fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương V

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương V tập trung vào các quy định pháp lý về Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân – gia đình, giúp người học nắm vững các hành vi phạm tội liên quan đến hôn nhân, gia đình theo luật pháp Việt Nam. Nội dung chương này bao gồm các hành vi vi phạm như cưỡng ép kết hôn, vi phạm chế độ một vợ một chồng, và xâm phạm quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Thông qua bài giảng, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về bản chất pháp lý, các yếu tố cấu thành tội phạm, cũng như hình thức xử phạt đối với các hành vi này.

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương V

Chương 5: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân – gia đình

1. Tội vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng (Điều 147)

– Là trường hợp người đã có vợ / chồng lại đi kết hôn hoặc chung sống như vợ / chồng với người khác, hoặc chưa có vợ / chồng nhưng lại đi kết hôn và chung sống với người mà mình biết rõ là đã có vợ / chồng

– Kết hôn: đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; hoặc hôn nhân thực tế (tổ chức đám cưới theo tục lệ)

– Chung sống như vợ chồng:

+ công khai

+ lâu dài

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương V
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương V

2. Tội loạn luân (Điều 150)

– Là hành vi giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, hoặc anh chị em cùng mẹ khác cha

Cơ sở khoa học: những đứa con sinh ra do loạn luân thường kém phát triển, dễ mắc các bệnh hiểm nghèo

a. Dấu hiệu pháp lý

– Khách thể: xâm phạm tình cảm gia đình

– Mặt khách quan: cấu thành hình thức, hành vi phạm tội là hành vi giao cấu thuận tình

– Chủ thể: đặc biệt, xác định trên quan hệ họ hàng, gia đình, có năng lực TNHS

– Mặt chủ quan: lỗi cố ý

Chú ý: những trường hợp vô ý thì không coi là phạm luật, VD anh em thất lạc lâu ngày, gặp nhau và có hành vi giao cấu

b. Hình phạt

– Phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm

3. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151)

– Là hành vi gây ra các đau khổ về vật chất hoặc tinh thần thường xuyên, lâu dài với ông bà, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình

Chú ý: hành hạ ở đây phải chưa đến mức cố ý gây thương tích theo Điều 104

a. Dấu hiệu pháp lý

– Khách thể: xâm phạm đạo lý gia đình đã được luật hóa trong Luật Hôn nhân gia đình

– Mặt khách quan: cấu thành vật chất, vì có hậu quả nghiêm trọng xảy ra

– Đối tượng tác động:

+ ông bà nội, ngoại

+ cha mẹ đẻ, nuôi

+ con: con đẻ, con nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con dâu, con rể, con riêng

– Mặt chủ quan: lỗi cố ý

b. Hình phạt

– Phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm tù

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hình sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.