fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp

Bài giảng môn học Luật so sánh chương III cung cấp cái nhìn sâu sắc về dòng họ Common law, một trong hai hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới. Hệ thống này, bắt nguồn từ Anh, đặc trưng bởi sự phát triển từ các quyết định tòa án và sự ứng dụng của tiền lệ pháp lý trong xét xử. Chương này giúp người học hiểu rõ về sự khác biệt giữa Common law và Civil law, cũng như cách thức hoạt động của nó trong các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.

Bài giảng môn học Luật so sánh chương III

Chương 3: Dòng họ Common law

– Có nhiều tên gọi:

+ dòng họ thông luật / dòng họ PL chung: dòng họ common law xuất phát từ Anh, tiền thân là 1 loại PL được áp dụng chung trên toàn nước Anh từ thế kỷ 13 (nên có tên là “common law”)

+ dòng họ PL Anh – Mỹ: vì Anh, Mỹ là 2 quốc gia điển hình của dòng họ này

+ dòng họ PL Anglo – Saxon: Anglo và Saxon là các tộc người Đức cổ, đã xâm chiếm nước Anh và thay thế cho người La Mã cai trị nước Anh, và đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống PL Anh

+ dòng họ PL án lệ: để so sánh với PL thành văn của dòng họ civil law. Tuy nhiên ngày nay thì PL thành văn ngay cả ở Anh, Mỹ cũng đã có vai trò ngang với án lệ

+ dòng họ common law: đây là tên gọi được thừa nhận và sử dụng phổ biến nhất

– Chú ý: “common law” đa nghĩa:

+ ám chỉ hệ thống án lệ do Tòa án Hoàng gia Anh ban hành. Án lệ do Tòa đại pháp ban hành gọi là equity

+ ám chỉ án lệ của nước Anh, tức là bao gồm cả án lệ do Tòa án Hoàng gia và Tòa đại pháp ban hành

+ ám chỉ hệ thống PL Anh

+ ám chỉ dòng họ PL

– Đặc điểm của dòng họ common law:

+ các hệ thống PL trong dòng họ common law đều chịu ảnh hưởng từ hệ thống PL Anh

+ rất coi trọng án lệ: coi án lệ là nguồn luật cơ bản, nguồn luật sơ cấp

+ thẩm phán có vai trò quan trọng trong sáng tạo quy phạm PL

+ không có sự phân chia PL thành luật công và luật tư. Mặc dù trong lịch sử nước Anh đã từng có thời kỳ có sự phân chia hệ thống PL thành luật công và luật tư, nhưng chỉ nhằm mục đích xác định các thủ tục tố tụng tương ứng, chứ không nhằm mục đích như với civil law.

Chú ý: sự phân chia thành luật công và luật tư là đặc điểm riêng của dòng họ civil law, không có ở các dòng họ PL khác.

+ chế định PL đặc thù: chế định ủy thác (có nội dung tương tự với nội dung Làm giàu bất chính của chế định Luật nghĩa vụ trong civil law)

+ xuất phát từ Anh, sau đó lan rộng sang tất cả các châu lục khác.

Chú ý: civil law cũng có sự lan rộng, nhưng riêng ở châu Úc (châu Đại dương) không có sự hiện diện của civil law. Lý do vì hầu hết các quốc gia châu Úc là thuộc địa của Anh, Mỹ.

I. Sự hình thành và phát triển của dòng họ common law

Lịch sử hình thành và phát triển dòng họ common law chính là lịch sử hình thành và phát triển hệ thống PL Anh.

1. Sự hình thành hệ thống common law ở Anh

Chia làm 4 giai đoạn:

+ giai đoạn trước năm 1066

+ giai đoạn từ 1066 đến cuối thế kỷ 14

+ giai đoạn từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18

+ giai đoạn từ thế kỷ 19 đến nay

a. Giai đoạn trước năm 1066

Có 3 tiểu giai đoạn:

– Tiểu giai đoạn giữa thế kỷ 1 trước CN trở về trước: nước Anh chỉ có người dân Anh bản địa (người Celtic), không có PL và không có bộ máy nhà nước, quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các tập quán.

– Tiểu giai đoạn thế kỷ 1 trước CN đến thế kỷ 4: là thời kỳ hùng mạnh của đế quốc La Mã, người La Mã đã tràn sang Anh cai trị người Celtic và đem theo văn hóa và PL La Mã, tuy nhiên thực tế chỉ ảnh hưởng được về văn hóa, còn PL La Mã gần như không tác động đến người Anh bản địa. Lý do là vì người La Mã cho rằng luật La Mã rất cao quý, PL La Mã chỉ dùng để với người La Mã chứ không áp dụng cho dân ngoại đạo Celtic ==> do đó PL Anh sử dụng vẫn là tập quán của mình

– Tiểu giai đoạn cuối thế kỷ 4 đến 1066:

+ đế quốc Tây La Mã sụp đổ năm 476, người La Mã ở Anh rút về nước. Khi đó ở Anh có 4 tộc người Đức cổ thế chân người La Mã là Anglo, Saxon, Jute, Dane để cai trị Anh ==> PL Anh bắt đầu hình thành

+ từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 6: chủ yếu là tập quán pháp của người Celtic và 4 tộc người Đức cổ

+ đến thế kỷ 7: xuất hiện PL thành văn: nhà vua người Anglo-Saxon cho tập hợp các tập quán thành 1 văn bản gồm 90 điều và ban hành để áp dụng. Tuy nhiên, luật áp dụng không thống nhất, vừa theo tập quán pháp, vừa theo PL thành văn. Hoạt động xét xử được trao cho 1 cơ quan gọi là Tòa địa hạt, do người đứng đầu 1 khu vực dân cư đứng ra xét xử (tương tự như “già làng”)

+ đến thế kỷ 10: xuất hiện Tòa phong kiến với người xét xử là các lãnh chúa địa phương.

b. Giai đoạn từ 1066 đến cuối thế kỷ 14

– Có 2 giai đoạn:

* Tiểu giai đoạn tiếp tục áp dụng Tập quán pháp

– Bối cảnh lịch sử:

+ năm 1066, người Norman (từ Pháp) do William đệ nhất dẫn đầu đánh bại tộc người Anglo Saxon, xây dựng nhà nước tập quyền cát cứ, theo đó:

  • Vua là lãnh chúa tối cao
  • Các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp: đều nằm trong tay Hội đồng cố vấn quốc vương
  • Phương thức bảo vệ ngai vàng vô cùng độc đáo: nhà vua chia đất cho các thuộc hạ để mua chuộc lòng trung thành, số lượng đất chia cho mỗi thuộc hạ (gọi là lãnh chúa) đủ lớn để đảm bảo lòng trung thành, nhưng cũng đủ nhỏ để đảm bảo không thể làm phản

+ các hoạt động của William đệ nhất sau khi lên ngôi:

  • Về tư pháp: nhà vua chỉ xét xử các vụ việc liên quan đến chính trị có sự đe dọa đến ngai vàng, những vụ việc khác do các Tòa địa hạt và Tòa phong kiến xét xử
  • Về lập pháp: tiếp tục sử dụng tập quán pháp đã có từ trước
  • Về hành pháp: xây dựng chế độ phong kiến tập quyền

+ các thành tựu:

  • Đã lập được Sổ điền thổ vào năm 1086 để ghi chép ruộng đất, mục đích để quản lý và để thu thuế
  • Thành lập Hội đồng cố vấn quốc vương: ban đầu để giải quyết các vấn đề về tài chính, thuế cho nhà vua ==> sau đó dần dần mang tính chất Tòa án ==> và cuối cùng hình thành Tòa án Hoàng gia (được đặt tại Westminster) gồm 3 tòa là Tòa tài chính, Tòa thông thường (xử vụ việc dân sự), và Tòa chính trị

– Như vậy, trong giai đoạn này, Hệ thống tòa án của Anh gồm: Tòa địa hạt, Tòa phong kiến, Tòa hoàng gia, Tòa giáo hội (để xét xử các giáo dân)

* Tiếu giai đoạn hình thành và sử dụng common law

– Hoàn cảnh ra đời common law:

+ trước thế kỷ 12: việc giải quyết tranh chấp giữa những người dân thường với nhau do Tòa phong kiến, Tòa địa hạt xét xử bằng cách sử dụng tập quán pháp, tuy nhiên vì tập quán của mỗi nơi lại khác nhau nên dẫn đến vụ việc giống nhau lại cho ra nhiều kết quả xét xử khác nhau. Tòa hoàng gia lúc này chỉ xét xử những vụ việc liên quan đến hoàng gia, không thụ lý vụ việc của dân thường. Việc này dẫn đến mâu thuẫn xã hội phát sinh không được giải quyết.

+ thế kỷ 12: nhà vua nhận thấy đơn thư khiếu nại của người dân gửi đến Tòa hoàng gia quá nhiều, người dân không còn tin tưởng vào Tòa phong kiến và Tòa địa hạt ==> nhà vua yêu cầu Tòa hoàng gia buộc thụ lý đơn của dân chúng. Bên cạnh đó, nhà vua còn yêu cầu các thẩm phán của Tòa hoàng gia đến các địa phương để xét xử lưu động, các thẩm phán này vẫn sử dụng tập quán pháp để xét xử. Sau khi xét xử xong, các thẩm phán quay về Westminster chia sẻ những tập quán và cùng nhau lựa chọn những tập quán hay nhất để đưa vào 1 cuốn sổ gọi là Tuyển tập án lệ.

+ thế kỷ 13: common law ra đời từ thực tiễn xét xử lưu động của các thẩm phán của Tòa án Hoàng gia (tập quán pháp đã được án lệ hóa). Lúc này, các thẩm phán khi xét xử chỉ cần mở Tuyển tập án lệ và áp dụng án lệ phù hợp. Tuyển tập án lệ này được gọi là “luật chung” (common law) được áp dụng chung trên toàn nước Anh.

   Chú ý: Cần phân biệt common law với luật chung châu Âu lục địa (Jus Commune):

  • common law được ban hành bởi các thẩm phán Tòa án Hoàng gia, được áp dụng trên phạm vi nước Anh
  • jus commune được tập hợp bởi các giáo sư đại học thuộc trường phái các nhà bình chú (Glossators) và trường phái các nhà bình luận (Commentators). Jus commune được áp dụng tại các nước châu Âu lục địa trong khoảng thời gian từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 15.

Câu hỏi: Common law khác biệt như thế nào đối với PL của các nước châu Âu lục địa?

   Trả lời: PL thành văn của các nước châu Âu lục địa được ban hành bởi cơ quan lập pháp, hành. Còn common law do cơ quan tư pháp ban hành.

– Nguyên tắc Stare Decicis: nguyên tắc tiền lệ pháp, quy định các thẩm phán khi xét xử nếu thấy vụ việc có tình tiết tương tự như với vụ việc trong quá khứ thì có thể áp dụng cách giải quyết vụ việc trong quá khứ đó.

+ trước thế kỷ 18: không bắt buộc phải áp dụng nguyên tắc Stare Decicis, tức là dù thấy vụ việc mình đang xét xử có tình tiết giống với 1 án lệ trước đó thì thẩm phán không bắt buộc phải tuân theo án lệ đó

+ từ thế kỷ 18: bắt buộc phải tuân theo án lệ

– Đặc điểm của common law (chỉ ở Anh):

+ gắn liền với hệ thống trát rất phức tạp: trát là 1 mẫu đơn khởi kiện, tại Anh thời điểm này có tới gần 100 loại trát cho mỗi loại vụ kiện, nếu chọn sai loại trát thì sẽ bị mất quyền khởi kiện.

+ thủ tục tố tụng rất phức tạp (trong các phiên tòa của Tòa hoàng gia): thẩm phán Tòa Hoàng gia rất coi trọng chứng cứ, các phiên tòa luôn có bồi thẩm đoàn

c. Giai đoạn từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 18 (giai đoạn hình thành và phát triển equity)

– Nguyên nhân xuất hiện equity: do common law đã bộc lộ nhiều hạn chế ở cả luật nội dung và luật hình thức:

+ luật nội dung:

  • Phán quyết của các thẩm phán Tòa hoàng gia không còn chính xác: lý do vì thẩm phán chỉ dựa vào tuyển tập án lệ để ra phán quyết, nhưng đến thế kỷ 15 các quan hệ xã hội đã thay đổi rất nhiều so với trước đó ==> hạn chế khi xét xử
  • Sự sáng tạo, linh hoạt của các thẩm phán Tòa Hoàng gia giảm sút: các thẩm phán Tòa hoàng gia không còn sáng tạo ra các án lệ mới, mà chỉ áp dụng các án lệ cũ
  • Xuất hiện một số vụ việc không có án lệ, bị thẩm phán Tòa hoàng gia từ chối thụ lý với lý do là chưa có trong Tuyển tập án lệ

+ luật hình thức:

  • Nguyên đơn chỉ cần chọn sai trát là bị mất quyền khởi kiện: có đến gần 100 trát, người dân thường không thể có kiến thức sâu sắc về PL ==> đây là quy định gây rất nhiều bức xúc trong dân chúng
  • Xuất hiện nhiều vụ việc không có trát nào phù hợp: vì thiếu trát nên nguyên đơn không thể khởi kiện
  • Phiên tòa của Tòa hoàng gia sử dụng tiếng Pháp (là thứ ngôn ngữ dành cho giới quý tộc Anh thời đó) nên gây khó khăn cho người dân
  • Chứng cử giả gây ra kết quả xét xử không chính xác (vì các thẩm phán Tòa hoàng gia quá coi trong chứng cứ)

==> từ những hạn chế trên của common law, dân chúng không còn tin tưởng vào Tòa án Hoàng gia

==> chỉ còn lựa chọn duy nhất là khiếu kiện lên nhà Vua

==> Vua chỉ định 1 người thay mình xét xử, gọi là Đại pháp quan (nhà vua thường chọn 1 linh mục nhà thờ là Đại pháp quan)

==> Đại pháp quan cần có bộ máy giúp việc, dần dần hình thành Tòa đại pháp. Khác với Tòa hoàng gia sử dụng common law, thì Tòa đại pháp sử dụng equity (luật công bằng) trong xét xử.

Chú ý: Tòa Đại pháp không thay thế cho Tòa Hoàng gia mà cùng hoạt động song song với Tòa Hoàng gia

* Về Tòa Đại pháp

– Luật nội dung: tòa đại pháp sử dụng equity, tức là xét xử dựa trên sự công bằng và lẽ phải, theo ý chí chủ quan của Đại pháp quan.

– Luật hình thức: (tại Tòa Đại pháp thì luật nội dung được coi trọng hơn luật hình thức, ngược lại với Tòa hoàng gia)

+ không sử dụng hệ thống trát đồ sộ của Tòa hoàng gia, mà chỉ sử dụng 1 trát duy nhất là Trát triệu tập

+ rất chú ý đến lời khai, đến tình tiết, chứ không chỉ chú trọng đến chứng cứ như ở Tòa Hoàng gia

+ yếu tố tôn giáo được đưa vào trong các buổi xét xử của Tòa đại pháp: như việc trước khi lấy lời khai, thẩm phán yêu cầu đương sự phải thề trên quyển kinh thánh (thề chỉ nói ra sự thật), sau khi tuyên 1 người có tội thì sẽ tiến hành rửa tội. Lý do vì Đại pháp quan là 1 linh mục nhà thờ và hầu hết người dân Anh đều theo công giáo.

+ không có bồi thẩm đoàn

– Lưu ý: equity ra đời cùng tồn tại song hành với common law chứ không thay thế cho common law ==> khiến cho hệ thống PL của Anh vô cùng phức tạp.

* Sự phát triển của equity

– Thế kỷ 15: equity ra đời, thể hiện được sự mềm dẻo, linh hoạt

– Thế kỷ 16: xuất bản Tuyển tập equity, các thẩm phán cũng dần phụ thuộc vào Tuyển tập equity và dần trở nên cứng nhắc (giống như common law)

– Thế kỷ 17: phán quyết của Tòa đại pháp đã không còn mang giá trị chung thẩm, có thể bị kháng cáo lên Thượng nghị viện. Xuất hiện mâu thuẫn giữa Tòa hoàng gia và Tòa đại pháp: như việc Tòa hoàng gia đang xét xử thì Tòa đại pháp lại ra Quyết định yêu cầu đình chỉ việc xét xử đó; hoặc khi Tòa đại pháp đang xét xử vụ án thì Tòa hoàng gia cũng ra Quyết định đình chỉ vụ án ==> vì 2 Tòa hoàng gia và Tòa đại pháp là ngang cấp nên mâu thuẫn không thể giải quyết ==> yêu cầu nhà vua phán xử (nhà vua thường sẽ “bênh” Tòa đại pháp vì Đại pháp quan do nhà vua trực tiếp lựa chọn)

* Đóng góp của equity

– Đóng góp lớn nhất của equity là đã giúp khai sinh ra chế định điển hình của dòng họ common law là chế định ủy thác (chế định điển hình của civil law là luật nghĩa vụ)

* So sánh common law và equity

– Common law do Tòa hoàng gia sáng lập ra, còn Equity do Tòa đại pháp sáng lập ra

– Cả 2 loại luật này đều do cơ quan tư pháp (là Tòa án) sáng lập ra, đều dựa trên thực tiễn xét xử

d. Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến nay (giai đoạn cải tổ hệ thống PL Anh)

– Nguyên nhân cải tổ:

+ hệ thống PL Anh quá phức tạp, rối rắm: vừa có common law, vừa có equity và 2 loại luật này lại mâu thuẫn với nhau, hệ thống tòa án gồm Tòa địa hạt, Tòa phong kiến, Tòa hoàng gia, Tòa đại pháp, Tòa tôn giáo

+ đầu thế kỷ 19, 1 học giả Anh tên là Jeremy Bentham kêu gọi cải tổ hệ thống PL Anh. Đến cuối thế kỷ 19 thì hệ thống PL Anh đã có sự cải tổ mạnh mẽ, gọi là cuộc cải tổ hệ thống PL Anh lần thứ nhất

– Các thành tựu:

+ về hệ thống tòa án: 2 đạo luật vô cùng quan trọng cải tổ hệ thống tòa án

  • Ban hành Luật tòa án tối cao 1873, trong đó sáp nhập Tòa hoàng gia và Tòa đại pháp thành Tòa án tối cao. Tòa án tối cao gồm Tòa phúc thẩm và Tòa cấp cao. Tòa cấp cao gồm 3 tòa là Tòa nữ hoàng, Tòa đại pháp, Tòa gia đình
  • Ban hành Luật thẩm quyền xét xử phúc thẩm 1876, trong đó thẩm quyền xét xử phúc thẩm cao nhất thuộc về Ủy ban phúc thẩm thuộc Thượng nghị viện. Luật này có hiệu lực đến tận năm 2009.

