fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VII

Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế Chương VII: Thừa kế – Chương VII của môn học Tư pháp quốc tế tập trung phân tích các quy định và nguyên tắc pháp lý liên quan đến vấn đề thừa kế trong bối cảnh quốc tế. Nội dung bài giảng giúp người học nắm vững các khái niệm và quy tắc pháp lý về thừa kế, bao gồm quyền thừa kế của công dân khi có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế quốc tế và luật áp dụng. Qua đó, sinh viên sẽ hiểu rõ vai trò của tư pháp quốc tế trong việc điều chỉnh các mối quan hệ thừa kế xuyên biên giới, phục vụ cho việc nghiên cứu và áp dụng thực tiễn.

Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VII

Chương 7: Thừa kế trong tư pháp quốc tế

I. Khái niệm

– Thừa kế trong TPQT là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của TPQT

Ví dụ:

+ 1 công dân nước ngoài di chúc để lại tài sản cho 1 công dân VN

+ cha để lại di sản thừa kế cho con tài sản ở nước ngoài

+ di chúc được lập ở nước ngoài; hoặc người có di sản thừa kế chết ở nước ngoài

II. Giải quyết xung đột PL về thừa kế

– Thừa kế:

+ theo di chúc:

  • Điều ước quốc tế
  • Pháp luật quốc gia

+ theo pháp luật:

  • Điều ước quốc tế
  • Pháp luật quốc gia

1. Thừa kế theo di chúc

– PL VN không điều chỉnh nội dung của di chúc (tôn trọng quyền của người lập di chúc), ngoại trừ trường hợp đặc biệt khi người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 Luật dân sự 2015: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  1. a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  2. b) Con thành niên mà không có khả năng lao động

– PL VN giải quyết 2 vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc:

+ năng lực hành vi của người lập di chúc: (Điều 625, Điều 630 Luật dân sự 2015)

  • Phải đủ 18 tuổi, hoặc từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc
  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép

+ hình thức của di chúc:

  • Bằng văn bản: có công chứng, hoặc phải có 2 người làm chứng (2 người này không thuộc diện được thừa kế)
  • Bằng lời nói: trong trường hợp đặc biệt, khi tính mạng bị đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản, phải có 2 người làm chứng
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VII
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VII

a. Theo điều ước quốc tế

– Ví dụ trong Điều 41 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga:

  1. Năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc, cũng như hậu quả pháp lý của những nhược điểm về thể hiện ý chí của người lập di chúc, được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc.
  2. Hình thức lập hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc. Tuy nhiên, việc tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi lập hoặc huỷ bỏ di chúc cũng được coi là hợp pháp.

Ví dụ: 1 công dân VN sống tại Nga lập di chúc thì năng lực sẽ tuân theo quy định của PL VN. Hình thức lập di chúc cũng sẽ tuân theo PL VN, hoặc có thể tuân theo PL Nga.

b. Theo quy định của PL VN

– Được quy định tại Điều 681 Luật dân sự 2015:

Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

2. Thừa kế theo pháp luật

a. Theo điều ước quốc tế

– Ví dụ trong Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga:

  1. Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh. (==> hệ thuộc luật quốc tịch)
  2. Quan hệ pháp luật về thừa kế bất động sản do pháp luật của Bên ký kết nơi có bất động sản đó điều chỉnh. (==> hệ thuộc luật nơi có bất động sản)
  3. Việc phân biệt di sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi có di sản đó.

Ví dụ: 1 công dân VN sống tại Nga, tại VN người này có động sản và bất động sản, tại Nga cũng có động sản và bất động sản. Khi đó động sản (tại VN và tại Nga) sẽ tuân theo luật VN, bất động sản tại VN sẽ tuân theo luật VN, bất động sản tại Nga sẽ tuân theo luật của Nga

b. Theo quy định của PL VN

– Được quy định tại Điều 680 Luật dân sự 2015:

  1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
  2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Tình huống: 1 công dân Úc đầu tư và sinh sống tại VN, có vợ và con đều có quốc tịch Úc, có các tài sản:

+ tại Úc: động sản, bất động sản

+ tại VN: 50 cây vàng, 100.000$, 1 sổ đỏ, 2 sổ tiết kiệm

Người này về VN và chết ở VN. Hỏi di sản thừa kế sẽ chia theo luật nào ?

Trả lời: Do VN và Úc chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp. Anh ta có quốc tịch Úc trước khi chết, do đó căn cứ vào Khoản 1 Điều 680 sẽ áp dụng luật của Úc để giải quyết (kể cả là động sản hay bất động sản, tại Úc hay tại VN)

Chú ý cách hiểu về Điều 680 Luật dân sự 2015:

+ Khoản 1 quy định vấn đề “Thừa kế” sẽ “được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”, tức là nói đến việc thừa kế nói chung, không kể là thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, thừa kế động sản hay hay bất động sản.

+ Khoản 2 quy định “Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản” là nói đến pháp luật về sở hữu đối với  bất động sản sẽ “được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”, chứ không được hiểu là Khoản 2 quy định về thừa kế bất động sản. Nói rõ hơn, trong tình huống này thì người thừa kế của công dân Úc kia sẽ được hưởng quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không thể có quyền sở hữu đất như ở bên Úc (đối với trường hợp người thừa kế cũng thừa kế luôn khoản đầu tư vào VN của công dân Úc kia; còn với trường hợp vợ con anh ta không đầu tư vào VN thì theo luật VN sẽ không được sở hữu bất động sản và sẽ phải bán bất động sản đó đi để nhận tiền).

III. Di sản không người thừa kế

– Khái niệm: là trường hợp người chết để lại tài sản mà không có người thừa kế, hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế từ chối nhận di sản.

– Theo điều ước quốc tế: được quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương.

Ví dụ Điều 40 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga: Nếu di sản không có người thừa kế thì động sản thuộc về Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết, còn bất động sản thuộc về Bên ký kết nơi có bất động sản đó.

– Theo PL VN: được quy định tại Điều 622 Luật dân sự 2015: Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Tư pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.