fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XI

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XI tập trung vào Các tội xâm phạm an toàn công cộng, cung cấp kiến thức chi tiết về các hành vi vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cao, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Nội dung bài giảng sẽ giúp người học hiểu rõ các quy định của pháp luật, các khung hình phạt đối với những tội phạm này, đồng thời nắm vững các yếu tố cấu thành tội phạm và những trường hợp được xem là vi phạm an toàn công cộng trong thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XI

Vấn đề 11: Các tội xâm phạm an toàn công cộng

I. Những vấn đề chung

An toàn công cộng theo nghĩa rộng là an toàn cho các hoạt động có đông người tham gia, gồm an toàn giao thông, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn thông tin liên lạc, …

An toàn công cộng theo nghĩa hẹp là an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tham gia các hoạt động chung

II. Các tội cụ thể

1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202)

Phương tiện giao thông đường bộ gồm:

  • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: ô tô, xe gắn máy, …
  • Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: xe đạp, xe súc vật kéo, …
  • Xe máy chuyên dùng

Vi phạm: tốc độ, trọng tải, tuyến đường, phần đường, tránh vượt, các quy định khác (như chở hàng cồng kềnh, không chằng buộc, …)

Hậu quả: là dấu hiệu bắt buộc ==> đây là tội cấu thành vật chất

  • Gây thiệt hại về tính mạng của người khác: gây chết người
  • Gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác: từ 31% trở lên
  • Gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác: từ 70 triệu trở lên
  • Có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời: tức là hậu quả chưa xảy ra vì đã được ngăn chặn kịp thời, VD xe khách chở quá số người quy định, để người chui vào khoang hành lý của xe ==> rất dễ dẫn đến chết ngạt ==> hậu quả chết người (là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng)

Xem Thông tư liên tịch số 9/2013 ngày 28/8/2013

Lỗi: vô ý

  • Vô ý vì quá tự tin
  • Vô ý do cẩu thả

2. Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 203)

3. Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206)

Là hành vi tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.

a. Dấu hiệu pháp lý

Đua xe trái phép:

Tổ chức đua xe trái phép:

Mặt chủ quan: lỗi cố ý

b. Hình phạt

4. Tội đua xe trái phép (Điều 207)

Là hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông tham gia đua xe ô tô, xe máy, xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XI
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XI

a. Dấu hiệu pháp lý

Hành vi đua xe trái phép phải có đủ các dấu hiệu:

Phương tiện: xe có gắn động cơ, chuyển động được trên đường bộ

Chú ý: nếu sử dụng phương tiện không gắn động cơ để đua như đua xe đạp, xích lô, đua xe bò kéo, … trái phép thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Phải có từ 2 phương tiện trở lên tham gia

Diễn ra trên đường bộ

Trái phép: không được cơ quan có thẩm quyền cho phép

Mặt khách quan: cấu thành vật chất hoặc cấu thành hình thức

Cấu thành vật chất khi có đầy đủ:

  • Hành vi khách quan: tham gia vào việc đua xe, gồm
  • Người điều khiển phương tiện giao thông trong cuộc đua
  • Người ngồi sau người điều khiển phương tiện giao thông và có hành vi cổ vũ đua xe
  • Hậu quả: gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản
  • Mối quan hệ nhân quả

Cấu thành hình thức khi:

  • Tham gia vào cuộc đua xe, chưa có hậu quả
  • Nhân thân không tốt:
  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi đua xe mà còn vi phạm
  • Đã bị kết án về tội đua xe trái phép, chưa được xóa án tích mà lại vi phạm

Chủ thể: bình thường

Mặt chủ quan: lỗi cố ý đối với hành vi ; lỗi vô ý đối với hậu quả

b. Hình phạt

Khoản 1: phạt tiền đến 50 triệu, phạt tù 3 tháng đến 3 năm

Khoản 2: phạt tù 2-7 năm, khi

  • Gây thiệt hại đến tính mạng
  • Gây tai nạn rồi trốn tránh, không cứu giúp nạn nhân

Chú ý: phân biệt với Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102), ở đây là hành vi tham gia đua xe trái phép, gây tai nạn rồi trốn tránh không cứu giúp nạn nhân

  • Tham gia cá cược
  • Tháo dỡ các thiết bị an toàn của phương tiện đua xe (như phanh)

Khoản 3: phạt tù 5-15 năm khi gây hậu quả rất nghiêm trọng: chết từ 2 người trở lên

Khoản 4: phạt tù 12-20 năm khi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: chết từ 3 người trở lên

5. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221)

Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

a. Dấu hiệu pháp lý

Đối tượng của tội phạm: tàu bay, tàu thủy

Mặt khách quan: cấu thành hình thức, chỉ cần có hành vi là đủ để hoàn thành tội phạm

Hành vi khách quan:

  • Dùng vũ lực
  • Đe dọa dùng vũ lực: dọa giết, dọa gây thương tích, hoặc biểu hiện uy hiếp tinh thần
  • Dùng các thủ đoạn khác: như lén lút chiếm đoạt, gian dối để lừa chiếm đoạt

Chủ thể: bình thường

Câu hỏi: Một người Pháp sang bên Ý, chiếm đoạt chiếc du thuyền của 1 người Ý và trốn, một thời gian sau bị phát hiện ở biễn Vũng Tàu của VN. Hỏi cảnh sát VN có được quyền bắt không ?