Chú ý: như vậy mặc dù tên là Tòa án tối cao, nhưng lại không có thẩm quyền tối cao (mà thẩm quyền tối cao thuộc về Ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị viện)

  • Từ 2009, Tòa tối cao mới có thẩm quyền tối cao (sau cuộc cải tổ hệ thống PL Anh lần thứ hai diễn ra từ 2005 đến năm 2009)

+ về luật nội dung:

  • Hợp nhất common law và equity: các thẩm phán có thể tùy ý lựa chọn án lệ có nguồn gốc common law hay nguồn gốc equity
  • Tiến hành pháp điển hóa trong 1 số lĩnh vực (ở châu Âu lục địa pháp điển hóa toàn bộ hệ thống PL)

+ về luật hình thức: xóa bỏ trát, chỉ còn giữ lại trát triệu tập. Tuy nhiên tư duy về việc sử dụng trát vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay (như việc các luật sư ở Anh vẫn có xu hướng tự nhận mình hành nghề trong lĩnh vực nào trên cơ sở phân chia các loại trát, các môn học trong chương trình đào tạo luật cũng vẫn được thiết kế trên cơ sở phân chia các loại trát trước đây)

2. Sự mở rộng của common law từ Anh ra các quốc gia khác

a. Con đường mở rộng

– Chỉ có 1 con đường duy nhất là con đường ép buộc thông qua cưỡng bức thuộc địa (khác với civil law có 2 con đường mở rộng là ép buộc và tự nguyện học hỏi)

b. Quy mô mở rộng

– Với quốc gia chưa có hệ thống PL trước khi người Anh đến (xâm chiếm): tiếp nhận dễ dàng và hệ thống PL sẽ rất giống với Anh, điển hình như Úc, New Zealand

– Với quốc gia đã có hệ thống PL trước khi người Anh đến: có 2 trường hợp

+ nếu hệ thống PL của thuộc địa không cản trở chính sách cai trị của thực dân Anh: không bắt buộc xóa bỏ hệ thống PL cũ, chỉ đưa thêm một số quy định PL từ Anh ==> hệ thống PL không giống Anh, ví dụ Nam Phi (trước theo civil law từ Hà Lan, sau khi người Anh đến thì trở thành hỗn hợp civil law và common law), Quebek (vẫn giữ civil law từ Pháp), Ấn Độ (vẫn giữ luật tôn giáo + common law)

+ nếu hệ thống PL của thuộc địa gây cản trở cho chính sách cai trị của Anh: bắt xóa bỏ hệ thống PL đó và bắt buộc tuân theo hệ thống PL của Anh, đó là các trường hợp của Hồng Kông, Singapore

II. Một số hệ thống PL điển hình thuộc dòng họ common law

1. Hệ thống pháp luật vương quốc Anh

a. Khái quát về hệ thống PL vương quốc Anh (UK)

– UK = England + Wales + Scotland + Northern Ireland

UK: tên đầy đủ là Liên hiệp vương quốc Anh và bắc Ireland, gọi tắt là Vương quốc Anh

– Đến thời điểm hiện tại trên toàn UK vẫn chưa thống nhất về mặt luật áp dụng và hệ thống tòa án:

+ Scotland đến cuối thế kỷ 13 vẫn là 1 quốc gia độc lập, năm 1292 bị Anh chiếm, sau đó lại giành độc lập, rồi sau đó lại bị chiếm đóng ==> dân chúng Scotland mệt mỏi và đồng ý đi theo Pháp (là kẻ thù của Anh lúc đó) và đồng thời xây dựng hệ thống PL theo civil law (giống Pháp). Đến năm 1707, người Scotland đồng ý trở thành 1 bộ phận của Vương quốc Anh. Tuy đã trở thành 1 phần của UK, nhưng Scotland vẫn giữ PL theo civil law, và kết quả là hiện tại hệ thống PL của Scotland là hỗn hợp của civil law và common law

+ Hệ thống tòa án: thế kỷ 19 có Tòa án tối cao, thẩm quyền xét xử cao nhất, ngoại trừ Scotland: hình sự theo 3 cấp riêng của Scotland, chỉ dân sự mới theo các Tòa chung của UK

b. Nguồn luật

* Án lệ

– Khái niệm: là bản án, cách giải thích, cách áp dụng PL của vụ việc tương tự trong quá khứ

– Vai trò của thẩm phán: là người sáng tạo ra các quy phạm PL thông qua các phán quyết, bản án (khác với civil law, thẩm phán hay cơ quan tư pháp chỉ là người áp dụng PL, còn sáng tạo ra PL là phải cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp)

– Nguyên tắc Stare Decicis (từ thế kỷ 13): nguyên tắc tiền lệ pháp

+ nội dung của nguyên tắc Stare Decicis:

  • Các tòa cấp dưới phải tuân thủ theo phán quyết của tòa án cấp trên: tòa cấp trên gồm: tòa tối cao (trước 2009 là Ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị viện), tòa phúc thẩm, tòa cấp cao
  • Tòa cấp trên cũng phải tuân thủ phán quyết của chính mình trong quá khứ (ngày nay chỉ còn đúng đối với tòa phúc thẩm, tức là Tòa tối cao và Tòa cấp cao có thể không phải tuân theo phán quyết của chính mình trong quá khứ)

+ không phải mọi bản án của tòa án cấp trên đều là án lệ, mà chỉ có những bản án được xuất bản mới trở thành án lệ (trong Tuyển tập án lệ)

+ các phần của bản án được coi là án lệ: gồm 2 phần

  • Ratio Decidendi: chứa các quy phạm PL, nguyên tắc pháp lý để đưa ra phán quyết. Phần này có giá trị ràng buộc đối với các thẩm phán áp dụng để xét xử sau này.
  • Obiter Dictum: bình luận, nhận xét của thẩm phán để lý giải thêm. Phần này chỉ có giá trị tham khảo.

+ vị trí của án lệ: là nguồn luật sơ cấp, quan trọng. Các thẩm phán ở Anh áp dụng nguyên tắc Stare Decicis rất nghiêm ngặt, đến mức cứng nhắc (khác với ở Mỹ cũng áp dụng Stare Decicis nhưng mềm dẻo và linh hoạt)

– Lưu ý:

+ chỉ bản án của Tòa án cấp cao mới có thể trở thành án lệ (nếu được xuất bản)

+ bản án của Tòa hình sự trung ương, Tòa pháp quan, và Tòa địa hạt không bao giờ trở thành án lệ

* Pháp luật thành văn

– Xuất hiện đầu tiên ở Anh vào thế kỷ 7, gồm 90 điều, chủ yếu là tập quán pháp

– Vị trí của PL thành văn:

+ trong quá khứ: bị coi là viển vông, xa rời thực tế (chỉ coi trọng án lệ)

+ hiện nay: vai trò của PL thành văn ngang với án lệ, thậm chí PL thành văn có thể hủy bỏ án lệ trong quá khứ. Tuy nhiên trong thực tế ở Anh, khi sử dụng PL thành văn thì vẫn phải giải thích PL, và thẩm phán vẫn thường phụ thuộc vào án lệ, vì trong án lệ có nêu cách giải thích PL

– Phân loại:

+ văn bản do nghị viện ban hành: luật, luật thống nhất, luật hệ thống hóa

+ văn bản do nghị viện ủy quyền ban hành: văn bản thi hành luật, luật lệ địa phương (ở VN gọi là văn bản dưới luật)

– Hiến pháp:

+ nước Anh không có hiến pháp thành văn, mà chỉ có hiến pháp bất thành văn. Những quy định có bản chất Hiến pháp Anh được nêu rải rác tại nhiều nguồn luật: PL thành văn, án lệ, tập quán, đặc quyền hoàng gia, … chứ không phải là 1 văn bản duy nhất được đề tên là Hiến pháp Anh như ở các quốc gia khác.

