fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VI,

Bạn đang tìm hiểu về “Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VI” với nội dung tập trung vào Sở hữu tài sản trong tư pháp quốc tế? Chương VI này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về các quy định và nguyên tắc liên quan đến sở hữu tài sản trong bối cảnh quốc tế, bao gồm quyền sở hữu, bảo vệ tài sản và tranh chấp tài sản xuyên biên giới. Bài giảng không chỉ giúp bạn nắm vững các khái niệm cơ bản mà còn trình bày những thách thức thực tiễn mà các quốc gia và cá nhân gặp phải trong việc quản lý và bảo vệ tài sản của mình. Hãy cùng khám phá để mở rộng kiến thức và tăng cường khả năng ứng dụng trong lĩnh vực sở hữu tài sản quốc tế!

Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VI

Chương 6: Sở hữu tài sản trong tư pháp quốc tế

I. Khái niệm

– Sở hữu trong TPQT là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài tham gia.

– Có 3 yếu tố nước ngoài:

+ chủ thể: chủ sở hữu là người nước ngoài. VD công dân VN mua tài sản của công dân Mỹ

+ đối tượng: tài sản nằm ở nước ngoài. VD 2 công dân VN tranh chấp tài sản ở Mỹ

+ hành vi xâm phạm quyền của người sở hữu xảy ra ở nước ngoài.

II. Các phương pháp để giải quyết xung đột PL về sở hữu

1. Ở các nước trên thế giới

– Dùng 2 phương pháp:

+ phương pháp thực chất: dùng quy phạm thực chất (quy phạm quy định rõ quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ TPQT)

+ phương pháp xung đột: dùng quy phạm xung đột: áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản

Ý nghĩa của hệ thuộc luật nơi có tài sản:

  • Hệ thuộc này đóng vai trò quan trọng trong vấn đề xác lập, chấm dứt quan hệ sở hữu tài sản
  • Hệ thuộc này đóng vai trò quan trọng để giải quyết xung đột về định danh tài sản: hiện nay các nước chưa thống nhất về định danh tài sản. VD ngân phiếu ở Pháp được coi là động sản, trong khi ở Anh lại coi ngân phiếu là bất động sản (vì ở Anh quan điểm ngân phiếu không có giá trị ngoài quốc gia)

Chú ý: vấn đề định danh tài sản rất quan trọng trong TPQT vì nó liên quan đến vấn đề chọn luật áp dụng, ví dụ nếu coi là là bất động sản thì sẽ áp dụng hệ thuộc luật nơi có bất động sản, còn nếu coi là động sản thì thường áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch

Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VI,
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VI,

Để giải quyết tranh chấp về động sản đang trên đường vận chuyển khi động sản đó đang quá cảnh qua 1 nước khác: hiện nay các nước chưa đồng quan điểm về việc áp dụng luật cho tài sản đang trên đường vận chuyển, có nước quy định tài sản hiện đang ở nước nào thì áp dụng luật của nước đó, có nước lại quy định áp dụng luật của nước bán hàng hóa, có nước lại quy định áp dụng luật của nước mua hàng, có nước lại quy định áp dụng luật của nước mà phương tiện vận tải (tàu biển, tàu bay) hàng hóa đó treo cờ. VN hiện đang quy định áp dụng luật của nước mà động sản chuyển đến.

Các ngoại lệ của hệ thuộc luật nơi có tài sản:

  • Không áp dụng đối với tranh chấp tài sản của pháp nhân khi pháp nhân đó đã chấm dứt hoạt động: sẽ áp dụng luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. VD 1 công ty Mỹ hoạt động tại VN và bị thua lỗ dẫn đến chấm dứt hoạt động, khi đó tài sản của công ty đó sẽ được giải quyết theo luật Mỹ chứ không phải áp dụng theo luật VN (mặc dù tài sản ở VN)
  • Không áp dụng để xác định quyền sở hữu đối với tàu bay, tàu biển: sẽ áp dụng luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch
  • Không áp dụng để giải quyết tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ: gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả (gồm 3 quyền: quyền của người biểu diễn, quyền của tổ chức phát sóng, quyền của nhà sản xuất ghi âm ghi hình), quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng – vật nuôi. Khi xảy ra các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ áp dụng điều ước quốc tế trong từng lĩnh vực cụ thể để giải quyết.
  • Không áp dụng để giải quyết tranh chấp đối với tài sản quốc gia ở nước ngoài: trường hợp này bắt buộc áp dụng luật quốc gia có tài sản.
  • Một số nước không áp dụng luật của nơi có tài sản để giải quyết tranh chấp về động sản đang trên đường vận chuyển: thường áp dụng luật của nước mà động sản được chuyển đến

2. Giải quyết tranh chấp về sở hữu có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

– VN cũng sử dụng phương pháp thực chất và phương pháp xung đột trong giải quyết tranh chấp về sở hữu có yếu tố nước ngoài ở VN, trong đó phương pháp xung đột là phương pháp cơ bản, và hệ thuộc luật nơi có tài sản cũng là trung tâm trong giải quyết xung đột này.

Ví dụ sử dụng quy phạm xung đột: Điều 678 Luật dân sự 2015. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

  1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ví dụ về sử dụng quy phạm thực chất: Luật nhà ở 2014 quy định cụ thể về việc người nước ngoài và người VN định cư ở nước ngoài trong việc sở hữu nhà ở VN.

So sánh quy định trong Nghị quyết 19/2008 (của UBTV Quốc hội về việc thí điểm cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại VN) với Luật nhà ở 2014 + Nghị định 99/2014:

 Nghị quyết 19/2008Luật nhà ở 2014, Nghị định 99/2014
Đối tượngTổ chức, Cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được phép mua và sở hữu nhà ở tại VN (Điều 2 Nghị quyết 19/2008)Người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp vào VN thì được phép sở hữu nhà tại VN
Các loại nhà được phép sở hữuChỉ được phép sử hữu nhà ở chung cư thương mại, và chỉ được 1 căn hộ trong dự án chung cư thương mại đóKhông giới hạn các loại nhà, không giới hạn số lượng nhà, nhưng không vượt quá 250 căn trên 1 đơn vị hành chính (phường, xã)
Mục đíchChỉ để ởKhông giới hạn mục đích sử dụng (nhưng phải hợp pháp)
Thời gian sở hữuTối đa 50 năm. Sau 50 năm thì phải định đoạt căn hộ đó (bán, tặng cho), nếu không sẽ bị NN thu hồi50 năm và được phép gia hạn thêm 50 năm tiếp theo

Với người VN định cư ở nước ngoài: (là công dân VN, gốc VN hiện đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài):

+ với công dân VN ở nước ngoài (tức là vẫn giữ quốc tịch VN, có thể có quốc tịch của nước khác): quyền và nghĩa vụ như công dân VN ở trong nước

+ với người gốc VN ở nước ngoài (tức là đã thôi quốc tịch VN và có quốc tịch nước khác, hoặc người tuy không có quốc tịch VN nhưng có bố, mẹ, ông bà nội, ngoại là công dân VN)

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Tư pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.