Trả lời: VN đã gia nhập Interpol, nên luật pháp VN được mở rộng đối với cả người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài và hiện đang ở lãnh thổ VN, do đó cảnh sát VN có quyền bắt giữ người Pháp trên với tội Chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy theo luật Hình sự VN.

Mặt chủ quan: lỗi cố ý

b. Hình phạt

Khoản 1: phạt tù 7-15 năm

Khoản 2: phạt tù 12-20 năm, khi

+ có tổ chức

+ sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm

Vũ khí gồm: vũ khí quân dụng (súng, lựu đạn, bom, mìn, dao găm,…) ; vũ khí thô sơ (cung, nỏ, …)

+ gây thương tích hoặc làm tổn hại sức khỏe người khác

+ tái phạm nguy hiểm

– Khoản 3: phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình khi làm chết người hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng

6. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230)

a. Dấu hiệu pháp lý

– Đối tượng tác động: vũ khí quân dụng (súng, lựu đạn, bom, mìn, dao găm,…), phương tiện kỹ thuật quân sự (ống nhòm, điện đài, …)

– Mặt khách quan:

+ hành vi tạo ra các vũ khí quân dụng

+ hành vi tàng trữ: cất giấu vũ khí quân dụng trái phép

+ hành vi vận chuyển : chuyển vũ khí từ địa điểm này đến địa điểm khác

+ hành vi mua bán

+ hành vi chiếm đoạt: từ người khác

– Chủ thể: bình thường

b. Hình phạt

– Khoản 1: Phạt tù 1-7 năm

– Khoản 2: Phạt tù 5-12 năm khi

+ vận chuyển, mua bán qua biên giới

+ gây hậu quả nghiêm trọng

– Khoản 3: phạt tù 10-15 năm

– Khoản 4: phạt tù 20 năm hoặc chung thân

7. Tội khủng bố (Điều 230a)

– Là hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hoặc xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của người khác hoặc đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác

a. Dấu hiệu pháp lý

– Khách thể: xâm phạm trật tự công cộng, gây ra sự hoảng loạn, lo sợ trong quần chúng nhân dân

– Đối tượng tác động:

+ con người: cán bộ, công chức, hoặc công dân

+ tài sản: của cá nhân, tổ chức

– Mặt khách quan: cấu thành hình thức, gồm các hành vi

+ giết người

+ gây thương tích

+ phá hủy tài sản

+ bắt giữ người khác

+ đe dọa, uy hiếp tinh thần

– Chủ thể: bình thường

– Mặt chủ quan: lỗi cố ý

8. Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231)

– Là hành vi phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá và xã hội.

a. Dấu hiệu pháp lý

– Đối tượng tác động: là các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

– Mặt khách quan: cấu thành hình thức

Hành vi phá hủy: là làm mất đi, hoặc hạn chế giá trị sử dụng của đối tượng tài sản thuộc công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

– Chủ thể: bình thường

– Mặt chủ quan: lỗi cố ý

b. Hình phạt

– Khoản 1: phạt tù 3-12 năm

– Khoản 2: phạt tù 10-20 năm, chung thân hoặc tử hình

9. Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245)

– Là hành vi đập phá tài sản, ngăn cản giao thông, chống người thi hành công vụ, hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan NN, tổ chức XH

VD : tụ tập đông người, hò hét, kích động ; mang quan tài, vòng hoa đến nhà người khác

a. Dấu hiệu pháp lý

– Khách thể: xâm phạm trật tự nơi công cộng

– Mặt khách quan: cấu thành vật chất, hoặc cấu thành hình thức

+ cấu thành vật chất: gây ra hậu quả nghiêm trọng

+ cấu thành hình thức: chưa có hậu quả nhưng có nhân thân xấu (đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích lại vi phạm)

– Chủ thể : bình thường

– Lỗi : cố ý

b. Hình phạt

– Khoản 1: phạt tù 3 tháng – 2 năm

– Khoản 2: phạt tù 2 – 7 năm

10. Tội hành nghề mê tín dị đoan (Điều 247)

– Là hành vi bói toán, đồng bóng hoặc thực hiện các hành vi mê tín di đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà lại vi phạm.

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hình sự 2 : https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.