+ đạo luật Magna Carta 1215 (Đại Hiến chương) được coi Hiến pháp đầu tiên của Anh, trong đó có những quy định về quyền con người rất tiến bộ như:

  • Quyền bình đẳng trước công lý
  • Quyền được tòa xét xử trước khi bị bỏ tù hoặc bị tước đoạt tài sản
  • Quyền không bị phạt tiền đến mức phá sản
  • Quyền không bị tước đoạt kế sinh nhai

+ sau đó có các đạo luật quan trọng cũng được coi là thành phần của Hiến pháp Anh như Luật quyền con người 1689, Luật kế vị ngai vàng 1701, Luật đình quyền giam giữ 1679, Luật hợp nhất với Scotland 1701, Luật cộng đồng châu Âu

+ nếu có mâu thuẫn giữa các quy phạm mang bản chất hiến pháp với các quy phạm của các đạo luật thông thường thì cái nào ra đời sau sẽ được áp dụng ==> như vậy khác với các nước, giá trị pháp lý của các quy phạm mang bản chất hiến pháp không cao hơn các quy phạm PL thông thường

+ ở Anh không có cơ chế bảo vệ hiến pháp (vì Hiến pháp không có giá trị cao hơn các đạo luật thông thường)

So sánh cơ chế bảo vệ Hiến pháp giữa các quốc gia:

  • Pháp: Hội đồng bảo hiến, Tham chính viện
  • Đức: Tòa án hiến pháp liên bang, Tòa án hiến pháp bang
  • Anh: không có
  • Mỹ: không có tòa án hiến pháp riêng mà toàn bộ hệ thống tòa án đều có chức năng bảo vệ hiến pháp

* Pháp luật của liên minh châu Âu

– Gồm:

+ PL thành văn

+ Phán quyết của tòa án châu Âu

– Chú ý: sau khi Anh chính thức rời Liên minh châu Âu thì PL của liên minh châu Âu sẽ không còn là nguồn luật của Anh (phải sau ít nhất 2019)

* Tập quán pháp

– Chỉ những tập quán có từ trước năm 1189 (kết thúc triều đại Henry II), được thừa nhận rộng rãi, không trái với các tập quán pháp khác mới được coi là tập quán pháp, là nguồn luật (các tập quán ra đời sau 1189 không được coi là nguồn luật ở Anh)

– Vị trí:

+ quá khứ: có vai trò quan trọng

+ hiện tại: vai trò ngày càng mờ nhạt so với án lệ và PL thành văn, lý do khác là hầu hết tập quán pháp đã được đưa vào án lệ và PL thành văn

* Tục lệ

– Tục lệ là những thói quen trong đời sống sinh hoạt được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

– Ở Anh, tục lệ được coi là nguồn luật khi nó là thói quen trong sinh hoạt của Hoàng gia và Chính phủ Anh (tức là các tục lệ trong đời sống của người dân thì không được coi là nguồn luật). Tục lệ được coi là nguồn luật ở Anh cũng mang bản chất hiến pháp Anh.

VD tục lệ quy định “nước Anh phải có Thủ tướng”, hoặc quy định “nhà vua Anh không được phép kết hôn với người có đời sống tình ái phức tạp”. Đây là các quy định không tìm thấy trong bất kỳ văn bản nào, nhưng vẫn được áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn năm 1936 vua Edward VIII đã phải tuyên bố từ bỏ ngai vàng để kết hôn với 1 phụ nữ đã có 2 đời chồng.

* Đặc quyền hoàng gia

– Là những quy định về đặc quyền dành riêng cho các thành viên của Hoàng gia Anh.

– Trong quá khứ đã từng là 1 nguồn luật quan trọng.

– Đến năm 1215, khi đạo luật Magna Carta (Đại hiến chương) ra đời thì các đặc quyền hoàng gia bị xem nhẹ.

– Đến nay, đặc quyền hoàng gia chỉ còn mang tính hình thức, biểu tượng. Tuy nhiên đặc quyền hoàng gia vẫn mang bản chất hiến pháp Anh.

VD quy định nhà vua sẽ quyết định xem nước Anh có tham gia điều ước quốc tế hay không. Thực chất là Chính phủ Anh, Nghị viện Anh đã quyết, và nhà vua chỉ ký tên để ra quyết định.

VD quy định nhà vua Anh sở hữu tất cả số thiên nga trên các dòng sông, hồ nước tại Anh

VD quy định nhà vua Anh sở hữu tất cả công viên, đường sá, cầu cống tại London

* Một số loại nguồn khác

– Lẽ phải (equity)

– Các nguyên tắc chung của PL

– Các học thuyết pháp lý

* Chế định ủy thác: đây là chế định đặc trưng của common law (chế định đặc trưng của civil law là luật nghĩa vụ)

– Chế định ủy thác được coi là thành tựu lớn nhất của Tòa đại pháp, của equity

– Nguồn gốc chế định ủy thác:

+ trong cuộc thập tự chinh lần thứ 3 (1190-1192), vua Anh Richard I đã dẫn quân đội Anh đến đáng chiếm thánh địa Jerusalem. Đồng nghĩa với việc người lính Anh phải bỏ gia đình đi chinh chiến.

+ Trước khi lên đường chinh chiến, người lính Anh buộc phải giao đất đai, tài sản, gia đình cho người khác để chăm sóc, giao hẹn đến khi họ trở về thì sẽ trả lại cho họ, hoặc nếu họ hy sinh thì sẽ trả lại khi con cái họ trưởng thành ==> phải ủy thác bằng cách sang tên cho người khác

+ tuy nhiên khi đã sang tên thì theo luật sẽ không con sở hữu nữa ==> phát sinh mâu thuẫn ==> kiện lên tòa ==> Tòa đại pháp đã dựa vào lẽ công bằng (equity) để xét xử đảm bảo lợi ích cho người lính đi chinh chiến ==> hình thành những án lệ về ủy thác ==> dần dần hình thành chế định ủy thác đồ sộ, trở thành chế định đặc trưng của dòng họ common law.

c. Hệ thống tòa án của Anh

– Tòa địa hạt: chủ yếu xét xử vụ việc dân sự, có nguồn gốc là Tòa địa phương do lãnh chúa phong kiến lập ra và có thẩm phán không chuyên. Hiện nay, ở một số vùng nông thôn Anh, vẫn còn có các tòa địa hạt mà thẩm phán không được đào tạo chuyên môn về luật, mà là những người có uy tín trong vùng được người tin tưởng bầu làm thẩm phán. Còn ở khu vực thành thị thì Tòa địa hạt đều có các thẩm phán chuyên nghiệp.

– Tòa pháp quan: (giống Tòa tiểu hình) chủ yếu xét xử vụ việc hình sự, nhưng có thêm vụ việc về hôn nhân gia đình

– Tòa hình sự trung ương: giống Tòa đại hình

– Tòa án tối cao: mới chỉ thực sự là “tối cao” từ năm 2009 sau cuộc cải tổ hệ thống PL Anh lần thứ 2 diễn ra từ năm 2005 (trước đó thẩm quyền tối cao thuộc về Ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị viện)

– Nhận xét về hệ thống tòa án Anh: phức tạp, chồng chéo về thẩm quyền:

+ từ tòa cấp thấp nhất đều có thể được kháng cáo, kháng nghị lên tòa cấp trên, hoặc lên thẳng tòa cấp cao (tức là cho phép kháng cáo, kháng nghị vượt cấp);

+ tòa pháp quan chuyên về hình sự, nhưng lại có 1 phần dân sự là các vụ việc hôn nhân gia đình (lẽ ra phải là chức năng của tòa địa hạt) ==> chồng chéo về chức năng

– Mặc dù sau cuộc cải tổ hệ thống PL Anh lần thứ nhất (cuối thế kỷ 19) thì common law và equity đã được hợp nhất, tuy nhiên không hòa tan với nhau. Lý do là vì các án lệ thuộc common law và án lệ thuộc equity có bản chất rất khác nhau: án lệ theo common law chủ yếu dựa trên chứng cứ, còn án lệ theo equity dựa trên lẽ phải và sự công bằng.

Khi xét xử, các thẩm phán có thể lựa chọn án lệ theo common law hay equity. Nhưng nếu lựa chọn án lệ theo equity thì các đương sự phải đảm bảo sự trung thực trong lời khai, nếu trong quá trình xét xử mà thẩm phán phát hiện ra đương sự không trung thực thì vụ việc không còn được xem xét theo equity nữa, mà bắt buộc phải chuyển sang common law.

d. Đào tạo luật và nghề luật

– Nghề luật sư chỉ phát triển mạnh ở những nước mà hệ thống PL phức tạp, đến mức người dân thường khó có thể hiểu được, phải nhờ đến sự trợ giúp của các luật sư.

