fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VII

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VII với nội dung chủ thể của tội phạm giúp sinh viên hiểu rõ về các cá nhân hoặc pháp nhân có năng lực chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội. Chương học phân tích các điều kiện xác định chủ thể tội phạm, như độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý, và các trường hợp đặc biệt liên quan. Qua đó, người học sẽ có cái nhìn toàn diện về vai trò của chủ thể trong cấu thành tội phạm và quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VII

Chương 7: Chủ thể của tội phạm

I. Khái niệm chủ thể của tội phạm

– Chủ thể của tội phạm là con người:

+ có năng lực TNHS

+ đạt độ tuổi luật hình sự quy định

– Các đối tượng khác cũng có thể gây thiệt hại lớn cho XH như pháp nhân, người điên, trẻ em dưới 14 tuổi, súc vật, vật nuôi nhưng không bị coi là chủ thể của tội phạm

Lý do:

+ vì luật hình sự VN không nhằm mục đích trả thù mà nhằm cải tạo, giáo dục người phạm tội

+ mục đích của cải tạo, giáo dục chỉ đạt được khi người thực hiện hành vi nguy hiểm có những điều kiện nhất định …

– Chú ý:

+ với pháp nhân, hiện tại chưa có quy định chịu TNHS, nhưng đại diện của pháp nhân vẫn phải chịu trách nhiệm cá nhân

+ với trường hợp súc vật, vật nuôi gây hại cho XH, hoặc được người sử dụng làm phương tiện gây hại cho Xh, thì TNHS quy cho người chủ, người quản lý súc vật

II. Năng lực TNHS

1. Khái niệm

– Là khả năng nhận thức được ý nghĩa XH của hành vi và khả năng điều khiển hành vi của mình theo đòi hỏi của XH

– Năng lực TNHS là năng lực vốn có của con người, chỉ hình thành qua sự phát triển của con người về tự nhiên và XH, và hoàn thiện qua quá trình giáo dục và tự giáo dục

Chú ý: năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi có thể không có, hay bị loại trừ nếu con người bị mắc bệnh tâm thần

2. Tình trạng không có năng lực TNHS

Điều 13

– Một người được coi là tình trạng không có năng lực TNHS khi thỏa mãn 2 dấu hiệu:

+ dấu hiệu y học: mắc bệnh tâm thần, hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần

+ dấu hiệu tâm lý nhưng có ý nghĩa về mặt pháp lý: người không nhận thức được ý nghĩa hành vi của mình, hoặc không thực hiện được hành vi theo đòi hỏi của XH

– Mối quan hệ giữa 2 dấu hiệu là mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:

+ dấu hiệu y học là nguyên nhân

+ dấu hiệu tâm lý là kết quả

– Vấn đề năng lực TNHS hạn chế :

+ điều kiện là khi mắc bệnh tâm thần, bệnh khác nhưng không đến mức làm mất năng lực nhận thức hay mất năng lực điều khiển hành vi

+ Người bị năng lực TNHS hạn chế vẫn bị quy lỗi, vẫn phải chịu TNHS, nhưng được giảm nhẹ tội

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VII
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương VII

3. Năng lực TNHS và tình trạng say rượu

Điều 14 : Người phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu TNHS

– Say rượu thông thường : người phạm tội có lỗi với tình trạng say (vì trước khi uống rượu đã nhận thức được khả năng gây ra lỗi) nên vẫn phải chịu TNHS với tội đã thực hiện khi say

– Say rượu bệnh lý : là chứng loạn tâm thần cấp tính lâm thời, là hiện tượng rất hiếm gặp, thường xuất hiện trên cơ sở đói, mệt hoặc do tiền sử chấn thương, khi đó :

+ người say rượu bệnh lý không có lỗi

+ không phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm đã thực hiện

III. Tuổi chịu TNHS

Điều 12 :

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.

– Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Người chưa đủ 14 tuổi được coi là không có năng lực TNHS nên không phải chịu TNHS

IV. Chủ thể đặc biệt của tội phạm

– Là người mà ngoài những dấu hiệu cần thiết của chủ thể của tội phạm còn phải có thêm những dấu hiệu riêng khác nữa và chỉ có những người có dấu hiệu riêng này mới thực hiện được những tội phạm mà CTTP đó phản ánh.

– Các dấu hiệu đó có thể là : quốc tịch (đối với tội phản quốc, chỉ có người có quốc tịch VN mới mắc tội phản quốc), độ tuổi, giới tính, có chức vụ quyền hạn, có quan hệ họ hàng thân thích …

V. Vấn đề nhân thân người phạm tội

– Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn TNHS của họ.

Những đặc điểm đó là : tuổi, nghề nghiệp, trình độ, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh, đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức PL, tôn giáo, tiền án, tiền sự, …

– Ý nghĩa :

+ là dấu hiệu định tội

+ là dấu hiệu định khung tội phạm

+ là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.