiện biểu hiện về mặt hình thức pháp lí của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội – dấu hiệu cơ bản của tội phạm.
Nhận định này Đúng. Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự, các nhóm tội phạm sau đây được định nghĩa như sau: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”.