fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XVI

Chương XVI trong bài giảng môn học Luật hình sự 2 đề cập đến các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nội dung chương này phân tích các hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến quá trình thực thi công lý, bao gồm cản trở điều tra, xét xử, thi hành án, và các tội danh liên quan như đưa hối lộ, làm sai lệch hồ sơ vụ án. Qua đó, sinh viên sẽ nắm vững các quy định pháp lý nhằm bảo vệ tính nghiêm minh và minh bạch của hoạt động tư pháp.

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XVI

Chương 16: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Khái niệm: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (Điều 292)

Phần lớn các tội thuộc nhóm tội này cũng là tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong lĩnh vực tư pháp, có các tội điển hình như:

  • Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295)
  • Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 294)
  • Tội dùng nhục hình (Điều 298)
  • Tội bức cung (Điều 299)
  • Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (Điều 300)

Tuy nhiên thực tế rất ít khi xét xử các tội này.

1. Tội che dấu tội phạm (Điều 313)

Là tội của người nào không hứa hẹn trước mà che dấu người phạm tội, công cụ phương tiện phạm tội, các chứng cứ khác về các tội được quy định tại khoản 1 Điều 313

Khách thể: xâm hại hoạt động tư pháp (không tố giác, làm việc phòng chống tội phạm không hiệu quả)

Mặt khách quan:

Hành vi phạm tội: không hành động phạm tội, biết người khác phạm tội mà che dấu người phạm tội, che dấu công cụ, phương tiện phạm tội

Chú ý:

Cấu thành hình thức: chỉ cần có hành vi che dấu là tội phạm hoàn thành

Việc che dấu phải là hành vi thực hiện không hứa hẹn trước. Nếu hứa hẹn trước thì sẽ là đồng phạm.

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XVI
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XVI

Chỉ che dấu những tội được quy định tại khoản 1 Điều 313, gồm:

  • Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và phá hoại hòa bình: che dấu tất cả các tội
  • Các tội nặng như cướp, hiếp, giết
  • Các tội nhẹ hơn: chỉ che dấu người phạm tội tại khoản 2, 3, 4

Chủ thể : bình thường

Lỗi cố ý

2. Tội không tố giác tội phạm (Điều 314)

Là trường hợp thấy tội phạm của người khác đang được chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện mà không tố giác

Lỗi cố ý: thể hiện ở việc biết hõ hành vi phạm tội của người khác.

Chú ý:

Nếu chỉ biết không rõ, không chắc chắn người khác có phạm tội hay không (như chỉ nghe người khác nói) thì sẽ không phạm tội này

Chỉ phạm tội này khi không tố giác các trường hợp phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 313

Nếu người không tố giác là ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em ruột, vợ chồng người phạm tội thì chỉ phải chịu TNHS khi không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng.

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hình sự 2 : https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.