– Nghề luật ở Anh phát triển mạnh từ kế kỷ 13 cùng với sự ra đời của common law, khi đó áp dụng hệ thống trát rất phức tạp. Để khởi kiện, bên nguyên đơn cần phải lựa chọn đúng trát, trát không chỉ đơn thuần là mẫu đơn khởi kiện, mà còn có nội dung tóm tắt nội dung vụ việc, yêu cầu của nguyên đơn đối với vụ việc, nếu dùng sai trát thì mất quyền khởi kiện ==> tức là rất phức tạp, phải có sự trợ giúp của luật sư

– Kể cả sau khi hệ thống trát được loại bỏ, thì hệ thống PL tại Anh cũng vẫn rất phức tạp ==> nhu cầu về luật sư vẫn rất lớn

– Người Anh quan niệm nghề luật tại Anh chỉ có nghề luật sư (khác với các nước khác còn có thẩm phán, công chứng viên, nhân viên pháp chế, …)

* Hành nghề luật

– Có sự phân biệt về hành nghề giữa luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn:

 Luật sư tranh tụngLuật sư tư vấn
Chuyên mônChuyên sâu về 1 lĩnh vực cụ thểCó chuyên môn rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Quyền hạn / Nhiệm vụTham gia tranh tụng trực tiếp tại các phiên xét xử, nhưng không được liên hệ trực tiếp với khách hàng mà phải thông qua luật sư tư vấnCó quyền tiếp xúc trực tiếp, tiếp nhận các yêu cầu từ thân chủ, nhưng không được tham gia tranh tụng
Công việc cụ thểTham gia tranh tụng tại tòaCung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, viết đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ, … ngoại trừ tranh tụng tại phiên tòa
Tổ chức hoạt độngĐược chọn 1 trong 2 hình thức:+ là luật sư tự do+ thành lập văn phòng luật sưĐược chọn 1 trong 2 hình thức:+ là luật sư tự do+ mở công ty hợp danh về luật
Quản lýĐoàn luật sư quản lýHội luật gia quản lý

* Đào tạo luật:

– Nhìn chung, đào tạo luật ở Anh giống Pháp và giống với VN, nhưng khác với Mỹ.

+ ở Anh (giống ở Pháp, VN), đào tạo cử nhân luật tách biệt với đào tạo nghề luật ; còn ở Mỹ thì đào tạo luôn cả cử nhân luật và nghề luật

+ đầu vào: tương tự Pháp, chỉ cần tốt nghiệp PTTH, nhưng kỳ thi đầu vào yêu cầu rất cao. Còn ở Mỹ yêu cầu phải có 1 bằng đại học trước rồi mới được học cử nhân luật.

Về thi tuyển đầu vào cử nhân luật, nói chung ở Pháp, Đức dễ hơn so với Anh, Mỹ

– Mục tiêu đào tạo: giống với Pháp, Đức, mục tiêu là trang bị kiến thức về khoa học luật, mang tính hàn lâm. Còn ở Mỹ mục tiêu đào tạo là nghề luật.

– Chương trình học: khoa học đại cương (chính trị, kinh tế, triết học), khoa học luật

Khác với ở Mỹ chỉ học các môn luật, bỏ qua các môn đại cương (vì sinh viên luật tại Mỹ phải là người đã có 1 bằng đại học nên đã được học các môn khoa học đại cương rồi)

– So sánh đào tạo luật ở Anh, Đức, Pháp và Mỹ:

 AnhĐức, PhápMỹ
Phương pháp đào tạo– Giáo sư giảng kiến thức– Phương pháp tình huống (seminar) dựa trên án lệ– Giống với Anh, kết hợp với các phương pháp mới như thảo luận, seminarKhác với Anh
Học liệuCoi trọng án lệ: ngoài giáo trình còn có Tuyển tập án lệ ==> sinh viên được tiếp xúc với thực tiễn ngay khi còn đang học  
Bằng cấpKết thúc 3 năm, được cấp bằng Cử nhân luật Không phải bằng cử nhân luật, mà gọi là J.D (jurist doctor)

* Đào tạo và hành nghề luật:

– Quan niệm về nghề luật của Anh rất hẹp: trước kia chỉ có nghề luật sư tranh tụng, đến cuối thế kỷ 18 mới có nghề luật sư tư vấn, và đến thế kỷ 19 mới có thêm nghề thẩm phán.

Khác với Pháp, Đức có thẩm phán, luật sư, công chứng viên, công tố viên.

Khác hẳn với ở Mỹ nơi mà nghề luật rất rộng, ngoài các nghề ở Pháp, Đức, còn có thêm nghề giáo sư luật, trợ giúp pháp lý, nhân viên pháp chế (ở các doanh nghiệp)

– Đào tạo nghề: ở các quốc gia khác, thường có chương trình đào tạo tương ứng với nghề luật cụ thể. Còn ở Anh chỉ quan tâm đến quy chế đào tạo cho nghề luật sư.

– Ở Anh có chương trình đào tạo riêng cho luật sư tranh tụng, và chương trình đào tạo riêng cho luật sư tư vấn.

– Lịch sử đào tạo nghề luật sư tranh tụng:

+ trong quá khứ, việc đào tạo nghề luật sư tranh tụng được tổ chức thông qua “các bữa ăn tối”, theo đó, các luật sư đã có kinh nghiệm truyền lại các kinh nghiệm của mình cho các luật sư mới trong bữa ăn tối. Và sau khoảng 8 bữa ăn tối thì luật sư mới được coi như đã hoàn thành khóa huấn luyện luật sư tranh tụng.

+ hiện nay, mặc dù các cơ sở đào tạo luật sư tranh tụng đã có chương trình đào tạo bài bản, chính quy, tuy nhiên việc đào tạo qua bữa ăn tối vẫn được duy trì tại một số nơi và vẫn được công nhận.

– Lịch sử đào tạo nghề luật sư tư vấn:

+ đến cuối thế kỷ 18 ở nước Anh mới có nghề luật sư tư vấn

+ đại học Oxford là nơi đầu tiên ở Anh đào tạo luật sư tư vấn, ban đầu chương trình đào tạo là khoa học luật, chủ yếu là luật châu Âu lục địa, luật La Mã. Sau này mới có các Trung tâm đào tạo nghề luật sư tư vấn do Hội luật gia Anh giám sát.

– Điều kiện để được học nghề luật sư ở Anh:

+ phải có bằng cử nhân luật

+ người không có bằng cử nhân luật nhưng đã có 1 bằng đại học khác và đã tham dự khóa học kéo dài khoảng 1 năm để vượt qua kỳ thi sát hạch nghề nghiệp phổ thông (CPE),

+ hoặc 1 người bất kỳ có thể học để lấy bằng diplom về luật (Graduate Diploma in law là bằng cao hơn cử nhân luật nhưng thấp hơn thạc sỹ luật)

==> đối tượng được đào tạo nghề luật tại Anh rất mở rộng, cho hầu hết mọi đối tượng (khác với Pháp, Đức hay Mỹ)

 Đào tạo luật sư tranh tụngĐào tạo luật sư tư vấn
Nơi đào tạoCơ sở đào tạo do Đoàn luật sư cấp phép và giám sátCơ sở đào tạo được Hội luật gia cấp phép và giám sát để đảm bảo chất lượng đào tạo
Thời gian đào tạoHọc 1 năm lý thuyết về kỹ năng hành nghề tại cơ sở đào tạo ==> thi sát hạch ==> tập sự 1 năm ==>  được cấp chứng chỉ hành nghềHọc 1 năm lý thuyết về kỹ năng hành nghề tại cơ sở đào tạo ==> thi sát hạch ==> tập sự ít nhất 2 năm ==> thi để lấy chứng chỉ hành nghề

– Trong thực tế, sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, cả luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn đều phải theo học nghề cho luật sư chuyên nghiệp trong 2, 3 năm thì mới đủ tự tin hành nghề.

Câu hỏi: Vì sao thời gian đào tạo luật sư tư vấn lại dài hơn so với luật sư tranh tụng ?

Trả lời: Nguyên nhân vì liên quan đến sự phân chia nghề luật sư: luật sư tư vấn là người tiếp xúc với thân chủ, còn luật sư tranh tụng không được tiếp xúc với thân chủ mà phải thông qua luật sư tư vấn. Vì vậy khi người dân gặp vướng mắc, sẽ tìm đến luật sư tư vấn đầu tiên. Khi đó luật sư tư vấn phải giải quyết nhanh nhất vướng mắc của người dân, tránh đưa ra tòa (để tránh tốn kém cho người dân và tránh quá tải cho tòa án) ==> đòi hỏi luật sư tư vấn phải có trình độ cao, có kinh nghiệm dày dặn ==> cần đào tạo luật sư tư vấn dài hơn để tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm

– Việc hành nghề của luật sư tư vấn:

+ chỉ tư vấn ngoài tòa, còn khi đã đến tòa thì chỉ có luật sư tranh tụng

+ trước đây ranh giới hoạt động giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng rất rõ ràng. Gần đây đã nới lỏng: tại Tòa địa hạt và Tòa pháp quan có thể cho phép luật sư tư vấn tranh tụng tại tòa

+ theo truyền thống ở Anh, trước đây không có nghề thẩm phán, mà lựa chọn luật sư tranh tụng để bổ nhiệm thẩm phán. Gần đây đã mở rộng sang có thể bổ nhiệm luật sư tư vấn làm thẩm phán.

– Nghề thẩm phán: năm 1966 mới có 1 cơ sở đào tạo các ứng viên làm thẩm phán. Đến đầu thế kỷ 21 đã thay bằng Trường tư pháp (năm 2002).

2. Hệ thống pháp luật Mỹ

a. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của hệ thống PL Mỹ

(quá trình common law từ Anh du nhập vào Mỹ)

– Thế kỷ 16, người Anh bắt đầu di cư sang châu Mỹ, PL chưa được quan tâm vì dân cư thưa thớt, nhà nước chưa hình thành

– Thế kỷ 17, Anh thành lập các khu vực thuộc địa đầu tiên của Anh ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên common law không được chào đón:

+ Năm 1608, Hoàng gia Anh tuyên bố PL được áp dụng ở thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ là common law nhưng phải thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Tuy nhiên kết quả không như mong muốn: common law không được tiếp nhận, dù đã có 13 khu vực thuộc địa là 13 bang đầu tiên của Mỹ áp dụng.

+ Lý do:

  • cư dân Bắc Mỹ hầu hết là người Anh, vì chán chế độ hà khắc ở Anh mới di cư sang ==> không muốn tiếp tục sống trong chế độ đó
  • những luật gia am hiểu common law di cư sang Bắc Mỹ chưa nhiều, việc đào tạo luật ở Bắc Mỹ chưa phát triển ==> thiếu người am hiểu, mà common law lại rất phức tạp ==> khó đưa vào thực tiễn áp dụng

+ Vậy khi đó các thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ áp dụng luật nào ?

Một số vùng áp dụng luật tôn giáo (thiên chúa giáo), tuy nhiên dần dần luật tôn giáo không được áp dụng thống nhất vì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các giám mục, không theo khuôn khổ thống nhất ==> nghĩ đến việc ban hành PL thành văn, tuy nhiên gặp khó khăn vì không có tư duy và kỹ thuật xây dựng PL thành văn ==> những đạo luật ban đầu rất sơ sài, không đáp ứng thực tiễn.

– Đầu thế kỷ 18:

+ kinh tế, chính trị dần ổn định và phát triển hơn ==> thương mại phát triển ==> cần PL để điều chỉnh, do chưa có PL ==> áp dụng common law của Anh.

+ lý do người dân Bắc Mỹ chọn common law mà không chọn civil law vì thời điểm đó đế quốc Pháp đang rất mạnh, lại đang đóng quân tại 2 bang là Lousiana và Quebek, đe dọa các thuộc địa của Anh ==> các thuộc địa cần cần gắn kết ==> đã cùng nhau lựa chọn common law

Như vậy, đến đầu thế kỷ 18, người dân Bắc Mỹ đã chính thức lựa chọn common law.

– Giữa thế kỷ 18:

+ các thuộc địa giành được độc lập từ Anh, nước Mỹ ra đời (năm 1776). Đã có luồng tư tưởng không muốn áp dụng common law mà quay sang áp dụng PL thành văn ở châu Âu lục địa, hơn nữa thời điểm này Pháp đã trao trả 2 bang cho Mỹ, nên không còn lo ngại Pháp, dẫn đến muốn xóa bỏ common law để áp dụng PL thành văn

+ tuy nhiên, nỗ lực chuyển sang PL thành văn theo kiểu châu Âu lục địa bị phá sản, và nước Mỹ vẫn theo common law.

Nguyên nhân ?

  • Muốn xây dựng được hệ thống PL thành văn thì phải có tư duy và kỹ thuật lập pháp, mà những thứ đó chỉ có ở PL La Mã, PL châu Âu lục địa, trong khi ở Mỹ chỉ có tư duy án lệ ==> thay đổi tư duy là điều rất khó khăn và cần rất nhiều thời gian
  • Mỹ vừa mới giành được độc lập, việc cấp bách là phải ban hành PL thống nhất ==> không có đủ thời gian để chuyển sang PL thành văn ==> miễn cưỡng áp dụng common law

– Mặc dù vẫn áp dụng common law của Anh, nhưng không dập khuôn mà thay đổi nhiều điểm của common law để phù hợp với thực tế nước Mỹ bấy giờ, lý do vì:

+ người Mỹ đề cao quyền tự do của cá nhân, cởi mở hơn so với Anh

+ mô hình nhà nước khác với ở Anh,

+ cấu trúc dân cư khác với ở Anh

– Các học giả nhận xét về việc nước Mỹ tiếp nhận common law từ Anh:

+ nước Mỹ chỉ tiếp nhận common law của Anh nếu những quy định đó không trái với Hiến pháp Mỹ, phù hợp với điều kiện chính trị, tự nhiên của Mỹ

+ nếu chia hệ thống PL Anh thành luật công và luật tư, thì nước Mỹ chủ yếu tiếp nhận luật tư (vì luật công luôn gắn với hệ thống chính trị, mà mô hình nhà nước Mỹ khác với Anh)

+ Hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự đều khác với Anh (luật hình sự ở Mỹ không khắt khe như ở Anh vì luật hình sự Anh còn chịu ảnh hưởng từ thời phong kiến)

b. Đặc điểm của hệ thống PL Mỹ ngày nay

– Nhà nước Mỹ gồm 50 bang, nhưng lại có 52 hệ thống PL khác nhau:

+ 50 hệ thống PL tương ứng với 50 bang

+ 1 hệ thống PL chung của Liên bang

+ 1 hệ thống PL của quận Clumbia (khu vực thủ đô)

– Mặc dù có nhiều hệ thống PL nhưng lại không xảy ra chồng chéo. Lý do vì được tổ chức rất khoa học:

+ phân chia theo lĩnh vực: tiểu bang và liên bang có sự phân chia thẩm quyền rõ ràng. Hầu hết các luật tư do tiểu bang ban hành, như luật về hợp đồng, công ty, giao dịch, thừa kế, sở hữu, … Liên bang chủ yếu ban hành các luật công và một số luật tư mang tầm quốc gia như luật hàng hải, phá sản, tiền tệ, thuế, …

+ mỗi tiểu bang có hệ thống PL riêng thuộc thẩm quyền của mình. Nếu luật liên bang không điều chỉnh đầy đủ thì tiểu bang có quyền ban hành luật bổ sung những thiếu sót đó

+ các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của bang thì liên bang không được can thiệp, không được ban hành luật điều chỉnh.

+ luật bang nào chỉ được áp dụng trong phạm vi bang đó

+ các bang tôn trọng pháp luật của nhau

c. Nguồn luật

– Nguồn luật của Mỹ gồm:

+ án lệ

+ PL thành văn

+ các tác phẩm pháp lý của các học giả có uy tín

– Trong các nguồn luật thì án lệ là nguồn đặc trưng của hệ thống PL Mỹ, hệ thống án lệ của Mỹ phong phú và đồ sộ hơn của các nước khác thuộc dòng họ common law rất nhiều.

– Chú ý: Mỹ không có tập quán pháp, vì:

+ Mỹ là quốc gia non trẻ, dân cư bản địa là người da đỏ đã bị đồng hóa theo người da trắng nên những tập quán của người da đỏ không còn được áp dụng

+ cư dân Mỹ đa sắc tộc, đến từ khắp nơi trên thế giới nên không thể áp dụng tập quán (vì chắc chắn sẽ không thể có được sự đồng thuận chung, sẽ gây mâu thuẫn nếu áp dụng)

+ tuy nhiên PL Mỹ vẫn thừa nhận tập quán pháp, nhưng chỉ là những tập quán chung áp dụng trong thương mại quốc tế

* Án lệ

– Nhìn chung, việc áp dụng án lệ ở Mỹ cũng tương tự như việc áp dụng án lệ ở Anh, thẩm phán khi xét xử cũng có những thói quen và những thẩm quyền tương tự như ở Anh:

+ khi xét xử vụ việc, các thẩm phán cũng tìm đến án lệ đầu tiên

+ thẩm phán Mỹ cũng có thẩm quyền ban hành luật thông qua các bản án

+ các tòa án ở Mỹ cũng tuân theo nguyên tắc tiền lệ pháp (Stare Decicis), nhưng linh hoạt, mềm dẻo hơn so với Anh: khi xem xét án lệ trong quá khứ, thẩm phán tại Mỹ đặt sự quan tâm lên các chính sách của liên bang, tiểu bang tại thời điểm xảy ra án lệ trong quá khứ đó, để xem án lệ đó có phù hợp để áp dụng cho hiện tại ==> đây là đặc điểm rất tiến bộ trong việc áp dụng án lệ của Mỹ so với Anh, tạo ra sự chủ động, kích thích sự sáng tạo của thẩm phán Mỹ ==> thẩm phán Mỹ rất thoải mái khi tạo ra án lệ mới cho những vụ việc cũ nếu họ chứng minh được hoàn cảnh thay đổi, chính sách thay đổi, làm cho cách giải quyết cũ không còn phù hợp.

