“Bài giảng môn học Luật Đầu tư chương VII” tập trung vào pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, giúp sinh viên hiểu rõ các quy định liên quan đến việc đầu tư của các tổ chức, cá nhân Việt Nam tại các quốc gia khác. Nội dung bài giảng làm rõ các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, cùng các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
Bài giảng môn học Luật Đầu tư chương VII
Chương 7: Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài
– Tài liệu:
+ Nghị định 83/2015 về đầu tư ra nước ngoài
+ Nghị định 135/2015 về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
– Chủ thể:
+ trước năm 2015, chỉ có doanh nghiệp mới được đầu tư ra nước ngoài
+ từ năm 2015, chủ thể đầu tư ra nước ngoài là nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức), và coi đầu tư ra nước ngoài là 1 quyền của nhà đầu tư VN
Câu hỏi: Tại sao phải quản lý đầu tư ra nước ngoài ?
Trả lời: Để tránh việc nhà đầu tư lợi dụng đầu tư ra nước ngoài để “rửa tiền”.
– Về hình thức đầu tư ra nước ngoài: mọi hình thức đầu tư được công nhận trong nước thì đều có thể được áp dụng khi đầu tư ra nước ngoài
– Lưu ý: không được đầu tư ra nước ngoài những ngành nghề mà PL VN cấm kinh doanh (để đảm bảo sự đồng nhất trong chính sách đầu tư). Ví dụ hiện PL VN cấm kinh doanh ngành nghề mại dâm, thì dù ở quốc gia khác có cho phép đầu tư ngành nghề mại dâm thì nhà đầu tư VN cũng không được phép đầu tư vào lĩnh vực này tại quốc gia đó.
– Thủ tục đầu tư ra nước ngoài: gồm 2 bước:
+ thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư: do Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định với những dự án lớn, đặc biệt
+ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài: là thủ tục bắt buộc (khác với đầu tư trong nước là không bắt buộc với mọi dự án đầu tư).
Chú ý: việc cấp GCN ĐKĐT ra nước ngoài mang tính thẩm định (khác với cấp GCN ĐKĐT trong nước)
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Đầu tư: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dau-tu?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: