fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Các khoản tiền khi học đại học

Hiện nay khi sinh viên nhập học hay đã theo học tại các trường cao đẳng, đại học, trường nghề… thì ngoài mức học phí là khoản tiền mà sinh viên phải đóng sẽ có thêm nhiều các khoản phí nhập học khác. Điều đáng lưu ý là các khoản thu của các trường là khác nhau trong cùng một khoản phí. Vậy chi tiết về các khoản tiền khi học đại học gồm những khoản tiền nào? Bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về các khoản tiền đó tại nội dung bài viết sau nhé!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 81/2021/NĐ-CP

Các khoản tiền khi học đại học gồm những khoản tiền nào?

Học phí

Trước tiên, học phí là khoản tiền đóng học đại học đầu tiên. Khi nhập học, trường đại học sẽ tạm thu học phí của sinh viên. Thường mức tạm thu học phí là khoản tiền tương đương với số tín chỉ trung bình mà sinh viên sẽ học trong 1 học kỳ.

Tùy vào mô hình trường (trường công hay tư, đã tự chủ tài chính hay chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ một phần), tùy chương trình đào tạo (tiêu chuẩn thường hay chất lượng cao, liên kết quốc tế), mà mức tạm thu khác nhau.

  • Ở các trường công lập chưa tự chủ tài chính, mức thu học phí tầm 5,5-7 triệu/học kỳ tùy ngành, với chương trình tiêu chuẩn (đại trà).
  • Ở các trường công lập tự chủ tài chính, mức thu học phí tầm 12-15 triệu/học kỳ tùy ngành, với chương trình tiêu chuẩn (đại trà)
  • Hệ chất lượng cao các trường công từ 22-50 triệu/học kỳ.
  • Ở các trường tư, mức thu học phí tầm 13-25 triệu/học kỳ với chương trình tiêu chuẩn; 25-60 triệu/học kỳ với chương trình chất lượng cao.

Học phí các chương trình liên kết quốc tế học ở Việt Nam tầm 60 triệu/học kỳ.

Các khoản thu khác thời điểm nhập học

Thời điểm nhập học sinh viên phải đóng khoản thu ngoài học phí đại học khác:

  • Bảo hiểm y tế: Là khoản thu bắt buộc, giống nhau ở các trường
  • Lệ phí khám sức khỏe: Tùy trường mức thu khác nhau. Có trường thu chỉ 50.000 đồng nhưng có trường thu cao hơn gấp 7 lần, tùy dịch vụ y tế mà trường lựa chọn. 
  • Lệ phí nhập học: Tùy trường mức thu khác nhau. Mức thu từ 300.000 đ- 900.000 đ/sinh viên tùy trường, có trường tư thục thu đến 4,5 triệu đồng.

Ngoài ra, tùy quy định từng trường, sinh viên có thể đóng thêm các khoản như:

  • Tài liệu sinh hoạt công dân
  • Sổ ngoại trú nội trú
  • Hồ sơ SV
  • Sổ tay SV toàn khóa học
  • Bảng tên SV
  • Đăng ký tạm trú, thẻ SV
  • Xếp lớp tiếng Anh đầu vào…
Các khoản tiền khi học đại học

Các khoản thu khác trong quá trình học tập

Trong quá trình học tập, sinh viên có thể đóng một số khoản phí khác như sau:

  • Phí bảo hiểm tai nạn
  • Phí xét tốt nghiệp
  • Phí thư viện ngoài giờ…
  • Phí tham dự lễ tốt nghiệp
  • Phí chuyển ngành học
  • Phí in bảng điểm
  • Phí chuyển đổi môn học…

Đối tượng nào không phải đóng học phí theo quy định của pháp luật?

Pháp luật nước ta ban hành các chính sách hỗ trợ những đối tượng nhất định, trong đó có chính sách hỗ trợ về các khoản học phí, chi tiết căn cứ tại Điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về các đối tượng không phải đóng học phí như sau:

– Học sinh tiểu học trường công lập.

– Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Những đối tượng nào được miễn học phí năm 2023?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được miễn học phí như sau:

– Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

– Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

– Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 – 2025 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).

– Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sỹ quan, binh sĩ tại ngũ.

– Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 – 2023 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2022).

– Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 – 2026 (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2025).

– Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

– Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

– Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

– Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

– Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

– Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.

– Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

– Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

– Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Các khoản tiền khi học đại học gồm những khoản tiền nào?“. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Sinh viên nợ bao nhiêu tín chỉ thì bị buộc thôi học?

Tại Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về xử lý kết quả học tập theo tín chỉ, theo đó khi sinh viên sẽ bị cảnh báo học tập lần 1 nếu nợ quá 24 tín chỉ. Nếu học kì sau (học kỳ tiếp theo) sinh viên vẫn nợ quá 24 tín chỉ thì sẽ bị cảnh báo học tập lần 2. Nếu sinh viên bị cảnh báo học tập lần thứ 3 (ngay sau lần thứ 2) thì sẽ bị buộc thôi học.

Khi nào sinh viên sẽ bị cảnh cáo học tập?

Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
– Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
– Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
– Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết