fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Quy phạm pháp luật là gì?

Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản chứa đựng nhiều quy phạm pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho quá trình quản lý và phát triển đất nước. Vì vậy, việc ban hành các quy phạm pháp luật đối với một quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy Quy phạm pháp luật là gì? Đặc điểm, thành phần, phân loại quy phạm pháp luật ra sao? Những vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày ngay sau đây. Chúng tôi hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

Quy phạm pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Các quy tắc xử sự tạo nên pháp luật được gọi là quy phạm pháp luật. Quy phạm là danh từ gốc Hán có nghĩa đen là khuôn thước (mực thước, khuôn mẫu). Như vậy, danh từ quy phạm dùng để chỉ cái khuôn, cái mẫu, cái thước mà người ta nói và làm theo.

Tuy nhiên, quy phạm còn có nghĩa như quy tắc (phép tắc) nhưng với nghĩa đầy đủ hơn, nó không phải là cái thước, cái phép tắc thông thường mà là khuôn mẫu, chuẩn mực đã được hợp pháp hóa để mọi người đổi chiếu và lựa chọn cách xử sự phù hợp. Phần đông các nhà khoa học đều cho rằng quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị và phát triển xã hội. Quy phạm pháp luật được coi là đơn vị cơ sở, là tế bào của pháp luật có nội dung xác định.

Quy phạm pháp luật là gì?

Muốn hiểu được nội dung ấy cần có khái niệm rõ ràng về từng bộ phận trong cơ cấu của nó. Về các bộ phận của quy phạm pháp luật thì đa số các nhà khoa học đều cho rằng nó gồm bộ phận giả định, bộ phận quy định và bộ phận chế tài. Nhưng do việc thể hiện các quy định của pháp luật (gọi chung là điều luật) rất đa dạng nên hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về cơ cấu của quy phạm pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.”

Đặc điểm của quy phạm pháp luật

Thứ nhất, quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận.

Hàng năm có rất nhiều các văn bản pháp luật được ban hành ra và mỗi văn bản thì đều có nội dung và mục đích khác nhau.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể dựa vào nhiệm vụ, chức năng của mình để có ý kiến, thông qua và ban hành văn bản; Quốc Hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất xem xét, thông qua các văn bản Luật trước khi ban hành. Ngoài ra, các cơ quan hành pháp và tư pháp cũng có có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Các cơ quan Nhà nước chỉ ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi lĩnh vực của mình, đồng thời chịu trách nhiệm với những quy phạm pháp luật do mình ban hành ra

Thứ hai, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, được Nhà nước đảm bảo thực hiện

Việc ban hành các quy phạm pháp luật chỉ thực sự có hiệu quả nếu bảo đảm các quy phạm này cũng được thực hiện trên thực tế. Vì vậy, bên cạnh việc ban hành các quy phạm pháp luật này, nhà nước ta phải quy định nhiều biện pháp khác nhau. Trong trường hợp không tuân thủ sẽ bị xử lý và cơ quan chịu trách nhiệm áp dụng biện pháp này sẽ chịu trách nhiệm thi hành pháp luật. Công an, tòa án, thi hành án…

Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện với một hình thức nhất định do pháp luật quy định.

Hình thức thể hiện quy phạm pháp luật có thể dưới dạng văn bản luật hoặc văn bản dưới luật và được cấu thành dựa theo hai yếu tố là tên gọi và thể thức văn bản.

Đối với tên gọi thì quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các văn bản luật hoặc dưới luật với nhiều tên gọi khác nhau dựa trên các lĩnh vực khác nhau như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Nghị định, Thông tư, Quyết định…

Cấu thành quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật được cấu thành từ 3 bộ phận:

Giả định: Là phần quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các tình huống, hoàn cảnh có thể xảy ra trên thực tế mà khi các tình huống đó xảy ra thì chủ thể phải hành động theo các quy tắc xử sự do pháp luật quy định.

Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và là cần thiết. Nó đặt ra các quy tắc ứng xử mà mọi người phải tuân theo khi các điều kiện giả định phát sinh.

Chế tài: là phần thể hiện hình phạt của các biện pháp mà nhà nước áp dụng đối với chủ thể không tuân thủ quy tắc ứng xử đã được quy định trong tiền đề của quy tắc hoặc áp dụng không phù hợp, cũng như hậu quả pháp lý trái pháp luật. thực hiện đúng nội dung quy định.

Ví dụ “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

  • Bộ phận giả định là Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân
  • Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Bài viết “Quy phạm pháp luật là gì?” đã được chúng tôi gửi đến các bạn ở phí trên đây. Mong rằng những kiến thức, thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ mang mại những kiến thức cho bạn đọc. Mời bạn tham khảo một số bài viết khác của chúng tôi nhé

Có thể bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quy phạm pháp luật nhất thiết phải có ba bộ phận không

Một quy phạm không nhất thiết phải có đầy đủ ba bộ phận trên. Có những quy phạm pháp luật chỉ có quy định và chế tài, hay có những quy phạm pháp luật chỉ có  giả định và quy định.

Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần phải đảm bảo các nguyên tắc:
– Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
– Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
– Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
– Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết