fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương VII,

Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương VII về Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cung cấp kiến thức chi tiết về quy trình xét xử, thẩm quyền của tòa án sơ thẩm, và các nguyên tắc đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong tố tụng. Nội dung bài giảng giúp sinh viên nắm rõ các bước tổ chức phiên tòa, từ giai đoạn chuẩn bị đến xét xử và tuyên án. Đây là tài liệu quan trọng, hỗ trợ người học hiểu sâu về thực tiễn xét xử, đồng thời chuẩn bị tốt cho việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật trong các vụ án hình sự.

Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương VII

Chương 7: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

I. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của tòa án các cấp

– Tòa án cấp huyện và tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử :

+ tội ít nghiêm trọng

+ tội nghiêm trọng

+ tội rất nghiêm trọng

– Tòa án cấp huyện và tòa án quân sự khu vực không có thẩm quyền xét xử :

+ các tội xâm phạm an ninh quốc gia

+ các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh

+ các tội tại điểm c, khoản 1, Điều 170

Tại sao ? Vì những tội này có tính chất phức tạp cao, nếu sai lầm sẽ gây hậu quả lớn. Luật TTHS 2015 còn quy định thêm: Tòa án cấp huyện và Tòa án quân sự cấp khu vực không được xét xử các tội phạm thực hiện ngoài lãnh thổ VN

1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo vụ việc

– Tòa án cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử:

+ những tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện và tòa án quân sự cấp khu vực

+ những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp dưới mà tòa án cấp tỉnh lấy lên để xét xử

+ Các tội có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, khó đánh giá thống nhất về tính chất vụ án

+ Có đặc điểm riêng về người phạm tội: các tội mà người thực hiện là cán bộ chủ chốt cấp huyện (như Chủ tịch huyện), người có chức sắc cao trong tôn giáo, người có uy tín trong dân tộc thiểu số, điều tra viên, kiểm soát viên nội bộ, … phạm tội

2. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo đối tượng

– Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:

+ bị cáo là quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng, nhân viên quốc phòng, quân nhân sự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu

+ bị cáo không thuộc những đối tượng trên nhưng phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội

Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương VII,
Bài giảng môn học Luật Tố tụng hình sự chương VII,

3. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ (Điều 171, 172)

– Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

– Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở VN thì do Tòa án cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án TANDTC ra quyết định giao cho tòa án thành phố Hà Nội hoặc tòa án thành phố HCM xét xử.

– Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự TW.

II. Chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử (Điều 176)

– Quy định theo loại tội phạm:

+ tội ít nghiêm trọng: 30 ngày

+ tội nghiêm trọng: 45 ngày

+ tội rất nghiêm trọng: 2 tháng

+ tội đặc biệt nghiêm trọng: 3 tháng

2. Những quyết định của tòa án trong khi chuẩn bị xét xử

– Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 179), trong 3 trường hợp:

+ khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được

+ khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác

+ khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

– Quyết định tạm đình chỉ vụ án (Điều 180), trong 2 trường hợp:

+ khi bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác

+ không biết rõ bị can đang ở đâu

– Quyết định đình chỉ vụ án (Điều 180), 2 trường hợp:

+ khi có một trong những căn cứ:

  • người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm (khoản 2 Điều 105)
  • người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự (khoản 3 Điều 107)
  • người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật (khoản 4 Điều 107)
  • đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 5 Điều 107)
  • tội phạm đã được đại xá (khoản 6 Điều 107)
  • người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác (khoản 7 Điều 107)

+ VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án (Điều 181)

– Quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 178):

+ căn cứ ra quyết định: khi không có căn cứ để ra 1 trong 3 quyết định đã nêu trên

+ nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử:

(1) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo

(2) Tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo

(3) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa

(4) Xử công khai hay xử kín

(5) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, nếu có

(6) Họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có

(7) Họ tên người bào chữa, nếu có

(8) Họ tên người phiên dịch, nếu có

(9) Họ tên những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà

(10) Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà

——————–

Ngày 13/10/2016

Giảng viên: thầy …

(tiếp bài trước)

III. Những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa

1. Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm (Điều 185)

– Hội đồng xét xử sơ thẩm = 1 thẩm phán + 2 hội thẩm.

Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì HĐXX có thể gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm.

– Hội thẩm: là người thuộc các tổ chức chính trị xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, trí thức, …

Chú ý: hội thẩm chỉ có ở cấp sở thẩm (phúc thẩm chỉ có thẩm phán, không có hội thẩm). Lý do: thực tế ở VN thì việc đưa hội thẩm vào HĐXX phần nhiều thể hiện tính dân chủ (ít tính chuyên môn)

Câu hỏi: tại sao thành phần chuyên môn (thẩm phán) trong Hội đồng xét xử lại ít hơn thành phần phi chuyên môn (hội thẩm) ? Phải chăng nên đảo lại tỷ lệ này để nâng cao chất lượng xử án ?

Trả lời: Tỷ lệ trong HĐXX này vẫn giữ nguyên từ năm 1945, mang tính chất lịch sử, hiện vẫn chưa có lý giải thỏa đáng. Tuy nhiên có thể giải thích theo hướng để tỷ lệ như vậy để thể hiện tính dân chủ, hoặc để tránh sự “quan liêu” của những “quan tòa”. Hơn nữa, để đề phòng sự sai sót thì nếu không đồng ý với quyết định của phiên tòa sơ thẩm thì có thể kháng cáo, kháng nghị và trong phiên tòa phúc thẩm chỉ có thành phần chuyên môn (tức là chỉ có thẩm phán)

– Với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm.

– Vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên: trong hội đồng xét xử phải có ít nhất 1 hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên (khoản 1 Điều 307)

2. Những người cần phải có mặt tại phiên tòa

– Sự có mặt của Kiểm sát viên (Điều 189): bắt buộc phải có mặt, để thực hiện 2 chức năng:

+ công tố

+ kiểm soát việc tuân theo PL của tòa án

Với những vụ án phức tạp, đông bị cáo thì có thể có nhiều KSV cùng tham gia

Nếu KSV vắng mặt, bị thay đổi mà không có KSV dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo ngay cho VKS cùng cấp

– Sự có mặt của bị cáo (Điều 187): có nghĩa vụ phải tham gia, nếu vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì bị áp giải đến phiên tòa, nếu đang bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn tránh thì hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo.

Mặt khác, sự có mặt của bị cáo cũng là quyền của bản thân họ, vì họ tham gia phiên tòa để tự bảo vệ cho mình trước những buộc tội của bị hại, của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tòa án có thể xử vắng mặt bị cáo trong 3 trường hợp:

+ bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả

+ bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa: là trường hợp VN và quốc gia đó chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp để có thể dẫn độ tội phạm, hoặc nước ngoài từ chối dẫn độ (thường vì lý do chính trị). Hiện nay VN mới ký được Hiệp định tương trợ tư pháp với hơn 20 quốc gia.

+ nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ. (đây là vấn đề gây tranh cãi vì mâu thuẫn với nghĩa vụ của bị cáo là phải tham gia. Đến luật TTHS 2015 đã sửa lại thành: bị cáo có quyền làm đơn xin xét xử vắng mặt, nếu tòa chấp thuận thì sẽ tiến hành xử vắng mặt)

– Sự có mặt của người bào chữa (Điều 190): có nghĩa vụ tham gia. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.

Chú ý: trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. Tức là trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa tại phiên tòa, gồm 2 trường hợp:

+ bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự

+ bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất

Tuy nhiên, nếu bị cáo đồng tình với sự vắng mặt của người bào chữa, hoặc từ chối sự có mặt người bào chữa thì tòa vẫn mở phiên tòa, nhưng sẽ ghi rõ vào Biên bản phiên tòa. Chú ý: nếu bị cáo thuộc diện phải có người đại diện để tham gia phiên tòa thì chỉ khi cả bị cáo và người đại diện cùng đồng thời từ chối người bào chữa thì tòa mới mở phiên tòa, nếu chỉ 1 người đồng ý, người kia không đồng ý thì tòa vẫn bắt buộc phải có người bào chữa thì mới cho mở phiên tòa.

– Sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ (Điều 191): tùy từng trường hợp mà HĐXX quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Chú ý: nếu phiên tòa phải có người phiên dịch thì nếu vắng người phiên dịch thì phiên tòa sẽ bị hoãn.

3. Thời hạn hoãn phiên tòa (Điều 194)

– Không được quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

4. Giới hạn của việc xét xử (Điều 196)

– Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.

Tòa án không thể xét xử bị cáo về những hành vi chưa bị truy tố hoặc đồng phạm khác chưa bị khởi tố, điều tra, truy tố

– Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố.

Tòa án có thể xét xử bị cáo về tội phạm khác bằng hoặc nhẹ hơn tội phạm mà VKS đã truy tố.

5. Việc rút quyết định truy tố, kết luận về tội nhẹ hơn (Điều 195, 221)

– Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, KSV có thể rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nhưng HĐXX vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án

– Trong trường hợp KSV rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án, HĐXX yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút truy tố đó

– Trong trường hợp KSV rút toàn bộ quyết định truy tố thì HĐXX vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự luật định. Nếu có căn cứ xá định bị cáo không có tội thì HDDXX tuyên bố bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp.

IV. Trình tự phiên tòa sơ thẩm

Gồm 4 bước:

+ B1: thủ tục bắt đầu phiên tòa: HĐXX chỉ xem xét những điều kiện để mở phiên tòa

+ B2: xét hỏi tại phiên tòa: sau khi KSV đọc cáo trạng xong

+ B3: tranh tụng tại phiên tòa

+ B4: nghị án và tuyên án

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tố tụng hình sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hinh-su?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.