Bài giảng môn học Luật Dân sự 1 chương VIII với nội dung về căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu giúp sinh viên nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến việc xác lập và chấm dứt quyền sở hữu trong pháp luật Việt Nam. Nội dung bài giảng bao gồm các căn cứ như thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho, và các trường hợp chấm dứt quyền sở hữu theo quy định pháp luật. Qua đó, sinh viên có thể hiểu sâu hơn về quá trình pháp lý cũng như áp dụng vào thực tiễn pháp lý một cách hiệu quả.
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương VIII
Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu
I. Khái niệm chung
1. Định nghĩa
Là các sự kiện xảy ra trong đời sống mà theo đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền sở hữu về tài sản đối với 1 chủ thể xác định.
2. Phân loại
II. Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Mục 1 chương 14 BLDS)
1. Xác lập quyền sử hữu từ lao động sản xuất, kinh doanh hợp pháp (Điều 233)
‘Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó’
2. Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận từ các bên (Điều 234)
‘Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.’
3. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập (Điều 236)
Sáp nhập là gia nhập các tài sản với nhau mà các tài sản này không biến đổi về chất (không chia được). VD: sáp nhập gỗ để đóng thành bàn ghế tủ thì gỗ không biến đổi về chất
4. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn (Điều 237)
Trộn lẫn là gia nhập các tài sản với nhau dẫn tới thay đổi về chất của các tài sản này (không chia được). VD trộn lẫn nước với đường ==> nước đường
5. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến (Điều 238)
Chủ sở hữu nguyên vật liệu được đem chế biến thành vật mới cũng là chủ sở hữu của vật mới tạo thành
Chế biến khác với Sáp nhập và Trộn lẫn ở chỗ không có gia nhập tài sản
Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó
Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.
6. Xác lập quyền sở hữu với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu (Điều 239)
Vật vô chủ là vật có đủ căn cứ để xác định chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu với vật đó. Nếu đã xác định được vật vô chủ thì quyền sở hữu được xác định ngay tại thời điểm người đó nhặt được vật đó nếu vật đó là động sản; nếu vật được phát hiện vô chủ là bất động sản thì quyền sở hữu thuộc về NN.
Vật không xác định được chủ sở hữu: khi phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật; nếu vật là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
7. Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn dấu, chìm đắm (Điều 240)
8. Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên (Điều 241)
Vấn đề 7 : Hình thức sở hữu
Chương : Sở hữu nhà nước
1. Sở hữu nhà nước
Theo nghĩa rộng, sở hữu NN là tổng hợp các quy phạm PL nhằm xác định phạm vi các tài sản thuộc sở hữu NN, xác nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và cách thức thực hiện các quyền này của NN đối với tài sản đó
Theo nghĩa hẹp, sở hữu NN là quyền năng của NN trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Các yếu tố của quyền sở hữu NN :
Chủ thể : NN là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất quan trọng và các tài sản khác thuộc sở hữu toàn dân
Khách thể : là phạm vi các tài sản thuộc hình thức sở hữu NN, bao gồm đất đai, rừng núi, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lợi tự nhiên, …
Nội dung :
- Chiếm hữu tài sản : giao cho các cơ quan NN quản lý, sử dụng, nhưng NN vẫn giữ quyền sở hữu
- Sử dụng tài sản : thông qua các đơn vị, cơ quan NN, NN giữ quyền ban hành các văn bản kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản
- Định đoạt tài sản : 2 cách :
- Trực tiếp : thông qua các cơ quan NN tại TƯ
- Gián tiếp : thông qua các cơ quan NN ở địa phương hoặc các doanh nghiệp NN
Căn cứ xác lập quyền sở hữu NN :
Căn cứ chung :
- Quy định của PL
- Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh
- Nhận thừa kế
Căn cứ riêng:
- Trưng mua
- Tịch thu
2. Sở hữu tập thể
Khái niệm: là sở hữu của hợp tác xã do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi
Các yếu tố:
Chủ thể: là các hợp tác xã thuộc các ngành, nghề khác nhau, được thành lập theo quy định của PL
Khách thể: gồm các tư liệu sản xuất thuộc ngành, nghề, hoạt động của hợp tác xã, và các tài sản khác
Nội dung:
- Quyền chiếm hữu tài sản
- Quyền sử dụng tài sản: được khai thác sử dụng để sản xuất kinh doanh, tạo lợi nhuận. Lợi nhuận thu được chia cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn
- Quyền định đoạt tài sản: theo nghị quyết đại hội xã viên, do ban Giám đốc hợp tác xã thực hiện
Căn cứ xác lập:
- Đóng góp của cá nhân, hộ gia đình là thành viên hợp tác xã
- Tài trợ của NN
- Lợi nhuận sản xuất, kinh doanh
- Nhận do thừa kế
3. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
4. Sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
5. Sở hữu tư nhân
Khái niệm: là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của họ
Các loại sở hữu tư nhân:
- Sở hữu cá thể: là sở hữu của cá nhân đối với tư liệu tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân
- Sở hữu tiểu chủ: là sở hữu cá nhân về các tư liệu sản xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng sức lao động của chính họ
- Sở hữu tư bản tư nhân: là sở hữu của cá nhân với tư liệu sản xuất với tư liệu sản xuất dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ bằng sức lao động của người khác
Khách thể của sở hữu tư nhân: là các tài sản mà cá nhân có quyền sở hữu theo quy định của PL và không bị hạn chế về số lượng, giá trị của tài sản
Gồm:
- Tư liệu tiêu dùng
- Tư liệu sản xuất
- Của cải để dành
- Vốn và tài sản khác
Nội dung: cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, …
6. Sở hữu chung
Khái niệm: là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản .
VD: tài sản của vợ chồng, nhiều người cùng góp vốn mua tài sản
Các loại sở hữu chung:
Sở hữu chung theo phần: là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Nội dung của sở hữu chung theo phần:
- Chiếm hữu: việc nắm giữ tài sản đó phải theo nguyên tắc đồng thuận theo đa số
- Sử dụng, hưởng lợi, nghĩa vụ:
- Định đoạt:
Sở hữu chung hợp nhất: là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ thể sở hữu không được xác định đối với tài sản chung.
VD: tài sản của vợ chồng, sở hữu chung trong cộng đồng như nhà chung cư, tổ dân phố, dòng họ
Các loại sở hữu chung hợp nhất:
- Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia: VD tài sản vợ chồng
- Sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia: gồm các tài sản không thể chia được, VD sở hữu thuộc cộng đồng dân sư như làng, xã, tôn giáo, dòng tộc, chung cư, …
Sở hữu chung hỗn hợp: là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc thành phần kinh tế khác nhau, góp vốn để sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.
Đặc điểm của sở hữu chung hỗn hợp:
- Chủ thể: các đồng sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
- Khách thể: là các tư liệu sản xuất mà các chủ sở hữu góp vào sản xuất
- Mục đích: thu lợi nhuận
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Dân sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: