fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Tội phạm học chương III

Bài giảng môn học Tội phạm học chương III cung cấp cái nhìn sâu sắc về Tình hình tội phạm, một phần quan trọng trong việc nghiên cứu tội phạm học. Nội dung chương này giúp sinh viên hiểu rõ về sự phát triển và biến động của tội phạm trong xã hội, từ đó nhận diện các xu hướng và đặc điểm của tội phạm ở từng giai đoạn lịch sử, khu vực, cũng như đối với các nhóm xã hội khác nhau.

Bài giảng môn học Tội phạm học chương III

Chương 3: Tình hình tội phạm

I. Khái niệm

– Các khái niệm: Tình hình tội phạm, tình trạng phạm tội có nghĩa tương tự nhau, nhưng khái niệm Tình hình tội phạm được sử dụng nhiều hơn.

“Tình trạng” thường mang nghĩa tiêu cực.

– Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tình hình tội phạm:

+ Tình hình tội phạm là toàn bộ thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra trong 1 phạm vi không gian và thời gian xác định (Giáo trình Đại học Luật Hà Nội)

+ Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm, hoặc 1 loại tội phạm) đã xảy ra trong 1 đơn vị thông gian và đơn vị thời gian nhất định (GS TS Nguyễn Ngọc Hòa)

+ Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái PL hình sự, mang tính giai cấp, thay đổi theo quá trình lịch sử và được thực hiện trong phạm vi không gian và thời gian nhất định

– Đặc điểm:

Bài giảng môn học Tội phạm học chương III;
Bài giảng môn học Tội phạm học chương III;

+ dù theo quan điểm nào thì tình hình tội phạm đều có đặc điểm chung là xác định theo không gian và thời gian xác định, tức là đánh giá về tình hình tội phạm phải dựa trên các dữ liệu trong phạm vi và thời điểm nhất định

+ đối tượng của tình hình tội phạm luôn là tội phạm, VD tội trộm cắp, tội tham nhũng, tội phạm ma túy, …

– Chú ý: Quan niệm thứ 3 (nêu trên) hiện tại đã không còn được sử dụng, vì quan điểm này gây ra sự nhầm lẫn giữa khái niệm tội phạm và tình hình tội phạm. Cụ thể, nếu nói tình hình tội phạm có tính trái PL hình sự là không chính xác, vì trong Bộ luật hình sự không hề có khái niệm “tình hình tội phạm” (mà chỉ có các tội phạm); mặc dù tình hình tội phạm là tổng hợp của các tội phạm, nhưng nó không phải là phép cộng đơn thuần. Hơn nữa việc coi “tình hình tội phạm mang tính giai cấp” là quan điểm đồng nhất tình hình tội phạm với tội phạm, vì chỉ có tội phạm mới có tính giai cấp (tức là tội phạm ở những thời kỳ lịch sử khác nhau sẽ có sự khác nhau, VD ở thời kỳ bao cấp có tội “Làm giả tem phiếu”, nhưng khi hết bao cấp thì tội này không còn nữa)

II. Các thông số cơ bản của tình hình tội phạm

– Gồm các thông số:

+ các thông số về lượng, gồm:

  • thực trạng
  • diễn biến

+ các thông số về chất, gồm:

  • cơ cấu
  • tính chất

1. Thực trạng của tội phạm

– Gồm 2 phần:

+ thực trạng về mức độ của tội phạm

+ thực trạng về tính chất của tội phạm

1.1. Thực trạng về mức độ của tội phạm

– Là toàn bộ số vụ phạm tội và số người phạm tội đã xảy ra xác định trong 1 khoảng thời gian và không gian.

– Để làm sáng tỏ thực trạng về mức độ của tội phạm, thông thường cần làm rõ 4 nội dung sau:

+ tội phạm rõ

+ tội phạm ẩn

+ hệ số tội phạm (hay Chỉ số tội phạm)

+ thông số về nạn nhân của tội phạm

a. Tội phạm rõ

– Là toàn bộ số vụ và số người phạm tội đã xảy ra, đã bị phát hiện và xử lý hình sự. Số liệu thống kê về tội phạm rõ ở VN thường lấy từ 2 nguồn sau:

+ số liệu thống kê của cơ quan công an, cơ quan điều tra, viện kiểm sát

+ số liệu thống kê của tòa án

b. Tội phạm ẩn

– Khái niệm: Là toàn bộ những tội phạm đã xảy ra, chưa bị phát hiện, hoặc chưa bị xử lý về hình sự, và vì vậy không có số liệu thống kê.

Tội phạm ẩn trong tình hình tội phạm được ví như phần chìm của tảng băng. Thông thường, số lượng tội phạm ẩn gấp từ 6-8 lần số lượng tội phạm rõ.

– Nguyên nhân của tội phạm ẩn: có thể chia làm 4 nhóm:

+ nguyên nhân từ phía người phạm tội: người phạm tội thực hiện tội phạm bằng những thủ đoạn mới tinh vi, xảo quyệt để che dấu tội phạm. VD tội phạm công nghệ cao

+ nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm: nạn nhân không khai báo do thiếu hiểu biết, do mặc cảm tâm lý (như tội hiếp dâm), do sợ bị trả thù (bị thủ phạm đe dọa), do không tin tưởng cơ quan chức năng có thể xử lý vụ việc (thủ phạm là người có chức quyền)

+ nguyên nhân từ phía người làm chứng: người chứng kiến không khai báo, tố giác tội phạm. Nguyên nhân do nhận thức chưa đúng đắn, ngại phiền hà, hoặc bị đe dọa

+ nguyên nhân từ phía các cơ quan bảo vệ PL: do nhận hối lộ, ý muốn che dấu tội phạm trên địa bàn mình quản lý, hoặc do tâm lý “ngại cấp trên”, VD như xe ô tô của cấp trên gây tai nạn; hoặc vì lý do “nhạy cảm” có sự thay đổi tội danh này bằng tội danh khác, thường thấy ở các tội chống phá chế độ bị thay đổi thành các tội khác như trốn thuế, mục đích để tránh cho nước ngoài đánh giá về nhân quyền

Chú ý: Trên thực tế, có nhiều trường hợp tội phạm đã xảy ra, đã bị phát hiện và xử lý hình sự, nhưng không có trong thống kê hình sự. Những trường hợp này được coi là tội phạm rõ, do các nguyên nhân sau:

+ bệnh thành tích: VD địa phương mà để xảy ra tội phạm nhiều sẽ bị coi là không đảm bảo an ninh, kém thu hút đầu tư

+ do nguyên tắc thống kê: nguyên tắc thống kê là chỉ thống kê tội danh được áp dụng hình phạt cao nhất. VD phạm nhân A bị kết tội hiếp dâm, cướp tài sản, và giết người, nhưng chỉ thống kê 1 tội danh giết người

+ do thống kê nhầm, thống kê sai (do trình độ cán bộ thống kê hạn chế): VD tội phạm diễn ra vào năm 2010, nhưng đến 2013 với phát hiện ra, và đến năm 2015 với xét xử

– Phương pháp xác định tội phạm ẩn: có nhiều phương pháp, trong đó thường sử dụng 2 phương pháp:

+ phương pháp điều tra về tội phạm tự tường thuật: cam kết giữ bí mật danh tính người tham gia tự tường thuật, để họ tiết lộ thông tin về tội phạm

+ phương pháp điều tra về nạn nhân của tội phạm: cam kết giữ bí mật danh tính nạn nhân để họ tiết lộ thông tin về tội phạm

Chú ý: cả 2 phương pháp này đều có tính chính xác tương đối

– Phân loại tội phạm ẩn: căn cứ vào nguyên nhân của tội phạm ẩn, có 2 loại:

+ tội phạm ẩn khách quan: do các nguyên nhân khác không phải do các cơ quan bảo vệ PL

+ tội phạm ẩn chủ quan: do cơ quan bảo vệ PL

c. Hệ số tội phạm (Chỉ số tội phạm)

– Là chỉ số được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong 1 địa bàn dân cư và trong 1 khoảng thời gian nhất định.

– Hệ số tội phạm được tính theo tỷ lệ số vụ phạm tội trên 100.000 dân (hoặc 10.000 dân):

Hệ số tội phạm = [Số vụ phạm tội] x 100.000 / [Số dân]

d. Thông số về nạn nhân của tội phạm

– Nghiên cứu thông số này thường xác định 1 số nội dung sau:

+ số lượng nạn nhân của tội phạm

+ tình huống trở thành nạn nhân của tội phạm

+ đặc điểm nhân thân của nạn nhân của tội phạm: như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh kinh tế, … của nạn nhân

+ mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội

+ …

1.2. Thực trạng về tính chất của tội phạm

– Tính chất của tội phạm là những đặc điểm đặc trưng, nổi bật nhất của tình hình tội phạm đó. Tính chất của tội phạm có thể rút ra được trên cơ sở nghiên cứu ơ cấu của tội phạm. Cơ cấu của tội phạm là tỷ trọng, mối tương quan giữa các nhóm, loại tội phạm trong tổng thể tội phạm chung, thống nhất

– Công thức xác định cơ cấu của tội phạm:

Ycc = [Mbp / Mtt] x 100%

Trong đó:

Mbp: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng nhóm, loại tội phạm

Mtt: tổng số vụ hoặc tổng số người phạm tội

– Cơ cấu của tội phạm có thể được xác định theo nhiều tiêu chí:

+ theo khách thể của tội phạm: khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp

Bài giảng môn học Tội phạm học chương III;
Bài giảng môn học Tội phạm học chương III;

+ theo phân loại tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

+ theo tội danh

+ theo hình thức lỗi: cố ý, vô ý

+ theo hình thức phạm tội

+ theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội

+ …

2. Diễn biến của tội phạm

– Diễn biến của tội phạm là xu hướng tăng / giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm đó. Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi về thực trạng của tội phạm, vì vậy diễn biến của tội phạm cũng gồm 2 phần:

+ diễn biến về mức độ của tội phạm

+ diễn biến về tính chất của tội phạm

– Công thức xác định diễn biến của tội phạm theo phương pháp số tương đối động thái định gốc:

Ydb = [Mi / Mo] x 100%

Trong đó:

Mi: số vụ hoặc số người phạm tội trong từng năm xác định (động thái, tức là để so sánh số liệu giữa các năm với nhau)

Mo: số vụ hoặc số người phạm tội trong năm gốc (định gốc, tức là so sánh với 1 năm “gốc”)

– Diễn biến của tội phạm có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố. Thông thường là 2 yếu tố: xã hội và pháp luật, đặc biệt là sự thay đổi của PL hình sự

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Tội phạm học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-toi-pham-hoc?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết