fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hành chính chương IV

Bài giảng môn học Luật Hành chính chương IV mang đến cái nhìn sâu sắc về các nguyên tắc và chế độ quản lý hành chính nhà nước. Chương này tập trung vào việc phân tích cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, cùng với quy trình xử lý vi phạm hành chính. Đây là tài liệu quan trọng giúp sinh viên và người học hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của hệ thống hành chính, từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực pháp luật hành chính.

Bài giảng môn học Luật hành chính chương IV

Chương IV : Nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước

I. Khái niệm, bản chất, hệ thống các nguyên tắc

1. Định nghĩa

Nguyên tắc là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ bản chất của NN, của chế độ được quy định trong văn bản PL, là cơ sở định hướng cho hoạt động quản lý hành chính NN.

Vì sao cần nguyên tắc ? Vì

  • Nếu không có nguyên tắc thì rất có thể hoạt động quản lý hành chính NN sẽ lệch hướng về mặt chính trị, VD sẽ không theo con đường XHCN mà bị lệch theo con đường TBCN.
  • Nguyên tắc còn là cơ sở để các cơ quan trong hệ thống kiểm soát được hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nói chung là hợp pháp hay không hợp pháp
  • Là cơ sở để đánh giá hoạt động quản lý hành chính NN có hiệu quả hay không có hiệu quả

2. Bản chất

Các nguyên tắc mang bản chất giai cấp nhà nước: ở VN là “nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân, vì dân”

Hệ thống các nguyên tắc:

Nhóm nguyên tắc hành chính, chính trị, gồm 5 nguyên tắc:

  • Đảng lãnh đạo
  • Tập trung dân chủ
  • Pháp chế XHCN
  • Nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý NN
  • Bình đẳng giữa các dân tộc

Nhóm nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật

  • Đảm bảo sự kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý theo địa phương
  • Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành

Thảo luận về các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính VN

1. Nguyên tắc đảng lãnh đạo

Cơ sở pháp lý: Hiến pháp (Điều 4), luật

Bài giảng môn học Luật hành chính chương IV
Bài giảng môn học Luật hành chính chương IV

Cơ sở thực tiễn

Biểu hiện sự lãnh đạo của đảng với NN

2. Nguyên tắc tập trung dân chủ

3. Nguyên tắc pháp chế XHCN

– Pháp chế: là tuân thủ PL một cách triệt để, tuyệt đối, không ngoại lệ

Câu hỏi:

(1) Thế nào là thủ tục hành chính ? Trình bày quan điểm về thủ tục hành chính.

(2) Cơ cấu của thủ tục hành chính. Phân biệt chủ thể thực hiện và chủ thể tham gia.

(3) Các loại thủ tục hành chính.

(4) Các giai đoạn của thủ tục hành chính

(5) Yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức, điều kiện và thời gian tiến hành hay thực hiện một hoạt động quản lý hành chính NN do PL hành chính VN quy định.

Chủ thể của thủ tục hành chính:

  • Chủ thể tiến hành thủ tục hành chính: là chủ thể mang quyền lực NN trong lĩnh vực hành pháp, nói ngắn gọn là chủ thể quản lý hành chính NN
  • Chủ thể tham gia vào thủ tục hành chính: tất cả những ai phải cần thực hiện những hành vi pháp lý để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Khách thể của thủ tục hành chính (nói chung): là trật tự quản lý hành chính NN, tức là duy trì một trật tự để đảm bảo cho các cá nhân tổ chức thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình.

VD: với việc đi đổi CMT (chẳng hạn CMT đã hết hạn), thì khách thể là sự trật tự trong việc quản lý công dân; hay việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khách thể là sự trật tự trong việc quản lý hành chính NN về đất đai

Vấn đề cải cách hành chính: hành chính bao gồm 5 yếu tố

  • Thể chế hành chính: quy định của PL về hành chính
  • Bộ máy hành chính: là các thiết chế để thực hiện quyền hành pháp
  • Nhân lực: đội ngũ cán bộ công chức
  • Tài chính công: thu chi có hiệu quả
  • Cơ chế phối hợp hoạt động: sự phối hợp các thiết chế, các cơ quan trong hoạt động liên quan đến hành chính

Yêu cầu về cải cách hành chính là yêu cầu cải cách về 5 yếu tố trên

Chú ý: nếu nói “Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính” thì chỉ nói về các biện pháp cải cách riêng thủ tục hành chính.

Nói ngắn gọn, yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính là tính hiệu quả của thủ tục hành chính.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.