Sơ đồ bài viết
Những người hành nghề Luật nói chung và các Luật sư nói riêng đều rất được coi trọng và đánh giá cao hầu như ở mọi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, Luật sư cũng rất được coi trọng và đánh giá rất cao. Bởi để được hành nghề Luật, mỗi một cá nhân đều phải trải qua một quá trình rất dài để học tập, nghiên cứu và trau dồi các kỹ năng cần thiết. Vậy, đâu là những điều kiện để trở thành luật sư ở Việt Nam. Học luật sư có khó không? Kính mời bạn đọc cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Học luật sư mất bao lâu?
Bắt đầu từ khi tốt nghiệp cấp 3, bạn sẽ mất ít nhất là 6 năm để đi hết con đường đến với nghề luật nói chung và nghề luật sư nói riêng. Trong 6 năm này bạn sẽ trải qua 03 quá trình đó là:
- 4 năm học đại học: Sau khi bạn trúng tuyển vào các trường đại học luật và trải qua 4 năm học tập, rèn luyện và được cấp bằng cử nhân luật.
- 1 năm học khoá đạo tạo nghề luật sư tại Học viện tư pháp: Sau khi có tấm bằng cử nhân luật, bạn cần đăng ký tham gia khoá học đào tạo nghề luật sư do Học viện Tư pháp tổ chức. Kết thúc khoá học bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
- 1 năm tập sư tại văn phòng luật/công ty luật: Theo quy định của Luật Luật sư, sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề Luật sư và được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư, bạn sẽ phải tập sự tại văn phòng Luật ít nhất là 12 tháng để được học hỏi và rèn luyện thêm và các kỹ năng khác từ các Luật sư có kinh nghiệm.
Khoảng thời gian 6 nằm trên là quãng thời gian được tính khi bạn suôn sẻ hoàn thành khoá học, có một vài trường hợp có thể khiến bạn có thể khéo dài thời gian hơn. Con đường trở thành luật sư dài hay ngắn hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn đi.
Muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì?
Để trở thành một luật sư, điều đương nhiên là bạn cần phải học thật tốt. Nhưng học luật cần giỏi môn gì? Khi quyết định thi vào trường luật, bạn cần tập trung ôn thi khối gì? Cần đầu tư vào môn học nào nhất để đảm bảo điều kiện trở thành một luật sư trong tương lại?
Ngành luật là một ngành đòi hỏi người học cần phải có tư duy logic, nhạy bén, sử dụng ngôn từ chính xác trong từng trường hợp. Chính vì thế, các trường đào tạo ngành luật xét tuyển sinh viên thi các môn Văn, Sửa, Địa, Toán, Lý, Tiếng Anh, cả các môn tự nhiên và các môn xã hội cho ngành này.
Như vật, để thi vào trường đào tạo ngành luật, bạn hoàn toàn có thể học thật giỏi bất kỳ môn học nào mà mình yêu thích hoặc có lợi thế.
Điều kiện để trở thành luật sư là gì?
Thứ nhất, có bằng cử nhân luật. Sau khi tốt nghiệp cấp 3 bạn lựa chọn thi vào trường đại học đào tạo chuyên ngành luật. Thời gian đào tạo chuyên ngành luật thường là 04 năm. Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ nhận được tấm bằng cử nhân luật.
Thứ hai, có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. Người có bằng cử nhân luật tham gia khoá đào tạo luật sư tại Học viện tư pháp. Thời gian đào tạo là 12 tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo luật sư.
Thứ ba, tập sự hành nghề luật sư. Sau khi hoàn thành khoá đào tạo luật sư, sinh viên bắt buộc phải đăng ký tập sư tại 1 tổ chức hành nghề luật sư với thời gian 12 tháng theo quy định của Luật luật sư.
Thứ tư, đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư. Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gai kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề. Nếu người tập sự đạt yêu cầu kiểm tra sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Thứ năm, được cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn luật sư, cấp thẻ hành nghề luật sư. Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ Tư pháp cấp, thẻ hành nghề do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
Học luật sư có khó không?
Học luật sư có khó không? Trước khi trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần làm rõ từ “khó” là chỉ sự khó khăn để vượt qua khoảng thời gian 6 năm theo học hay “khó” là chỉ các kiến thức về luật.
Trước tiên, bạn hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu xem những kiến thức mà sinh viên sẽ được học khi chọn ngành luật là gì? Trước khi bắt đầu tìm hiểu và phân tích các bộ luật cũng như cách vận dụng pháp luật thì các bạn sinh viên năm nhất sẽ được học các môn như Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin, Lý luận Nhà nước và pháp luật, Logic học, Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam, Xã hội học… Mục đích của việc giảng dạy những môn học trên là để sinh viên nắm được những kiến thức chung, cơ bản và là nền tảng cho việc tiếp thu và tư duy ở những môn học, kiến thức chuyên ngành sau này.
Sau khi đã nắm vững những kiến thức chung, cơ bản, sinh viên tiếp tục được nhà trường cho tiếp xúc, làm quen và học cách phân tích, áp dụng các điều luật, quy định pháp luật vào các trường hợp thực tiễn.
Sau đó, các bạn cử nhân luật sẽ bắt đầu được đào tạo về các kỹ năng, cách giải quyết vấn đề.
Tiếp đến, nói về sự “khó” về quãng thời gian 6 năm. 6 năm đối với nhiều người có thể là một quãng thời gian dài, nhưng đối với những người đam mê luật thì có lẽ nó vẫn chưa thực sự gọi là dài. Một khi đã lựa chọn và đeo đuổi đam mê của mình dù thời gian có bao lâu không thể gọi là khó khăn được. Mặt khác, có một điều rất thú vị rằng ngành luật không hề khô khan hay chỉ toàn những quy định rập khuôn. Ngành luật thật sự rất thú vị khiến mọi người học phải say mê nó.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi học luật sư có khó không thì có thể nói rằng việc học luật sư phải nói là khó và rất khó, đòi hỏi người học cần có một tư duy và lập luận chặt chẽ, sắc bén. Nhưng chính cái khó ấy lại là sự thách thức, là động lực để những ai yêu thích ngành luật đeo đuổi nó đến tận cùng.
Trên đây là nội dung chia sẻ của chúng tôi về chủ đề: “Học luật sư có khó không?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Tùy theo nhu cầu của khách hàng, vụ việc khách hàng đưa ra và thời điểm tiến hành thuê luật sư sẽ khác nhau. Tuy nhiên khi khách hàng có nhiều băn khoăn, lo lắng, bối rối vào một vụ việc, cần sự hỗ trợ của Luật sư.
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư thì phải trả thù lao cho luật sư. Thù lao của luật sư được quy định rất cụ thể trong Điều 54, 55 của Luật Luật sư năm 2015. Theo đó, có thể hiểu, mức thù lao của luật sư được tính dựa theo các căn cứ như: Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý mà khách hàng yêu cầu, vụ việc có phức tạp không, có yêu cầu chuyên môn nhiều hay không? thời gian và công sức của luật sư khi thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng, với những vụ việc phức tạp, luật sư phải tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ và thực hiện công việc. Vì vậy cần có thù lao khác với những vụ việc đơn giản, tốn ít thời gian. Ngoài ra, thù lao luật sư cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm và uy tín của luật sư. Những luật sư giỏi, uy tín và nổi tiếng luôn được khách hàng ưu tiên lựa chọn để thực hiện các công việc, đồng nghĩa với việc thù lao cho các luật sư này cũng sẽ cao hơn những luật sư có ít kinh nghiệm, bởi hiệu quả giải quyết công việc của họ sẽ cao hơn.