Sơ đồ bài viết
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có các văn bản quy phạm pháp luật rõ ràng quy định chi tiết các thủ tục pháp lý để hướng dẫn các cơ sở y tế từ khi thành lập đến khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thông tin mà văn bản quy phạm pháp luật quy định chỉ là thông tin sơ bộ, tóm tắt nội dung chính, chưa hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Tìm hiểu về kinh doanh, bác sĩ không nắm rõ các quy định pháp luật và yêu cầu thực tế về thủ tục pháp lý của phòng khám. Ngoài ra, họ thường dành thời gian cho công việc kinh doanh, quản trị và chuyên môn. Vì vậy, sau đây Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ hướng dẫn xin giấy phép hoạt động phòng khám.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phòng khám
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được công nhận phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
Đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất.
- Các vị trí cố định cách xa nơi sinh hoạt của gia đình phải có đủ ánh sáng, trần chống bụi, tường và nền phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, khử trùng.
- Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh có diện tích từ 10m2 trở lên và nơi tiếp đón người bệnh (không bao gồm phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe có sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông).
- Cần cung cấp một khu vực vô trùng riêng biệt để xử lý các dụng cụ y tế có thể tái sử dụng.
- Bảo đảm các điều kiện về phòng chống bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Đảm bảo vô trùng phòng điều trị.
- Có đủ điện, nước và các yêu cầu khác để chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh. Ngoài ra còn có nhiều yêu cầu quy định khác liên quan đến điều kiện cơ sở vật chất.
Đáp ứng điều kiện về thiết bị y tế:
- Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
- Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.
Đáp ứng điều kiện về nhân sự:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký, Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
- Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó
Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám
Căn cứ Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, hồ sơ xin Giấy phép mở phòng khám tư nhân bao gồm:
Thành phần hồ sơ:
STT | Tên tài liệu | Loại tài liệu |
1 | Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP | Bản chính |
2 | Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài. | Bản sao |
3 | Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; | Bản sao |
4 | Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; | Bản chính |
5 | Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP | Bản chính |
6 | Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn | Bản chính |
7 | Điều lệ tổ chức và hoạt động | Bản chính |
8 | Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; | Bản chính |
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự, thủ tục mở phòng khám tư nhân
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Y tế tại nơi đặt cơ sở khám chữa bệnh.
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận ghi phiếu tiếp nhân hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
- Trường hợp nộp qua đường bưu điện: trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận phải cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
- Lệ phí giải quyết: 4,3 triệu đồng (theo Thông tư 11/2020/TT-BTC).
Như vậy, thủ tục mở phòng khám tư nhân không quá khó nhưng cần phải chuẩn bị nhiều loại tài liệu. Nếu không tự mình thực hiện, các cơ sở khám, chữa bệnh có thể uỷ quyền cho các đơn vị chuyên môn để xin Giấy phép hoạt động dễ dàng hơn.
Câu hỏi thường gặp
Từ 65 ngày đến70 ngày kể từ ngày nhậ đủ hồ sơ hợp lệ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khoản 4 Điều 24 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định điều kiện về tổ chức nhân sự đối với việc thành lập phòng khám đa khoa như sau:
Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:
Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;
Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa.
Nư vậy,t heo quy định, thì chỉ cần bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa mới phải đáp ứng điều kiện có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất 54 tháng.