Sơ đồ bài viết
Vào mỗi mùa tuyển sinh, ngành Luật lại là một ngành học được nhiều bận phụ huynh và học sinh quan tâm đến. Ngành Luật đã trở thành một ngành nghề “hot” với cơ hội việc làm ngày càng rộng mở. Bên cạnh những thắc mắc ngành luật là ngành học như thế nào? Ngành Luật học về những nội dung, phạm trù gì? Thì vấn đề được quan tâm hơn cả khi tìm hiểu về ngành học đó là cơ hội việc làm, vậy khi Tốt nghiệp ngành luật làm nghề gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung sau đây.
Ngành Luật là ngành học như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản, ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
Tại sao nên học Luật?
Học luật mang lại cơ hội phát triển các kỹ năng và khám phá nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nó mang lại cho bạn cơ hội rèn giũa trí óc, củng cố sự hiểu biết và đào sâu trải nghiệm trong toàn bộ lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Bạn sẽ có được sự hiểu biết kể cả chiều rộng và chiều sâu ở các lĩnh vực mà bạn quan tâm.
Luật thu hút những người muốn phát triển cả tư duy trừu tượng và giải quyết vấn đề thực tế. Tại Việt Nam, đa phần mọi người thường nghĩ học luật ra trường thì sẽ mặc định là luật sư. Tuy nhiên, tính ứng dụng của ngành luật là tương đối cao, khiến nó phù hợp và là yếu tố cần thiết của nhiều ngành nghề.
Ngoài việc trở thành một luật sư, bạn còn có thể là một chuyên viên pháp lý, nhà sản xuất, chính trị gia, nhà quản lý, nhà báo, nhà ngoại giao hoặc cảnh sát. Tấm bằng cử nhân luật giúp bạn phù hợp với hầu hết mọi ngành nghề đòi hỏi sức mạnh trí tuệ kết hợp với cách tiếp cận thực tế.
Tốt nghiệp ngành luật làm nghề gì?
Sinh viên chuyên ngành Luật khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
Công chứng viên
Tốt nghiệp ngành luật bằng có thể ứng tuyển vị trí công chứng viên. Đây là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Công chứng viên còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong ngành luật, công chứng viên còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý. Yêu cầu về kinh nghiệm của công chứng viên khá cao. Ứng viên vị trí này phải công tác pháp luật từ 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp ngành luật.
Luật sư
Luật sư hẳn là công việc được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành luật. Bởi đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành luật.
Công việc của luật sư: Nghiên cứu, phân tích và soạn thảo các văn bản pháp lý theo phân công. Tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh chấp, tố tụng… Thu thập chứng cứ cho quá trình kiện tụng. Cung cấp hồ kiện tụng cho Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài. Nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật theo yêu cầu công việc. Làm việc trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp hay các cơ quan pháp luật trong trường hợp cần thiết. Đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật.
Yêu cầu đối với Luật sư Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư. Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương. Kỹ năng giao tiếp, phân tích và xử lý tình huống tốt. Bên cạnh đó, luật sư phải kết hợp xử lý công việc độc lập và nhóm hiệu quả. Tinh thần trách nhiệm cao, tác phong chuyên nghiệp, quyết đoán.
Kiểm sát viên – Công tố viên
Kiểm sát viên, công tố viên là một trong công việc mà cử nhân luật quan tâm. Công việc của vị trí công việc này là là điều tra, truy tố và buộc tội những kẻ vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Bên cạnh đó, họ còn có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Thẩm phán
Thẩm phán chắc chắn là vị trí công việc được nhiều người ao ước. Chức danh này cao quý và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, thực thi pháp luật. thuộc về những người có nhiệm vụ bảo vệ công lý và thực thi pháp luật.
Thư ký tòa án
Thư ký tòa án là vị trí công chức làm việc tại Tòa án. Thư ký tòa án có công việc cụ thể là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Đây cũng là vị trí hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Để có thể trở thành thư ký tòa án thì bạn phải có bằng cử nhân Luật, vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa Án.
Giảng viên ngành luật
Với thắc mắc sinh viên ngành luật ra trường làm gì thì giảng viên cũng là một trong những công việc dành cho bạn. Bạn có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về luật, để trở thành giảng viên thì bạn cần có nghiệp vụ sư phạm và một số kỹ năng khác như : tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…
Pháp chế doanh nghiệp
Pháp chế doanh nghiệp đang là vị trí công việc được nhiều sinh viên ra trường lựa chọn. Kinh tế phát triển kéo theo sự thành lập của nhiều doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định và hợp pháp, chắc chắn cần đến phòng ban pháp chế. Nhiệm vụ của những người làm pháp chế doanh nghiệp là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Trên đay là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Tốt nghiệp ngành luật làm nghề gì?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Ngành Luật mang đến nhiều cơ hội việc làm tốt nhưng đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng, trình độ nhất định để thể hiện bản thân trong CV xin việc. Hiện nay, ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm và ứng tuyển các vị trí ngành luật trên group và fanpage trên Facebook hoặc lựa chọn trang thông tin tuyển dụng uy tín
1. Đại học Luật Hà Nội
2. Đại học Công đoàn
3. Đại học Thương Mại
4. Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
5. Đại học Kinh tế Quốc dân
6. Học viện Ngoại giao
7. Viện Đại học Mở Hà Nội
8. Đại học Hồng Đức
9. Đại học Thái Bình