fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương VI

Bài giảng môn học Luật Dân sự 1 chương VI với nội dung Tài sản cung cấp kiến thức chi tiết và toàn diện về khái niệm tài sản, phân loại tài sản, cũng như các quy định pháp luật liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản. Đây là phần kiến thức nền tảng, giúp sinh viên hiểu rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến tài sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bài giảng được xây dựng kỹ lưỡng, dễ hiểu, phù hợp với sinh viên luật và những người có nhu cầu tìm hiểu về Luật Dân sự.

Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương VI

Chương 6

I. Tài sản

1. Khái niệm tài sản

Tài sản là những gì mà con người có thể sở hữu

Tài sản gồm:

Vật: vật trở thành tài sản khi đáp ứng các yêu cầu:

  • Là bộ phận cấu thành thế giới vật chất
  • Con người chiếm hữu được và mang lại lợi ích cho chủ thể
  • Có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai (VD nông sản chờ thu hoạch, mua nhà chung cư đang xây dựng)

Tiền: một tài sản được coi là tiền khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế (tiền cổ không được coi là tiền, mà trở thành vật)

Giấy tờ có giá: là loại giấy tờ có thể chuyển đổi thành tiền như séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, hồi phiếu, công trái, … (chú ý: khác với giấy tờ có giá trị như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Bằng tốt nghiệp đại học)

Quyền tài sản:

  • Quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên
  • Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản bị xâm hại
  • Quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ
  • Quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán phát sinh từ hợp đồng

2. Phân loại tài sản

a. Dựa vào tính không di dời của tài sản:

Động sản: là tài sản không phải bất động sản

Bất động sản: là những tài sản không thể di chuyển, dịch dời từ nơi này sang nơi khác

  • Đất đai
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó
  • Các tài sản khác gắn liền với đất đai
  • Các tài sản khác do pháp luật quy định

Tính gắn liền của động sản vào bất động sản: phải ổn định, lâu dài và phải nằm trong cấu trúc thiết kế, cấu trúc xây dựng, và khi tách ra thì không còn tính sử dụng như ban đầu.

Có trường hợp động sản trở thành bất động sản: VD thang máy khi mua là động sản, khi lắp vào tòa nhà thì sẽ trở thành 1 phần gắn với tòa nhà và trở thành bất động sản

Có trường hợp bất động sản trở thành động sản: khoáng sản trong lòng đất là bất động sản, khi khai thác lên và bán thì trở thành động sản

Như vậy phân biệt động sản và bất động sản chỉ là tương đối, nên khi giao kết hợp đồng cần nhận diện tài sản và tính chất pháp lý của tài sản đó. VD khi mua nhà cần thỏa thuận người bán phải để nguyên những thứ gắn liên với ngôi nhà như cửa, rèm, …

Ý nghĩa:

Xác lập thủ tục đăng ký đối với tài sản:

  • đất đai bắt buộc phải đăng ký, còn nhà và tài sản gắn liền với đất thì việc đăng ký là tự nguyện (NN khuyến khích đăng ký bằng những cơ chế sẵn có);
  • với động sản phải đăng ký gồm xe máy, ô tô, súng săn, súng thể thao, … vì được NN coi là các nguồn nguy hiểm cao độ (tức là có khả năng gây ra hậu quả lớn, và khi đó người chủ sở hữu có thể bỏ tài sản để trốn tội, khi đó cơ quan chức năng sẽ dựa vào đăng ký để xác minh thủ phạm, tức là đăng ký để đảm bảo yêu cầu quản lý của NN và sự an toàn cho XH)

Xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu:

  • với tài sản có đăng ký thì việc chuyển giao quyền sở hữu là khi sang tên chủ sở hữu
  • với động sản thì việc chuyển giao là khi chuyển giao bản thân tài sản đó
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương VI
Bài giảng môn học Luật dân sự 1 chương VI

Ngoại lệ: trường hợp mua ngôi nhà, sẽ phải thực hiện 2 việc: chuyển quyền sử dụng đất và mua bán nhà. Hợp đồng sẽ là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở và mua bán nhà ở”. Theo luật đất đai, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với đất ở là thời điểm người mua được ghi tên vào Sổ địa chính. Đối với nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm thanh toán xong tiền (theo Luật nhà ở 2014) (mặc dù quyền sở hữu nhà có thể đã được chuyển sau khi thanh toán ví dụ 80% giá trị, thì vẫn chưa được coi là sở hữu nhà)

  • Xác định các quyền của chủ thể đối với từng loại tài sản nhất định: gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (riêng đất đai không có quyền chiếm hữu do PL quy định là sở hữu toàn dân)
  • Xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu: VD nếu chiếm hữu ngay tình thì phải sau 10 năm với động sản và 30 năm với bất động sản mới được công nhận là chủ sở hữu tài sản đó.
  • Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ với các giao dịch có đối tượng là bất động sản trong trường hợp không có thỏa thuận: VD muốn giao bất động sản thì phải đến tận nơi để giao, khác với giao động sản có thể giao ở bất kỳ chỗ nào
  • Xác định hình thức hợp đồng: VD hợp đồng liên quan đến bất động sản thì bắt buộc phải công chứng (trừ hợp đồng cho thuê nhà thì không phải công chứng)
  • Căn cứ để xác định thời hạn, thời hiệu và các thủ tục khác
  • Xác định phương thức kiện dân sự: kiện đối với bất động sản luôn luôn là kiện vật quyền, tức là kiện để đòi lại quyền sở hữu đối với tài sản, vì bất động sản luôn luôn còn đó (không thể mất)
  • Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

b. Phân loại thành Tài sản hữu hình và Tài sản vô hình:

  • Tài sản hữu hình: định dạng, định hình và có thể nhận biết thông qua các giác quan tiếp xúc
  • Tài sản vô hình: tồn tại dưới dạng quyền, có thể nhận biết qua các ý niệm, thông tin về tài sản. VD quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ
  • c. Tài sản có đăng ký quyền sở hữu và Tài sản không đăng ký quyền sở hữu:

Tài sản có đăng ký quyền sở hữu, VD đất đai, công trình xây dựng, ô tô, xe máy, vũ khí, súng săn, súng thể thao, tàu bay, tàu biển, … hoặc thuộc quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu, giải pháp, kiểu dáng công nghiệp, …

Ý nghĩa của việc đăng ký quyền sở hữu:

  • Thực hiện việc quản lý NN, thu thuế
  • Thủ tục đăng ký quyền sở hữu: bao gồm các loại giấy tờ theo quy định
  • Mức độ bảo vệ quyền sở hữu: là tuyệt đối, được PL bảo vệ
  • Thời điểm chuyển quyền sở hữu: là thời điểm sang tên chủ sở hữu

d. Tài sản hiện có và Tài sản hình thành trong tương lai

Tài sản hiện có: đã tồn tại, xác lập quyền sở hữu

+ tài sản hình thành trong tương lai: chưa tồn tại, chưa hình thành toàn bộ vào thời điểm xem xét. VD nhà chung cư đang xây, hoa màu đã trồng nhưng chưa đến vụ thu hoạch

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Dân sự 1: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.