fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương V

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương V tập trung vào nội dung khách thể của tội phạm, giải thích rõ các đối tượng mà hành vi phạm tội xâm phạm, bao gồm quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Chương học giúp sinh viên hiểu sâu về vai trò của khách thể trong việc xác định tội phạm và trách nhiệm hình sự, đồng thời phân tích mối liên hệ giữa khách thể và các yếu tố khác trong cấu thành tội phạm. Qua đó, người học có thể áp dụng kiến thức này vào việc phân tích các vụ án thực tiễn.

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương V

Chương 5 : Khách thể của tội phạm

I. Khách thể của tội phạm

1. Khái niệm

– Là những quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại

– Có 3 nhóm khách thể (Điều 8)

+ những quan hệ XH thuộc an ninh quốc gia : độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

+ những quan hệ XH liên quan đến con người, tập thể : quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân

+ những quan hệ XH liên quan đến những vấn đề khác

2. Ý nghĩa của khách thể

– Khách thể của tôi phạm là 1 trong 4 yếu tố CTTP, nếu không có sự xâm hại khách thể thì không có tội phạm

==> tội phạm là hành vi chống đối XH, đi ngược lại lợi ích của XH

– Là căn cứ để nhận thức nhiệm vụ của luật hình sự

– Là cơ sở để hệ thống hóa các tội phạm trong bộ luật hình sự

– Để đánh giá tính chất nguy hiểm cho XH của hành vi

Chú ý : …

3. Các loại khách thể của tội phạm

– Khách thể chung : là tổng hợp các quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ

+ cho thấy phạm vi các quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ, và chính sách hình sự của NN

+ bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều xâm hại đến khách thể chung

+ được xác định tại điều 1 và điều 8 luật Hình sự

– Khách thể loại của tội phạm : là 1 nhóm quan hệ XH cùng tính chất được 1 nhóm quy phạm PL hình sự bảo vệ

+ cho thấy tính chất nguy hiểm của tôi phạm được quy định trong 1 chương của Bộ luật Hình sự

+ là cơ sở để hệ thống hóa các quy phạm …

+ bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng đều xâm hại đến khách thể loại, xâm hại đến nhiều quan hệ XH trong các loại quan hệ XH nhất định

– Khách thể trực tiếp của tội phạm : là quan hệ XH cụ thể bị loại tội phạm cụ thể xâm hại

+ có thể đồng nhất khách thể loại và khách thể trực tiếp như trong các tội về xâm hại trí tuệ, …

+ thông qua việc xâm hại đến khách thể trực tiếp mà qua đó, hành vi …

+ 1 hành vi nguy hiểm cho XH có thể xâm hại nhiều quan hệ XH, nhưng không có nghĩa tất cả các quan hệ XH ấy là khách thể trực tiếp

+ tội phạm có thể có 1 hoặc nhiều khách thể trực tiếp

+ việc xác định đúng khách thể trực tiếp là căn cứ để gộp, tách những loại tội phạm cụ thể vào 1 hoặc nhiều tội danh và xếp chúng vào từng chương của Bộ luật hình sự

Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương V
Bài giảng môn học Luật hình sự 1 chương V

II. Đối tượng tác động của tội phạm

VD : với hành vi phạm tội giết người thì :

+ khách thể là …

1. Khái niệm

– Là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ.

2. Một số loại đối tượng tác động của tội phạm

– Con người có thể là đối tượng tác động của tội phạm

– Các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ XH có thể là đối tượng tác động của tội phạm. VD các công trình quốc gia, …

– Hoạt động bình thường của chủ thể. VD hành vi đưa hối lộ làm biến đổi hành vi của chủ thể

– Phân biệt đối tượng tác động của tội phạm với khách thể và với công cụ, phương tiện phạm tội.

– Ý nghĩa của đối tượng tác động của tội phạm :

+ có ý nghĩa định tội (trong 1 số trường hợp)

+ có khi được phản ánh là tình tiết định khung hình phạt

+ có khi là tình tiết đánh giá mức độ nguy hiểm cho XH của hành vi

Câu hỏi tình huống :

A lừa đảo chiếm đoạt tài sản xủa B trị giá 300 triệu đồng, hành vi của A được quy định tại điểm a, điều 139, A bị tòa xử 7 năm tù. Hãy xác định :

(1) Căn cứ vào quy định phân loại tội phạm tại khoản 3 điều 8 luật hình sự, hãy xác định loại tội mà A phạm tội trong tình huống trên thuộc loại tội gì

(2) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có CTTP vật chất hay hình thức, tại sao ?

(3) Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, tăng nặng, hay giảm nhẹ ?

(4) Nêu khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong tình huống trên.

(5) Nếu A 15 tuổi thì việc xử lý A như trên là đúng hay sai ?

(6) Giả sử A là công dân VN thực hiện hành vi phạm tội trên ở nước ngoài, thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự tại VN theo luật hình sự VN không ?

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.