fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài tập tình huống luật dân sự về thừa kế phổ biến và cách giải

Thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản, của cải của người chết sang cho người con sống theo ý chí, nguyện vọng của người chết hay theo quy định pháp luật. Người hưởng tài sản thừa kế này có nghĩa vụ duy trì, phát triển, quản lý tài sản mà người chết để lại hay có nghĩa vụ khác theo ý cầu của người để lại tài sản. Tại nội dung bài viết dưới đây, Bài viết đây, Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ chia sẻ đến bạn đọc Bài tập tình huống luật dân sự về thừa kế phổ biến và cách giải, mời bạn đọc theo dõi để nắm được quy định pháp luật về việc chia thừa kế,

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Bài tập 1

Năm 1972, Ông A kết hôn với bà B. Ông bà sinh được 3 con là M, N, C. Đến năm 1995, M kết hôn với E sinh được H và X. N lấy chồng sinh được con là K và D. Đến tháng 3/1997 ông A chết để lại di chúc cho X và N. Qua quá trình điều tra thấy rằng Ô A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản của ông A là 200 triệu VNĐ. Tài sản chung của Ô bà là 100 triệu VNĐ. Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia tài sản thừa kế.

Lời giải:

Tài sản riêng của ông A là 200.

Tài sản chung của ông A và B là 100.

Di sản của ông A là 200 + (100/2)=250.

Do bà B làm mai táng cho ông A hết 40 nên di sản của ông A còn lại là 250-40=210.

Theo luật định những người được hưởng tài sản thừa kế của ông A gồm: B, M, N và C: 210/4=52,5

Bài tập 2

Bài tập tình huống luật dân sự về thừa kế phổ biến và cách giải

Ông A và bà B có 02 người con, 01 trai, 01 gái, tạo lập được ngôi nhà trên diện tích đất 300m2. Ông A mất và không để lại di chúc.  Do thấy cuộc sống của người con gái khó khăn, nên bà B muốn bán một nửa diện tích đất và chia cho người con gái một khoản tiền. Khi bà bàn việc này với vợ chồng con trai thì người con trai không đồng ý vì cho rằng con gái đi lấy chồng thì không có quyền hưởng di sản dẫn đến mâu thuẫn. Bà B đã nhờ hòa giải viên can thiệp. Vậy, hòa giải viên sẽ áp dụng quy định nào của pháp luật để hòa giải?

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 để giải thích cho người con trai của bà B và bà B hiểu rõ về người thừa kế theo pháp luật. Vì ông A mất không để lại di chúc nên những người được thừa kế theo pháp luật bao gồm: bà B, người con trai và người con gái. Vì vậy, người con gái cũng được hưởng di sản của ông A để lại.

Bài tập 3

Sau khi chồng là ông B qua đời, làm đám tang xong thì ông X ở xóm bên đến nhà đòi bà S trả nợ cho chồng do trước khi mất ông B có nợ một khoản tiền vay trong thời gian con bị ốm. Nhưng do quá nghèo nên bà S không có tiền để trả, ông X đòi lấy tiền phúng điếu và tiền của ông B để lại trả cho bà. Bà S cho biết toàn bộ tiền phúng điếu đều lo cho việc mai táng cho chồng, ông B cũng không để lại tài sản gì cho bà cả chỉ có ngôi nhà để mẹ, con bà che mưa nắng. Nên, bà S mong ông X cho bà thêm thời gian, bà sẽ cố gắng làm việc để trả nợ cho ông. Ông X không đồng ý, gây ồn ào. Bà S đã nhờ hòa giải viên giúp đỡ. Trong trường hợp này, Hòa giải viên áp dụng quy định nào của pháp luật để thực hiện hòa giải?

Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

5. Tiền công lao động;

6. Tiền bồi thường thiệt hại;

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;

9. Tiền phạt;

10. Các chi phí khác.

Như vậy, Hòa giải viên cần căn cứ vào quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2015 giải thích cho bà S và ông X hiểu rõ quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán, ưu tiên thanh toán trước tiên là các chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. Ngoài ra, Hòa giải viên phải vận dụng đạo đức truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam về tình làng nghĩa xóm.   

Bài tập 4

Ông A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai và 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ông A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai út của ông bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn và bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?

Giải:

Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300

Di sản của ông A là 300/2 = 150

ông A để lại cho bà B 100

Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150-100=50

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị, cụ thể:

Mỗi người được hưởng là 50/6=8,33

Mỗi người con của anh cả là 8,33/2= 4,165

Trên đây là tư vấn về Bài tập tình huống luật dân sự về thừa kế phổ biến và cách giải của chúng tôi gửi đến bạn đọc về nội dung. Hi vọng những tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích.

Câu hỏi thường gặp:

Trường hợp nào sẽ chia thừa kế theo pháp luật?

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015, khi chia thừa kế theo di chúc, vẫn có thể chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thừa kế tài sản không di chúc áp dụng đối với di sản thừa kế nào?

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản thừa kế sau đây:
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết