fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương IX

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương IX: Hợp đồng có đối tượng là công việc mang đến cái nhìn tổng quan và chi tiết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng với đối tượng là công việc. Nội dung bài giảng giúp sinh viên nắm bắt được các khái niệm cơ bản, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, cũng như những vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đây là phần kiến thức quan trọng để sinh viên áp dụng vào thực tế giải quyết các vấn đề pháp lý dân sự.

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương IX

Vấn đề 9: Hợp đồng có đối tượng là công việc

1. Hợp đồng dịch vụ (Điều 518 đến Điều 526)

– Khái niệm: là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

– Đặc điểm:

+ có đền bù

+ song vụ

+ ưng thuận

– Đối tượng: là công việc, thỏa mãn những điều kiện sau:

+ xác định cụ thể

+ có tính khả thi

+ không vi phạm điều cấm của PL và trái đạo đức XH

– Thời hạn:

+ do các bên thỏa thuận

+ nếu không thỏa thuận thì thời hạn sẽ là khi công việc được hoàn thành

2. Hợp đồng gia công (Điều 547 đến Điều 558)

– Khái niệm: là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

– Đặc điểm:

+ có đền bù

+ song vụ

+ ưng thuận

– Đối tượng: là công việc đáp ứng 3 điều kiện giống với Hợp đồng dịch vụ, khác ở chỗ kết quả của việc thực hiện hợp đồng dịch vụ không tạo ra sản phẩm mới, không được vật chất hóa; nhưng đối tượng của hợp đồng gia công được vật chất hóa bằng sản phẩm cụ thể.

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương IX
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương IX

Chú ý: Điều 548 quy định “Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.” là không đúng, ở đây đối tượng của hợp đồng gia công là công việc.

– Bên thuê gia công không quan tâm đến người thực hiện công việc (điều này khác với hợp đồng dịch vụ) mà chỉ quan tâm đến sản phẩm đạt chất lượng, số lượng như đã thỏa thuận.

==> tức là chỉ quan tâm đến kết quả công việc, không quan tâm đến quá trình thực hiện công việc (khác với hợp đồng dịch vụ quan tâm đến quá trình thực hiện công việc)

– Thời hạn:

+ do thỏa thuận

+ nếu không thỏa thuận, sẽ tính theo thời hạn trung bình để gia công sản phẩm cùng loại trên thị trường tại thời điểm giao kết

– Giá:

+ do thỏa thuận

+ nếu không thỏa thuận, sẽ tính theo giá trung bình để gia công sản phẩm cùng loại trên thị trường tại thời điểm giao kết

– Trách nhiệm chịu rủi ro (Điều 553):

+ cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác

+ khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

+ khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

==> xuất phát từ nguyên tắc rủi ro được quy định trong Điều 166. Chịu rủi ro về tài sản: Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu huỷ hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Chú ý: rủi ro ở đây là do điều kiện khách quan gây ra, không phải là lỗi của bất kỳ bên nào (nếu có lỗi thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại)

3. Hợp đồng vận chuyển (Điều 527 đến Điều 546)

– Khái niệm: gồm 2 loại:

hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.

hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

– Đặc điểm:

+ có đền bù

+ song vụ

+ ưng thuận

– Đối tượng: là công việc vận chuyển hành khách / tài sản từ địa điểm này sang địa điểm khác

Câu hỏi: + Đối tượng của hợp chuyển hành khách không chỉ là hành khách mà còn bao gồm cả hành lý của hành khách trong giới hạn quy định.

+ Đối tượng của hợp đồng vận chuyển tài sản là tài sản có thể thuộc hoặc không thuộc sở hữu của bên thuê vận chuyển.

Trả lời: Cả 2 câu đều Sai. Vì đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách / tài sản phải là công việc vận chuyển hành khách / tài sản, chứ không phải bản thân hành khách / tài sản

– Hình thức:

+ với hợp đồng vận chuyển hành khách: có thể giao kết bằng lời nói, hoặc văn bản. Vé (vé xe, vé tàu, vé máy bay, …) là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, tuy nhiên:

  • Vé không phải là hợp đồng (vì vé là văn bản nhưng 2 bên không ký, trong khi PL quy định hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực khi bên cuối cùng ký vào văn bản hợp đồng)
  • Vé không bắt buộc phải có (tùy theo yêu cầu của bên cung cấp dịch vụ vận chuyển)

+ với hợp đồng vận chuyển tài sản: có thể giao kết bằng lời nói, hoặc văn bản. Vận đơn là bằng chứng của việc giao kết giữa các bên.

– Giá:

+ do thỏa thuận

+ nếu không thỏa thuận sẽ tính theo mức trung bình của thị trường.

Trường hợp PL có quy định khung giá vận chuyển thì phải tuân theo khung giá đó.

4. Hợp đồng gửi giữ tài sản (Điều 559 đến Điều 566)

– Khái niệm: là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

– Đặc điểm:

+ có đền bù hoặc không có đền bù: VD gửi xe tại nhà hàng, khách sạn thường không lấy tiền

+ song vụ

+ ưng thuận

– Hình thức: bằng lời nói hoặc bằng văn bản

– Giá:

+ do thỏa thuận

+ nếu không thoả thuận thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công

+ nếu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

+ nếu bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

5. Hợp đồng bảo hiểm (Điều 567 đến Điều 580)

(xem Luật bảo hiểm)

– Khái niệm: là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

– Đặc điểm:

+ có đền bù

+ song vụ

+ ưng thuận

– Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm: là công việc bảo hiểm (gánh chịu rủi ro khi xảy ra sự kiện bảo hiểm)

– Đối tượng của bảo hiểm: là người (bảo hiểm nhân thọ), tài sản, hay trách nhiệm dân sự

– Hình thức: phải bằng văn bản

– Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo hiểm.

– Sự kiện bảo hiểm: là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc PL quy định mà khi xảy ra thì bên bảo hiểm phải có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm

– Các loại hợp đồng bảo hiểm :

+ theo đối tượng :

  • Bảo hiểm con người: bảo hiểm nhân thọ
  • Bảo hiểm tài sản
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: VD khi mua xe máy, ô tô phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; công ty kinh doanh xe khách phải mua bảo hiểm hành khách; cửa hàng bán gas, xăng dầu phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự (do có nguy cơ gây nguy hiểm cho cộng đồng cao)

+ theo tính chất :

  • Bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm trách nhiệm dân sự
  • Bảo hiểm tự nguyện

6. Hợp đồng ủy quyền (Điều 581 đến Điều 589)

– Khái niệm: là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

– Đặc điểm:

+ có đền bù hoặc không có đền bù

+ song vụ

+ ưng thuận

– Thời hạn ủy quyền:

+ do thỏa thuận

+ nếu không thỏa thuận và PL không quy định thì thời hạn có hiệu lực của hợp đồng ủy quyền là 1 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật dân sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.