– Án lệ ở Mỹ khác với án lệ ở Anh: nguyên tắc tiền lệ pháp ở Mỹ áp dụng với 1 vài giới hạn

+ tòa án tối cao liên bang và tòa án tối cao bang không bị ràng buộc bởi các án lệ trước đó của chính mình (tức là có thể đảo ngược lại tiền lệ pháp đã được thiết lập trước đó)

+ mỗi bang đều có chủ quyền, nguyên tắc Stare Decicis chỉ hoạt động trong phạm vi hệ thống tòa án và phạm vi thẩm quyền lập pháp của mỗi bang.

+ tiền lệ pháp vẫn được các thẩm phán Mỹ trích dẫn, nhưng trong các bản án cũng dành nhiều chỗ cho quan điểm của thẩm phán về chính sách chung

– Nguyên tắc áp dụng án lệ:

+ án lệ của bang nào chỉ được áp dụng ở bang đó

+ án lệ của liên bang chỉ được áp dụng ở liên bang

+ ngoại lệ: vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của bang, nhưng lại được chuyển lên tòa án liên bang xét xử, liên bang không có luật để xét xử ==> thẩm phán liên bang sẽ buộc phải sử dụng PL của tiểu bang, trong đó có án lệ của tiểu bang để xét xử

– Xuất bản án lệ ở Mỹ:

+ bản án của tòa án tối cao liên bang, tòa án tối cao liên bang, tòa phúc thẩm có cơ hội trở thành án lệ

+ án lệ của tòa án tối cao liên bang và tòa án tối cao 1 số bang do chính các tòa này lựa chọn và xuất bản thành sách (gọi là Reportors)

+ hầu hết án lệ của các tòa án khác do các nhà xuất bản tư nhân xuất bản

* Pháp luật thành văn

– Nước Mỹ đã sớm quan tâm phát triển PL thành văn ngay từ khi lập quốc (nước Anh đã xuất hiện PL thành văn từ thế kỷ 13 nhưng không được quan tâm phát triển)

– Ngày nay, nhiều lĩnh vực PL, đặc biệt là những lĩnh vực mới đã được Mỹ pháp điển hóa với tốc độ nhanh chóng (thường chỉ vài tháng khi xuất hiện quan hệ PL mới)

– Vị trí của PL thành văn ở Mỹ: khi đã có PL thành văn điều chỉnh thì các thẩm phán sẽ ưu tiên sử dụng PL thành văn, tuy nhiên khi cần giải thích PL thì các thẩm phán cũng lại tìm đến án lệ (giống Anh)

==> rất khó để xác định xem giữa PL thành văn và án lệ ở Anh, Mỹ, cái nào có hiệu lực vị trí cao hơn

– Hệ thống PL thành văn của Mỹ bao gồm PL thành văn của liên bang và PL thành văn của các bang

– Các văn bản PL thành văn bao gồm:

+ Hiến pháp Mỹ (Anh không có hiến pháp thành văn)

+ bộ luật, đạo luật, và các văn bản dưới luật

– Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787, rất ngắn gọn (chỉ gồm 8 điều), đến nay vẫn còn hiệu lực. Ngoài ra còn có Tuyên ngôn nhân quyền năm 1791.

– Chế định bảo vệ Hiến pháp:

+ khác với Pháp, Đức có cơ quan chuyên trách bảo vệ hiến pháp, các cơ quan bảo hiến này hoạt động độc lập, không nằm trong nhánh lập pháp, hành pháp, hay tư pháp. Còn ở Mỹ không có cơ quan chuyên trách bảo vệ hiến pháp, mà chức năng bảo hiến được giao cho tất cả các tòa án (tức là giao cho cơ quan tư pháp).

+ tuy nhiên trong bản Hiến pháp 1787 không ghi điều trên. Có việc mọi tòa án Mỹ đều có chức năng bảo hiến là xuất phát từ án lệ Marbury kiện Madison năm 1803: án lệ này đã dẫn với 1 nguyên tắc quan trọng trong hệ thống PL Mỹ: nếu 1 quy phạm PL nào đó trái với Hiến pháp thì quy phạm PL đó không được áp dụng trong tình huống cụ thể (tức là đã trao cho hệ thống tòa án Mỹ xem xét 1 điều luật nào đó có hợp hiến không), chú ý là quy phạm bị tuyên vi hiến đó chỉ không có giá trị đối với tình huống cụ thể mà tòa án đang xét xử, chứ không phải không có giá trị pháp lý. Nếu các bên không đồng ý thì có thể khiếu kiện lên Tòa án tối cao liên bang để quyết định quy phạm PL đó có vi hiến hay không.

– Về thuật ngữ “bộ luật” tại Mỹ:

+ thuật ngữ “bộ luật” theo nghĩa thông thường như ở các nước civil law thì chỉ xuất hiện ở 1 vài khu vực, chủ yếu là ở bang Lusiana (ngày trước là thuộc địa của Pháp (nên theo civil law, đến nay vẫn duy trì), sau được trao trả lại cho Mỹ)

+ ở các bang khác và ở liên bang, thì thuật ngữ “bộ luật” dùng để chỉ tuyển tập các văn bản PL có liên quan đến 1 lĩnh vực nào đó

* Các tác phẩm pháp lý của các họa giả có uy tín

– Là những cuốn sách dùng cho sinh viên, các chuyên gia luật: sử dụng bằng cách viện dẫn các quan điểm của tác giả để làm giàu thêm cho phần lập luận của họ

– Bản thân các tác phẩm này không phải là văn bản quy phạm PL, nhưng thường xuyên được các luật sư, thẩm phán viện dẫn để làm giàu thêm cho phần lập luận của họ

==> đây là nguồn luật bổ trợ.

d. Hệ thống tòa án Mỹ

– Là hệ thống tòa án kép: gồm Hệ thống tòa án liên bang, và Hệ thống tòa án bang (tổng cộng 52 hệ thống tòa án)

– Các hệ thống tòa án có thẩm quyền độc lập:

+ độc lập giữa các tiểu bang với nhau: vụ việc xảy ra ở bang nào thì bang đó có thẩm quyền, không phụ thuộc vào công dân đó thuộc bang nào

+ độc lập giữa tiểu bang và liên bang:

  • Nếu vi phạm PL của tiểu bang ==> thuộc thẩm quyền của tiểu bang
  • Nếu vi phạm PL của liên bang ==> thuộc thẩm quyền của liên bang

e. Đào tạo luật và nghề luật

– Ở Mỹ không tách biệt đào tạo cử nhân luật và đào tạo nghề luật, mà đào tạo đan xen cử nhân luật và nghề luật trong cùng 1 chương trình học, cùng 1 cơ sở đào tạo. (khác với Pháp, Đức, Anh, VN)

* Đào tạo luật

– Đào tạo luật ở Mỹ được coi là đào tạo sau đại học, người tốt nghiệp 1 văn bằng đại học rồi mới được xem xét đào tạo luật. Vì Mỹ quan niệm bậc học đại học là để tiếp thu những kiến thức nền tảng để phục vụ cho việc tiếp thu những kiến thức pháp lý trong từng chuyên ngành hẹp. VD người muốn hành nghề luật sư trong lĩnh vực kinh doanh thường có bằng về thương mại hoặc quản trị kinh doanh; người muốn hành nghề luật sư về thuế thường có bằng về tài chính – ngân hàng; người muốn có bằng luật sư về môi trường thường có bằng về sinh học – hóa học, …

– Quy trình: chung cho đào tạo cử nhân và đào tạo nghề (cùng quy trình, cùng cơ sở đào tạo). Khác với Anh, Pháp, Đức, VN tách biệt thành 2 giai đoạn

– Mục tiêu đào tạo: ở Mỹ coi nghề luật là nghề đặc thù, nên mục tiêu là đào tạo ra những người thực sự có khả năng hành nghề luật. Đào tạo luật ở Mỹ là đào tạo ra những luật sư có khả năng thắng kiện.

– Điều kiện tuyển sinh:

+ đã có 1 bằng cử nhân

+ phải thực sự xuất sắc: đánh giá thông qua kết quả học tập (của văn bằng cử nhân đầu tiên), trải nghiệm, thi đầu vào, bài phỏng vấn

Khác với Anh, Pháp, Đức, VN là chỉ cần tốt nghiệp THPT

– Chương trình đào tạo: các môn chuyên ngành, các môn kỹ năng (kỹ năng tìm và phân tích án lệ, kỹ năng viết luận, kỹ năng bào chữa, kỹ năng tranh tụng, …). Chú ý: không có các môn đại cương vì đã được học trong bằng cử nhân đầu tiên rồi.

– Học liệu: giáo trình, các tác phẩm luật nổi tiếng, và quan trọng nhất là các tuyển tập án lệ

– Phương pháp đào tạo:

+ rất ít thuyết giảng

+ sử dụng chủ yếu những phương pháp nhằm tăng tính chủ động của học viên như:

  • phương pháp tình huống (case study): đưa ra tình huống thực tế để sinh viên phân tích
  • phương pháp phiên tòa giả định (moot court): đưa ra 1 vụ việc cụ thể, chia lớp thành 3 nhóm: hội đồng xét xử, bảo vệ cho nguyên đơn, bảo vệ cho bị đơn, các nhóm đưa ra các lập luận của mình
  • phương pháp hùng biện (socratics): mỗi sinh viên sẽ nhận 1 vấn đề và thuyết trình trước lớp, phải trình bày sao cho thuyết phục được người khác
  • phương pháp văn phòng thực hành nghề luật (law clinics): sinh viên luật năm cuối thường lập đến các Văn phòng thực hành nghề luật để tập sự, trực tiếp xử lý các vụ việc mà người dân nghèo đến yêu cầu hỗ trợ (do chi phí thuê luật sư ở Mỹ rất đắt) với chi phí rất thấp hoặc miễn phí

So sánh với phương pháp đào tạo luật ở Anh, Pháp, Đức, VN thì chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết giảng truyền thống.

– Bằng cấp: sau 3 năm sẽ được cấp bằng J.D (jurist doctor). Vị trí của J.D cao hơn bằng cử nhân, nhưng thấp hơn bằng thạc sỹ.

Ở Mỹ vẫn có chương trình đào tạo thạc sỹ luật và tiến sỹ luật, nhưng chủ yếu chỉ dành cho người nước ngoài đến Mỹ học luật. Còn với người Mỹ chỉ cần có bằng J.D là đã đủ để hành nghề luật.

* Nghề luật

– Ở Mỹ, quan niệm về nghề luật rất rộng, bao gồm không chỉ thẩm phán, luật sư, công chứng viên, công tố viên, mà còn có cố vấn pháp lý, giáo sư luật, nhân viên pháp chế (trong doanh nghiệp), …

– Nghề luật sư:

+ hầu hết những người có bằng J.D (jurist doctor) đều hành nghề luật sư. Một số ít làm cố vấn pháp lý, nhân viên pháp chế, giảng dạy.

Lý do: vì nhu cầu đối với luật sư ở Mỹ là rất cao. Phần lớn gia đình Mỹ có luật sư riêng. Luật sư cũng là nghề có thu nhập rất cao ở Mỹ.

+ điều kiện hành nghề: có bằng J.D, khoảng 1 nửa số bang ở Mỹ còn yêu phải trải qua 1 kỳ thi sát hạch đoàn luật sư hoặc hội đồng thẩm phán bang đó tổ chức. Như vậy tức là 1 người dù đang là luật sư nổi tiếng ở bang khác, nhưng nếu muốn hành nghề luật sư tại bang có yêu cầu thi sát hạch, thì anh ta vẫn phải trải qua kỳ thi sát hạch thì mới được hành nghề luật sư tại bang đó.

+ sự phân chia nghề nghiệp: không phân thành luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn như ở Anh, mà thường phân chia theo lĩnh vực chuyên sâu như luât sư về gia đình, luật sư về phá sản, luật sư về hình sự, … Sự phân chia này chỉ là sự phân chia trên thực tiễn hành nghề luật sư ở Mỹ, chứ không phải là sự phân chia do PL quy định, không có việc luật sư về gia đình không được bào chữa cho vụ việc về thương mại.

– Nghề thẩm phán:

+ có sự khác nhau giữa thẩm phán của tòa án liên bang và thẩm bán của tòa án bang:

 Thẩm phán của tòa án bangThẩm phán của tòa án liên bang
Nguồn ứng viênCó thể không yêu cầu kinh nghiệm hành nghề luật sưLuật sư, hoặc giáo sư luật có kinh nghiệm
Chủ thể bổ nhiệmThống đốc bang.Một số bang tổ chức tuyển cửTổng thống Mỹ
Nhiệm kỳCó nhiệm kỳSuốt đời

Câu hỏi bán trắc nghiệm:

(1) Định nghĩa về Luật so sánh của Micheal Bogdan được nhiều học giả ủng hộ vì định nghĩa này đã thể hiện được bản chất của Luật so sánh

(2) Hệ thống PL là tổng thể các quy phạm PL của 1 quốc gia, vùng lãnh thổ là cách hiểu chính xác nhất về thuật ngữ này

(3) Rene David đã sáng tạo ra thuật ngữ “dòng họ PL” khi viết cuốn “Những hệ thống PL chính trong thế giới đương đại” vào thập niên 60 của thế kỷ 20.

(4) Khi xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho 1 công trình so sánh luật bất kỳ, người nghiên cứu không nên sử dụng các thuật ngữ pháp lý, khái niệm pháp lý.

(5) Khi thực hiện các công trình so sánh luật, người nghiên cứu cần phải sử dụng văn bản pháp luật mới nhất của nước ngoài

(6) Cách phân nhóm các hệ thống PL của Rene David được nhiều học giả phương Tây đón nhận vì Rene David đã sử dụng 2 tiêu chí chính xác nhất để phân nhóm

(7) Mặc dù đều nằm trong Bộ tổng luật của Hoàng đế Justinian nhưng chỉ có những phần chứa đựng các văn bản quy phạm PL mới có ý nghĩa ràng buộc đối với người dân La Mã

(8) Từ thế kỷ 16, mô hình nhà nước của các quốc gia châu Âu lục địa đã dần ổn định, vì vậy các quốc gia này đã bắt đầu quan tâm phát triển các chế định thuộc lĩnh vực công pháp.

(9) Chế định pháp lý điển hình của dòng họ civil law là chế định luật nghĩa vụ, chế định này có nội dung tương tự chế định ủy thác trong hệ thống PL Anh

(10) Ở các quốc gia thuộc dòng họ civil law, việc các thẩm phán của tòa án cấp dưới học theo thẩm phán của tòa án cấp trên cho thấy án lệ được chính thức thừa nhận ở các quốc gia này

(11) Mặc dù Pháp và Đức cùng có hệ thống PL thuộc dòng họ civil law nhưng mức độ ảnh hưởng từ luật cổ đến Bộ luật dân sự Pháp và Bộ luật dân sự Đức không giống nhau.

Trả lời:

(1) Sai. Định nghĩa của Micheal Bogdan tuy nêu được đầy đủ các nội dung của luật so sánh nhưng lại không nêu rõ được bản chất của luật so sánh là 1 ngành khoa học độc lập.

(2) Sai. Có nhiều cách hiểu hệ thống PL khác nhau (có 3 cách hiểu), việc sử dụng cách hiểu nào là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu.

(3) Sai. Motesquire mới là người sáng tạo ra thuật ngữ “dòng họ PL” từ thế kỷ 18. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại dược Rene David sử dụng trong tác phẩm “Những hệ thống PL chính trong thế giới đương đại” vào thập niên 60 của thế kỷ 20 nhiều đến mức công chúng lầm tưởng Rene David là người sáng tạo ra thuật ngữ “dòng họ PL”.

(4) Đúng. Vì công trình so sánh luật là so sánh luật giữa các quốc gia khác nhau, sẽ có những thuật ngữ pháp lý, khái niệm pháp lý khác nhau ==> dễ gây nhầm lẫn nếu sử dụng.

(5) Sai. Vì tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. VD so sánh bộ luật dân sự Pháp và bộ luật dan sự Đức khi mới ra đời thì sẽ sử dụng 2 BLDS từ cuối thế kỷ 19 chứ không phải sử dụng 2 BLDS hiện hành.

(6) Sai. Vì sự phân nhóm các hệ thống PL trên thế giới chỉ là tương đối, nên không thể có tiêu chí phân nhóm chính xác nhất.

(7) Sai. Vì tất cả các bộ phận của Bộ tổng luật đều có ý nghĩa ràng buộc đối với người dân La Mã.

(8) Sai. Việc các quốc gia châu Âu lục địa dần ổn định chỉ là góp phần thúc đẩy các quốc gia này phát triển các chế định thuộc lĩnh vực công pháp, con nguyên nhân chính là nhờ các nhà nghiên cứu thuộc trường pháp PL tự nhiên (đề cao các quyền con người là tự nhiên, vốn có) và sự thành công của các cuộc cách mạng tư sản.

(9) Sai. Vì chế định ủy thác trong PL Anh có nội dung tương tự với phần “làm giàu bất chính” trong chế định luật nghĩa vụ của civil law (chứ không phải tương tự với toàn bộ chế định luật nghĩa vụ).

(10) Sai. Mặc dù có việc ở các quốc gia thuộc dòng họ civil law, các thẩm phán của tòa án cấp dưới học theo thẩm phán của tòa án cấp trên, nhưng án lệ vẫn chưa được chính thức thừa nhận, là vì nguyên tắc Tiền lệ pháp (Stare Decicis) không được thừa nhận ở các quốc gia này.

(11) Đúng. Vì mức độ ảnh hưởng từ luật cổ đến BLDS Pháp cao hơn rất nhiều so với BLDS Đức (đến mức BLDS Pháp được coi là “có tính Đức” hơn cả BLDS Đức)

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật so sánh: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-sanh?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết