Bạn đã hoàn thành phần 1 và muốn tiếp tục ôn tập để nắm chắc kiến thức về Đạo đức hành nghề Luật sư? Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 2 sẽ là tài liệu lý tưởng giúp bạn củng cố và mở rộng kiến thức một cách toàn diện. Với các câu hỏi chọn lọc kỹ lưỡng, bám sát yêu cầu thực tế của ngành luật, phần 2 này không chỉ giúp bạn tự tin vượt qua kỳ thi mà còn nâng cao kỹ năng phân tích, xử lý tình huống pháp lý chuyên nghiệp. Hãy cùng khám phá và chuẩn bị sẵn sàng cho con đường trở thành luật sư chuyên nghiệp!
Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 2
CÂU 21. Công ty Luật hợp danh có thể chuyển đổi sang hình thức nào sau đây:
a. Văn phòng luật sư c. Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật TNHH
b. Công ty Luật TNHH d. Cả 3 phương án trên
CÂU 22. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc:
a. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức là tổ chức hành nghề luật sư
b. Theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư
c. Không ký hợp đồng lao động hoặc không thành lập, tham gia thành lập bất kỳ tổ chức hành nghề
luật sư nào
d. Tại nhà riêng, không làm việc cho bất kỳ cơ quan, tổ chức nào
CÂU 23. Công ty Luật TNHH 2 thành viên trở lên có thể chuyển đổi sang hình thức nào sau đây:
a. Văn phòng luật sư
b. Công ty luật hợp danh và Công ty luật TNHH một thành viên
c. Phương án a, b đều đúng d. Phương án a, b đều sai
CÂU 24. Cơ sở đào tạo nghề luật sự:
a. Cơ sở Bộ giáo dục- đào tạo
c. Liên đoàn Luật sư
b. Học viện tư pháp
d. Học viện tư pháp, Liên đoàn luật sư
CÂU 25. Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi khi:
a. Không còn thường trú ở Việt Nam
b. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật
c. Được tuyển dụng, bổ nhiệm là cán bộ, công chức, viên chức
d. Cả 3 đáp án trên
CÂU 26. Luật sư vi phạm phải chịu các hình thức kỷ luật:
a. Khiển trách, cảnh cáo c. Xoá tên
b. Tạm đình chỉ tư cách luật sư d. Cả 3
CÂU 27. Tổ chức hành nghề luật sư được nhận tập sự:
a. Văn phòng luật sư, Công ty luật
b. Chi nhánh Văn phòng luật sư, Công ty luật
c. Công ty Luật, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
d. Cả 3 đáp án trên
CÂU 28. Trong cùng một thời gian, một luật sư được hướng dẫn:
a. 3 người tập sự c. 7 người tập sự
b. 5 người tập sư d. Không giới hạn
CÂU 29. Luật sư có các nghĩa vụ:
a. Tuân theo nguyên tắc hành nghề luật sư c. Thực hiện trợ giúp pháp lý
b. Tham gia tố tụng trong các vụ án cơ quan tố tụng yêu cầu d. Cả 3 phương án trên
CÂU 30. Luật sư có quyền:
a. Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề c. Được lựa chọn hình thức hành nghề
b. Được hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam d. Cả 3 đáp án trên
CÂU 31. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
a. Cử luật sư tham gia tố tụng theo sự phân công của đoàn luật sư
b. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư
c. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra
d. Cả 3 đáp án trên
CÂU 32. Những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp
a. Môi giới khách hàng cho đồng nghiệp để đòi tiền hoa hồng
b. Xúi khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận việc về mình
c. Áp dụng thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để giành giật khách hàng
d. Cả 3 đáp án trên
CÂU 33. Tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp nào
sau đây:
a. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động và không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục, kể từ ngày được
cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
b. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận hoạt
động và không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận hoạt động
c. Phương án a,b đúng
d. Phương án a,b sai
CÂU 34. Việc nào sau đây luật sư được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng
a. Dùng lời lẽ mang tính chất chỉ trích, xúc phạm cá nhân trong quá trình tham gia tố tung
b. Tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng tại phiên tào
c. Trao đổi với người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án
d. Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi bất hợp pháp gây khó khăn cho cơ quan
tiến hành tố tụng
CÂU 35. Theo Luật Luật sư, Luật sư có nghĩa vụ:
a. Có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề.
b. Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
CÂU 36. Luật sư từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng trong trường hợp nào?
a. Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cử giả hoặc yêu cầu của khách hàng
không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật
b. Khách hàng có thái độ không tôn trọng sự thật và nghề luật sư và không thay đổi thái độ này
c. Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc
d. Cả 3 đều đúng
CÂU 37. Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư không được dựa vào điều kiện nào sau
đây để phân biệt đối xử:
a. Dân tộc c. Tuổi tác
b. Tình trạng tài sản d. Cả 3 phương án trên
CÂU 38. Trong quá trình thực hiện vụ việc cho khách hàng, luật sư phải hành xử như thế
nào?
a. Chủ động, tích cực giải quyết vụ việc của khách hàng và thông báo tiến trình giải quyết vụ việc
để khách hàng biết
b. Không để tiền bạc hoặc lợi ích vật chất khách chi phối đạo đức và ứng xử nghề nghiệp làm sai
lệch mục đích của nghề luật sư
c. Giữ bị mật thông tin khách hàng
d. Cả 3 phương án trên
CÂU 39. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư được hiểu là:
a. Đưa ra ý kiến, hướng dẫn khách hàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ
b. Giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ
c. A và b đều đúng
d. A và b đều sai
Link đề thi thử môn Đạo đức hành nghề Luật sư số 2: https://study.phapche.edu.vn/quiz/29226058
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật: https://study.phapche.edu.vn?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: