Sơ đồ bài viết
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển theo đó mà nhu cầu về cuộc sống của người dân ngày càng gia tăng, người dân cũng có quan tâm đến những quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình và lúc này Luật sư là đối tượng đầu tiên mà mọi người nghĩ tới để được tư vấn và hỗ trợ khi xảy ra những tranh chấp phát sinh trong cuộc sống. Vậy quy định pháp luật về nghề luật sư ra sao? Đồng thời có nhiều thắc mắc về Trang phục luật sư Việt Nam khi tham gia phiên tòa như thế nào? Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tại nội dung bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022
Tất cả luật sư đều phải là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam?
Luật sư được biết đến chính là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Điều lệ ban hành kèm Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tư cách thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư của luật sư như sau:
“Điều 28. Tư cách thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư của luật sư
Tất cả luật sư được công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam là thành viên của Đoàn Luật sư nơi minh gia nhập và là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.”
Theo đó, tất cả luật sư được công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam là thành viên của Đoàn Luật sư nơi minh gia nhập và là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Luật sư
Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua. Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ và bản sắc văn hoá của dân tộc. Vậy theo pháp luật thì luật sư có quyền và nghĩa vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Điều lệ ban hành kèm Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư như sau:
“Điều 29, Quyền, nghĩa vụ của luật sư
1. Quyền của luật sư:
a) Các quyền trong hoạt động hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật;
b) Được Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động hành nghề,
c) Tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử, giới thiệu người ứng cử đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư, tham gia các cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, của Đoàn Luật sư; được Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư giới thiệu ứng cử vào các cơ quan dân cử, cơ quan của các tổ chức xã hội khác ở trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật, Điều lệ của các tổ chức;
d) Tham gia các hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư, đề xuất ý kiến về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;
đ) Giám sát hoạt động của các cơ quan của Liên đoàn, Đoàn Luật sư, kiến nghị biện pháp khắc phục, kiến nghị xử lý vi phạm;
e) Khiếu nại đối với quyết định của các cơ quan của Liên đoàn, Đoàn Luật sư vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
g) Được Liên đoàn, Đoàn Luật sư bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ;
h) Các quyền khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Đoàn Luật sư.
2. Nghĩa vụ của luật sư
a) Các nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn và Đoàn Luật sư mà mình là thành viên;
c) Tham gia phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Liên đoàn, Đoàn Luật sư,
d) Tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Liên đoàn và Đoàn Luật sư,
d) Tích cực tham gia hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư; đoàn kết, hợp tác với các luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
e) Tạo điều kiện cho các luật sư thành viên trong tổ chức hành nghề luật sư do mình đứng đầu tham gia các hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư
g) Chấp hành yêu cầu của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về việc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư do mình đứng đầu,
h) Hằng năm báo cáo Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư do mình đứng đầu; báo cáo Liên đoàn Luật sư Việt Nam về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư do mình đứng đầu theo yêu cầu của Ban Thường vụ Liên đoàn;
i) Giữ gìn uy tín của Liên đoàn, Đoàn Luật sư, luật sư Việt Nam;
k) Nộp phí thành viên đầy đủ và đúng hạn:
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Đoàn Luật sư”
Theo đó, Luật sư sẽ có các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật.
Trang phục luật sư Việt Nam khi tham gia phiên tòa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định về trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa như sau:
“Điều 34. Trang phục của luật sư tham gia phiên tòa
1. Luật sư tham gia phiên tòa phải mặc trang phục theo quy định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
2. Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa phải bảo đảm các yêu cầu trang nghiêm, lịch sự, thuận tiện và thống nhất. Hội đồng Luật sư toàn quốc quy định về mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa.”
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Công văn 116/TA-TKTH năm 2011 đã hướng dẫn về trang phục của Luật sư khi tham gia phiên tòa như sau:
Kể từ ngày 10/10/2011, các Luật sư bắt buộc phải mặc trang phục thống nhất khi tham gia phiên tòa theo mẫu: áo veston và quần âu màu đen, áo sơ mi trắng, cà vạt màu xám lông chuột do Liên đoàn may thống nhất, đeo huy hiệu có hình biểu tượng logo của Liên đoàn Luật sư bên ngực trái áo trang phục.
Trang phục nói trên được áp dụng chung cho cả Luật sư nam và Luật sư nữ, riêng mùa hè thì có thể không cần mặc áo veston.
Như vậy, quy định về trang phục tại Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 vẫn giữ nguyên tắc như Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam cũ ban hành kèm Quyết định 1573/QĐ-BTP năm 2015 đảm bảo khi tham gia một phiên tòa, trang phục luật sư phải trang nghiêm, lịch sự, thuận tiện và thống nhất.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Trang phục luật sư Việt Nam khi tham gia phiên tòa như thế nào?“. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Những người thuộc các trường hợp sau đây sẽ được miễn đào tạo nghề luật sư:
– Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên;
– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
– Đã là thẩm tra viên cao cấp trong ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp trong ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
– Đã là thẩm tra viên chính trong ngành Tòa án, kiểm tra viên chính trong ngành kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Được Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung) 2012 quy định như sau:
“Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư”.