Sơ đồ bài viết
Bố cục của văn bản pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và truyền đạt thông tin pháp luật một cách hiệu quả. Để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, và dễ hiểu cho mọi người, có những nguyên tắc cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật. Bố cục của văn bản theo quy định thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nghị định 34/2016/NĐ-CP
Văn bản pháp luật là gì?
Văn bản pháp luật là nền tảng quan trọng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Chúng là sản phẩm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp, và phải tuân thủ các nguyên tắc về thẩm quyền, hình thức, trình tự và thủ tục theo quy định. Điều này đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả của hệ thống pháp luật.
Mỗi văn bản pháp luật đều mang trong mình sự uy quyền của cơ quan ban hành và có tính bắt buộc chung đối với tất cả các công dân và thực thể trong lãnh thổ quốc gia. Nội dung của những văn bản này phải được xây dựng cẩn thận và phải tuân thủ những quy định cụ thể, nhằm đảm bảo rằng chúng thể hiện đầy đủ ý đồ và mục tiêu của pháp luật.
Hình thức của văn bản pháp luật cũng vô cùng quan trọng. Chúng phải tuân thủ các quy định về tên gọi, thể thức, trình bày bố cục, phông chữ, và ngôn ngữ. Điều này giúp tạo ra sự nhất quán và dễ hiểu cho mọi người khi tiếp cận với văn bản. Cũng cần lưu ý về thời điểm có hiệu lực, thời điểm hết hiệu lực, phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng của mỗi văn bản pháp luật.
Tóm lại, văn bản pháp luật không chỉ đơn thuần là bản ghi chép quy định, mà còn là biểu tượng của quyền lực và trách nhiệm của nhà nước đối với công dân. Sự tuân thủ đúng các quy tắc và nguyên tắc trong việc soạn thảo và thực hiện văn bản pháp luật là cơ sở cho sự công bằng, minh bạch và ổn định trong xã hội.
Bố cục của văn bản theo quy định thế nào?
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định bố cục của văn bản pháp luật như sau
Phần mở đầu văn bản pháp luật
Từ Điều 55 – 59 Nghị định 34/2016/NĐ-CP có quy định phần mở đầu của văn bản sẽ gồm các phần như sau:
- Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” viết in hoa, cỡ chữ 12 – 13, trình bày ở phía trên cùng, bên phải và được thể hiện bằng kiểu chữ đứng, đậm.
- Tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được đặt ngay dưới Quốc hiệu, cỡ chữ 13 – 14, thể hiện bằng kiểu chữ đứng, đậm; từng từ cách nhau bằng dấu “-”.
- Tên cơ quan ban hành chính là tên chính thức của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó.
- Số, ký hiệu của văn bản gồm số thứ tự, năm ban hành, loại văn bản và cơ quan đã ban hành.
- Địa danh là tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đang đóng trụ sở.
- Ngày – tháng – năm ban hành chính là thời điểm mà văn bản đó được thông qua hoặc ký ban hành.
- Tên văn bản gồm tên loại văn bản đó và tên gọi để phản ánh khái quát nội dung văn bản.
- Căn cứ ban hành văn bản – chính là văn bản quy phạm pháp luật dùng để làm cơ sở ban hành.
Phần nội dung văn bản pháp luật
Tại Điều 62 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định khá chi tiết về bố cục của văn bản ở phần nội dung. Khi trình bày sẽ có 6 bố cục, tùy theo phần nội dung có thể linh hoạt sử dụng bố cục nào.
1. Tùy theo nội dung, văn bản có thể được bố cục như sau:
a) Phần, chương, Mục, tiểu Mục, Điều, Khoản, điểm;
b) Phần, chương, Mục, Điều, Khoản, điểm;
c) Chương, Mục, tiểu Mục, Điều, Khoản, điểm;
d) Chương, Mục, Điều, Khoản, điểm;
đ) Chương, Điều, Khoản, điểm;
e) Điều, Khoản, điểm.
Tuy nhiên, dù theo bố cục của văn bản nào vẫn phải tuân thủ theo một số nguyên tắc như:
- Mỗi điểm sẽ chỉ được thể hiện một ý và phải trình bày trong một câu hoặc đoạn. Ngoài ra sẽ không được dùng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm. .
- Phần, chương, mục, tiểu mục, điều thì đều phải có tên chỉ nội dung chính.
Trong phần nội dung của văn bản pháp luật sẽ còn có phần văn bản đi kèm khác. Phần văn bản này sẽ chứa các nội dung cụ thể của văn bản
Phần kết thúc văn bản pháp luật
Phần kết thúc của một văn bản pháp luật cũng sẽ khác với các văn bản thông thường. Nội dung phần này sẽ chứa đựng nhiều thông tin quan trọng cần chú ý. Theo Điều 64, nghị định 34/2016/NĐ-CP có quy định rõ về việc trình bày như sau:
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật đó. Trong trường hợp ký thay cũng phải thể hiện rõ ràng ràng và có ghi tắt “KT” ở bên cạnh.
- Dấu của cơ quan ban hành văn bản đóng ngay sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền.
- Nơi nhận gồm các cơ quan giám sát, kiểm tra, ban hành và các cơ quan khác tùy văn bản.
Câu hỏi thường gặp
Điều 69, Nghị định 34 có quy định như sau:
Trong văn bản pháp luật phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Không được sử dụng từ nghĩa địa phương, từ cổ, đảm bảo được tính chính xác, phổ thông.
Có thể dùng từ ngữ nước ngoài khi không tìm được từ tiếng Việt để thay thế tương ứng. Trường hợp này có thể dùng trực tiếp nếu từ ngữ đó phổ biến hoặc phiên âm sang đều được.
Sử dụng ngôn ngữ viết và diễn đạt rành mạch và dễ hiểu. Nếu có sử dụng thuật ngữ chuyên môn thì cần chú thích rõ ràng.
Việc viết tắt chỉ sử dụng khi cần thiết và cũng phải chú thích đầy đủ.
Khi sử dụng trong văn bản, từ ngữ phải thể hiện chính xác nội dung và có tính thống nhất.
Số và đơn vị đo lường khi dùng cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc riêngtheo Điều 70 Nghị định 34:
Số trong phần nội dung văn bản phải thể hiện bằng số Ả Rập. Sau đó cần có thêm chú thích bằng chữ phía sau phần số.
Tại các phần như mở đầu, kết thúc, chỉ thời điểm, đo lường…cũng được thể hiện bằng số Ả Rập.
Tên, ký hiệu và trình bày các đơn vị đo lường cũng phải tuân thủ theo quy định pháp luật.
Ký hiệu, công thức khi sử dụng phải có phần chú thích rõ ràng đi kèm.