fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương II

Chương II của môn học Luật Thương mại 1 thường tập trung vào chủ đề doanh nghiệp tư nhân – một loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Nội dung bài giảng về doanh nghiệp tư nhân giúp sinh viên hiểu rõ về đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân, cũng như cơ cấu quản lý và điều kiện thành lập loại hình này. Chương này cũng làm rõ các quy định pháp lý liên quan đến tài sản, vốn, và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động kinh doanh.

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương II

Chương 2: Doanh nghiệp tư nhân

I. Doanh nghiệp tư nhân

1. Khái niệm

Là mô hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Điều 183 luật Doanh nghiệp 2014)

2. Đặc điểm

Chủ sở hữu của doanh nghiệp: là 1 cá nhân, cần đảm bảo:

  • Là công dân VN hoặc người nước ngoài,
  • Có đầy đủ năng lực hành vi (đủ 18 tuổi và không bị mất hay hạn chế năng lực hành vi), và
  • Không thuộc các đối tượng bị cấm theo khoản 2 điều 18 luật doanh nghiệp 2014

Hạn chế của việc chủ sở hữu của DNTN chỉ là 1 người:

  • hạn chế về vốn: chỉ 1 cá nhân bỏ vốn, nên quy mô khó có thể lớn
  • khả năng chia sẻ rủi ro với các chủ thể khác là không có
  • khi quyết định các vấn đề quan trọng chỉ có 1 người quyết ==> không có phản biện ==> dễ sai lầm

DNTN thường chỉ ở quy mô nhỏ hay trung bình

Trách nhiệm tài sản: chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn, bằng tất cả tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

VD: A có 2 tỷ, bỏ ra 1 tỷ để thành lập DNTN để kinh doanh, công ty thua lỗ, phá sản, tài sản DNTN chỉ còn 300 triệu, trong khi khoản nợ là 800 triệu. Khi đó DNTN đó phải bán hết tài sản để trả nợ, tức là trả được 300 triệu, sau đó A còn phải dùng tiếp tài sản của mình để trả tiếp 500 triệu nữa. Trường hợp khoản nợ lớn hơn số tài sản mà A có (giả sử khoản nợ là 3 tỷ) thì sau khi A dùng hết toàn bộ tài sản để trả thì A vẫn bị mắc nợ, và mỗi khi A nhận được tài sản (VD được nhận thừa kế, đi làm kiếm được tiền, …) thì A phải tiếp tục trả nợ đến khi hết nợ.

Khác với trường hợp A thành lập công ty TNHH và A đã bỏ ra đủ 1 tỷ vào công ty thì A chỉ phải bán hết tài sản (300 triệu) để trả nợ, phần còn lại là rủi ro của các chủ nợ.

Nhược điểm của việc chịu trách nhiệm vô hạn: là có thể mất toàn bộ tài sản

Tình huống: A lấy vợ là B, hai vợ chồng mua 1 căn nhà trị giá 4 tỷ, A thành lập 1 DNTN, bị thua lỗ và phá sản, sau khi A dùng hết tài sản để trả nợ nhưng vẫn thiếu 2 tỷ. Khi đó xử lý thế nào ?

Các chủ nợ sẽ đòi A và vợ phải bán căn nhà và dùng phần tiền của A trong tài sản đó để trả nợ. Tuy nhiên luật Hôn nhân gia đình lại quy định chỉ được chia tài sản khi ly hôn hoặc do vợ chồng cùng đồng ý. Nếu vợ A không đồng ý thì căn nhà của A và vợ cũng không bị bán.

A chỉ phải bán nhà nếu A và vợ khi thành lập DNTN đã đồng ý đưa căn nhà vào thành 1 tài sản cho DNTN đó

Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương II
Bài giảng môn học Luật thương mại 1 chương II

 Chú ý: có cách “lách” để tránh phải chịu trách nhiệm tài sản là chuyển sở hữu tài sản sang cho người khác, tuy nhiên cần chú ý phải chuyển trước 12 tháng của thời điểm DNTN phá sản, vì theo luật quy định nếu tài sản chuyển nhượng cho người khác trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm DNTN phá sản thì tòa sẽ coi việc đó là hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh trách nhiệm tài sản và sẽ tuyên việc chuyển nhượng đó và vô hiệu.

Trường hợp chủ DNTN chết trong lúc đang làm thủ tục phá sản DNTN (mà không ai chịu nhận thừa kế là làm chủ DNTN đó để trả nợ) thì toàn bộ di sản của người đó (gồm tài sản riêng, phần tài sản chung) sẽ được dùng để hết trả nợ trước khi chia di sản cho những người thừa kế. Trường hợp vẫn không đủ để trả nợ thì đó là rủi ro của các chủ nợ.

Trường hợp chủ DNTN chết khi DNTN vẫn hoạt động bình thường, thì người nhận thừa kế DNTN sẽ là chủ sở hữu mới của DNTN. Tuy nhiên vấn đề phát sinh là tài sản của chủ cũ khác với tài sản của chủ mới, và rủi ro sẽ thuộc về các chủ nợ khi chủ mới có ít tài sản.

Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập và không có tư cách pháp nhân:

VD: A thành lập DNTN, A đăng ký đưa ô tô của mình vào DNTN, như vậy chiếc ô tô sẽ là tài sản kinh doanh của DNTN, nhưng chủ sở hữu của chiếc ô tô vẫn là A, tức là A sẽ không phải chuyển quyền sở hữu ô tô sang DNTN. Trong đăng ký của DNTN đó vẫn có tài sản là chiếc ô tô, tuy nhiên nó không độc lập.

Khác với trường hợp thành lập công ty TNHH, thì A sẽ chuyển sở hữu ô tô sang cho công ty, tức là công ty sở hữu chiếc ô tô còn A là chủ sở hữu của công ty.

Như vậy, việc DNTN không có tài sản độc lập vì không thể tách bạch tài sản của công ty với tài sản của chủ sở hữu DNTN

Lý do DNTN không có tư cách pháp nhân vì nó không có tài sản độc lập

Chú ý: chủ sở hữu có thể chuyển tài sản của mình thành tài sản của DNTN, tuy nhiên việc này không ảnh hưởng đến việc quản lý của cơ quan NN cũng như việc hoạt động và tính chịu trách nhiệm của DNTN.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

3. Một số đặc trưng của DNTN

Trong doang nghiệp tư nhân, nếu có tranh chấp, thì chủ sở hữu của DNTN vừa là nguyên đơn, vừa là bị đơn chứ không phải là DNTN: tức là khi ra tòa để giải quyết tranh chấp là chủ DNTN. Như vậy trong việc ký kết hợp đồng thì thương nhân, tức là DNTN sẽ đứng tên trên hợp đồng, còn khi ra tòa thì chủ thể của tranh chấp sẽ là chủ sở hữu doanh nghiệp chứ không phải DNTN

Ở đây có sự “nhập nhằng” giữa DNTN và chủ sở hữu DNTN, do bản chất của DNTN là 1 cá nhân thực hiện kinh doanh.

Một cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN: do DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn nên toàn bộ tài sản của 1 cá nhân chỉ có thể đảm bảo cho 1 DNTN, không thể xảy ra trường hợp 1 cá nhân thành lập 2 DNTN vì khi đó 1 tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm 2 lần.

Chú ý: 1 cá nhân có thể thành lập nhiều công ty

Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh

DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, trở thành thành viên của các loại công ty

Trong DNTN chỉ có 1 người đại diện duy nhất là chủ DNTN. DNTN có thể thuê giám đốc, nhưng người đại diện theo PL của DNTN vẫn là chủ DNTN

Chủ sở hữu DNTN có thể cho thuê DN của mình (Điều 186 luật doanh nghiệp 2014): tuy nhiên chủ sở hữu DNTN vẫn là người chịu trách nhiệm về hoạt động của DN.

Chủ sở hữu DNTN có quyền bán DN của mình (Điều 187 luật doanh nghiệp 2014): khi đó nợ của DN khi bán sẽ theo thỏa thuận ai là người trả nợ:

  • Trường hợp 1: chỉ bán DN, không bán nợ, tức là nợ vẫn do chủ cũ chịu trách nhiệm
  • Trường hợp 2: bán DN và bán cả nợ

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật thương mại 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-1

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.