fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Nghề Thẩm phán là gì?

Thẩm phán là một vị trí trung tâm, quan trọng trong hệ thống Tòa án nhân dân tại nước ta, Thẩm phán đảm nhận nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình để thực hiện các công việc theo Hiến định. So với những công chức khác trong bộ máy nhà nước thì Thẩm phán có những điểm riêng biệt về chức năng, nhiệm vụ. Vậy chi tiết nghề Thẩm phán là gì? Đặc điểm của nghề nghiệp thẩm phán ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại nội dung bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014

Nghề Thẩm phán là gì?

Thẩm phán là người tiến hành tố tụng, là người thực hiện hoạt động xét xử của Tòa án. Được bổ nhiệm và giao nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật.

Tại nước ta, Thẩm phán Tòa án nhân dân bao gồm:

  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
  • Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trong đó bao gồm Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện (gồm các Thẩm phán nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh)
  • Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
  • Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương; Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

Đặc điểm của nghề nghiệp thẩm phán

Thẩm phán là vị trí trung tâm trong hệ thống Tòa án, đảm nhận nhiệm vụ xét xử các vụ án, giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ hiến định. Khác với công chức khác trong bộ máy nhà nước, nghề thẩm phán có những đặc điểm riêng biệt:

– Thứ nhất: thẩm phán luôn luôn tiếp xúc trực tiếp với con người; kết quả công việc của thẩm phán ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị cũng như tự nhiên của mỗi con người, ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng. Nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền con người, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được hiến định cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Thẩm phán.

– Thứ hai: Thẩm phán là người áp dụng pháp luật. trên cơ sở xác định sự kiện pháp lý, sự thật khách quan của vụ án, thẩm phán áp dụng quy định của pháp luật để phán quyết về vi phạm pháp luật, tranh chấp pháp lý và phán quyết đó làm phát sinh hậu quả đối với con người, đối với xã hội. Mọi hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán đều được thực hiện đúng với trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật. Sự thật, pháp luật, công bằng, công lý luôn là những yếu tố song hành cùng Thẩm phán trong công việc cũng như cuộc sống thường nhật.

Nghề Thẩm phán là gì?

– Thứ ba: là người được giao thực hiện quyền lực nhà nước, phán quyết liên quan đến sinh mệnh chính trị, tự nhiên của con người, đến lợi ích xã hội, cộng đồng,… cho nên hoạt động của Thẩm phán luôn chịu sự kiểm soát của pháp luật; sự giám sát của cơ quan lập pháp, hành pháp; sự giám sát của dư luận xã hội và của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Ngoài sự giám sát từ bên ngoài, Thẩm phán còn phải chịu sự giám sát trong nội bộ Tòa án. Cho nên, cùng với pháp luật, các quy chế hành nghề, quy phạm đạo đức của thẩm phán là những công cụ cho sự việc giám sát, kiểm soát bên trong hệ thống Tòa án nhân dân đó cũng là những tiêu chí mà Thẩm phán căn cứ vào để sống và làm việc các cơ quan có thẩm quyền và công chúng thực hiện kiểm soát, giám sát.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán

Thẩm phán là người có chức năng xét xử của tòa án, và xuất hiện trong tất các các hội đồng xét xử. Do đó, Thẩm phán được xem là sự hiện diện của nhà nước trong việc thực hiện chức năng xét xử.

hẩm phán được chia làm 4 ngạch bao gồm: 

  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
  • Thẩm phán cao cấp
  • Thẩm phán trung cấp
  • Thẩm phán sơ cấp

Do đó, nơi làm việc của từng ngạch Thẩm phán cũng sẽ khác nhau. Nhưng thời gian làm việc đều giống nhau theo nhiệm kỳ 5 năm cho lần đầu tiên và 10 năm cho nhiệm kỳ tiếp theo – điều này đã được thể hiện rõ trong Điều 66 và 74 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.

Ngạch Thẩm phán/nơi làm việcTA nhân dân tối caoTA nhân dân cấp caoTA nhân dân cấp tỉnhTA nhân dân cấp huyệnTA quân sự trung ươngTA QS cấp quân khuTA QS cấp khu vực 
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caox
Thẩm phán cao cấpxx
Thẩm phán trung cấpxxxx
Thẩm phán sơ cấpxxxx

Tiêu chuẩn để có thể trở thành Thẩm phán 

Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Thẩm phán là người có đủ tiêu chuẩn và các điều kiện của Luật này thì được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.

Điều 67: Luật Tổ chức Tòa án quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán như sau:

  • Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
  • Có trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
  • Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
  • Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Như vậy, một công dân muốn trở thành Thẩm phán bắt buộc phải đáp ứng đủ 5 tiêu chuẩn trên. Ngoài việc đảm bảo trình độ chuyên môn, bạn còn phải Có thời gian làm việc công tác thực tiễn pháp luật”. Đó chính là khoảng thời gian bạn làm thư ký cho Tòa án. Sau khi bạn hiểu rõ, nắm vững được các vấn đề liên quan đến tố tụng thì sẽ được bổ nhiệm lên làm Thẩm phán

Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Nghề Thẩm phán là gì?“. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Học ngành gì để được làm Thẩm phán tòa án?

Tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán tòa án, theo đó để được trở thành Thẩm phán tòa án thì phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Cho nên, cần theo học ngành luật để có thể trở thành thẩm phán.

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Việt Nam như thế nào?

Ngày 04/07/2018, Hội dồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia đã ban hành Quyết định về Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán. Bộ quy tắc quy định những chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử của Thẩm phán.
Bộ quy tắc áp dụng đối với Thẩm phán công tác tại Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp; khuyến khích áp dụng đối với các thẩm phán đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Cùng với chuẩn mực đạo đức khác, Bộ quy tắc quy định về sự liêm chính, sự vô tư, khách quan như là chuẩn mực đạo đức hàng đầu mà Thẩm phán các Tòa án Việt Nam cần tuân thủ.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết