fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Bài tập tình huống môn luật bảo vệ môi trường có đáp án

Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường có ý nghĩa và vị trí đặc biệt quan trọng. Có thể thấy rằng dự hủy hoại môi trường chủ yếu là do sự phá hoại của con người, chính con người trong quá trình tiến hành khai thác môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Theo đó, muốn bảo vệ môi trường trước tiên sẽ phải tác động đến con người. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác động đến hành vi của con người. Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ chia sẻ đến bạn đọc Bài tập tình huống môn luật bảo vệ môi trường có đáp án tại nội dung sau, mời bạn đọc tham khảo

Tình huống 1:

Dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm được đặt tại địa bàn huyện A tỉnh B. Nhiên liệu chính được sử dụng trong dự án là than đá, nguyên liệu là vải nguyên kiện… Nhà máy dự kiến nhập khẩu thiết bị từ Nga, vải nguyên kiện từ Đài Loan.

Hỏi: Xác định nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực môi trường của chủ dự án.

Giải đáp:

– Căn cứ khoản 3 Điều 28, Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2022, dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2022, chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện đánh giá tác động môi trường. Việc đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

– Khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ dự án phải tuân thủ theo quy định tại điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2014.

– Nhà máy sử dụng nhiên liệu chính là than đá nên căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2022, chủ dự án còn phải ký quỹ bảo vệ môi trường.

Bài tập tình huống môn luật bảo vệ môi trường có đáp án

Tình huống 2:

Ngày 01/04/2023, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh A. tiến hành thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty TNHHSXTM G (Công ty G.). Nhà máy không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng ra sông VC. Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh đã lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định. Ngày 13/6/2016, Chủ tịch UBND tỉnh A đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 340 triệu đồng, đồng thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường.

Hỏi:

a) Công ty G đã bị xử phạt về hành vi nào? Cho biết cơ sở pháp lý?

b) Xác định hình phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà công ty G phải thực hiện? Cho biết cơ sở pháp lý?

c) Công ty G phải chấp hành hình phạt chính với mức tiền phạt là 340 triệu đồng là đúng hay sai? Tại sao?

d) Quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND tỉnh ký là đúng thẩm quyền hay không? Tại sao?

Giải đáp:

a) Trong trường hợp này, công ty G đã bị xử phạt về hành vi không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng ra sông VC Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,

Điểm c khoản 2 Điều 1: Phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này gồm các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

Cụ thể hành vi này thuộc điểm k khoản 5 Điều 13 quy định hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường

“k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ)”.

– Mức phạt của Công ty G là phạt tiền từ 400 triệu đến 440 triệu do đây là tổ chức.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

b) Công ty G bị xử phạt tiền với số tiền là 340 triệu đồng thì đây hình thức xử phạt chính

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

“b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức”.

Đồng thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường. Hai (02) biện pháp trên không thuộc Hình thức xử phạt chính hay Hình thức xử phạt bổ sung mà là biện pháp khắc phục hậu quả:

Cơ sở pháp lý: điểm c, n khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

c) – Công ty G. phải chấp hành hình phạt chính với mức tiền phạt là 340 triệu đồng là sai.

– Vì kết quả phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, sẽ thuộc khoản 4 Điều 14 quy định hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường (Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

– Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm xét theo điểm k khoản 4 Điều 14 thì mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này là 220 triệu đồng. Mà Chủ tịch UBND tỉnh T đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 340 triệu đồng là trái với quy định của pháp luật.

“k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ)”

– Mặt khác theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016, thì mức phạt đối với Công ty G:

400 triệu đến 440 triệu do đây là tổ chức

– Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 13 Nghị định 155/2016, Công ty G còn bị phạt tăng thêm 40% của mức tiền cao nhất đã chọn.

Vì vậy, mức xử phạt không thể là 340 triệu.

d). Chủ tịch UBND tỉnh A ký quyết định xử phạt hành chính là: Đúng.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định 155/2016.

Tình huống 3:

Trong quá trình hoạt động, của hàng chế biến cà phê của anh H thường xuyên đặt tại xã A, huyện B, tỉnh C xả khí thải chưa qua xử lí ra môi trường, làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và mọi người xung quanh, nên UBND phường ra quyết định xử phạt 15.000.000 đồng về hành vi xả thải ra môi trường.

Giả sử anh H cho rằng, quyết định xử phạt của UBND phường là trái pháp luật. Với tư cách là luật sư, anh/ chị hãy hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết để giải quyết yêu cầu anh H theo quy định pháp luật hiện hành?

Hỏi: Bình luận quyết định xử phạt nêu trên trên?

Giải đáp:

a) Bình luận quyết định xử phạt trên?

– Cửa hàng chế biến cà phê của anh H xả khí thải chưa qua xử lí ra môi trường nhưng lượng khí thải chưa vượt quy chuẩn kỹ thuật ở mức độ nghiêm trọng thì anh H không có hành vi vi phạm.

– Cửa hàng chế biến cà phê của anh H xả khí thải chưa qua xử lí ra môi trường nhưng lượng khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật ở mức độ nghiêm trọng thì mới có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Ngoài ra, khi xác định cửa hàng chế biến cà phê của anh H có hành vi vi phạm thì tùy vào trường hợp thải khí thải có chứa thông số môi trường thông thường hay thải khí thải có chứa thông số môi trường nguy hại vào môi trường và phụ thuộc vào lượng khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật để xác định anh phải bị phạt cảnh cáo hay phạt tiền và mức phạt là bao nhiêu. (Điều 15,16 Nghị định 155/2016/NĐ-CP)

Do đó, UBND phường ra quyết định xử phạt 15.000.000 đồng về hành vi xả thải ra môi trường là chưa có cơ sở pháp luật và mức phạt chưa hợp lí.

b) Trong trường hợp anh H cho rằng, quyết định xử phạt của UBND phường là trái pháp luật thì anh H có thể:

– Làm đơn khởi kiện đến TAND có thẩm quyền trong thời hạn 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính (điểm a khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015) về quyết định hành chính của UBND phường để được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính

– Làm đơn Khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp (Điều 8) quyết định hành chính của UBND phường đến CT.UBND phường trong thời hạn 90 ngày (Điều 9) kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính (Điều 17 Luật khiếu nại 2011).

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề: “Bài tập tình huống môn luật bảo vệ môi trường có đáp án”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Quy định về đánh giá tác động môi trường như thế nào?

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Dự án đầu tư nào phải đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ vào Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
“Điều 30. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.”
Như vậy, Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II phải được đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết