fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Muốn làm tư vấn pháp luật thì học ngành gì?

Nhân viên tư vấn pháp luật được coi là một trong những sự lựa chọn nghề nghiệp có tiềm năng bởi nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tư nhân hiện nay là khá cao ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, làm cách nào để tham gia vào một lĩnh vực đòi hỏi cao như vậy? Muốn tham gia lĩnh vực tư vấn pháp luật thì phải có những loại bằng cấp, kỹ năng gì? Muốn làm tư vấn pháp luật thì học ngành gì? Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Ngành luật là gì?

Hiểu một cách đơn giản, ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định.

Đối với trình độ Đại học, ngành Luật thường được phân chia thành các chuyên ngành như: Luật Dân sự, , Luật kinh tế, Luật Hành chính, Luật tố tụng, Luật hình sự, Luật Đất đai,… . Khi theo học từng ngành Luật thì sẽ tùy vào mỗi chuyên ngành mà sinh viên sẽ được trang bị kiến thức khác nhau. Chẳng hạn như Luật Kinh tế ngoài những kiến thức pháp luật chung, sinh viên khoa luật Kinh tế còn được trang bị những kiến thức về kinh tế như kinh tế vi mô, vĩ mô; Sinh viên được cung cấp thêm những ý kiến thức chuyên sâu về ngành luật liên quan đến kinh tế.

Nhân viên tư vấn pháp luật làm những công việc gì?

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình, ngày càng có nhiều công ty đầu tư thành lập bộ phận pháp chế chuyên nghiệp của riêng mình. Điều này đã tạo tiền đề cho nhiều bạn trẻ đam mê luật tham gia và xây dựng sự nghiệp của riêng mình.

Người tư vấn pháp luật là người cung cấp các thông tin, tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc bằng văn bản cho người nhận tư vấn. Người tư vấn pháp luật có thể làm việc trong bộ phận pháp lý của một công ty, công ty luật hoặc có thể tự thành lập công ty tư vấn của riêng mình nếu có đủ kỹ năng và chuyên môn.

Các chuyên gia tư vấn pháp luật của công ty phải cung cấp các thông tin về việc thành lập công ty, quy trình hoạt động, nộp thuế, các quy định về nhân sự, chính sách phúc lợi cho nhân viên,… Họ cũng phải đảm bảo tính hợp pháp của các văn bản, nội quy ban hành trong công ty, doanh nghiệp. hợp đồng với đối tác,….. Không chỉ hỗ trợ trực tiếp chủ doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn luật còn phải phối hợp với tất cả các bộ phận khác khi cần thiết hoặc đối với công việc liên quan đến pháp luật. Trong nhiều trường hợp, họ còn gặp gỡ lãnh đạo doanh nghiệp với đối tác nước ngoài để trao đổi, đàm phán hợp tác, mua bán đảm bảo các bên cùng có lợi và tuân thủ quy định pháp luật.

Muốn làm tư vấn pháp luật thì học ngành gì?

Muốn làm tư vấn pháp luật thì học ngành gì?

Muốn làm tư vấn pháp luật trước tiên bạn phải có sự hiểu biết nhất định về luật pháp. Muốn có sự hiểu biết về pháp luật thì cần được đào tạo từ các trường đại học. Sau khi học đại học thì sẽ có bằng Cử nhân Luật hoặc cử nhân Luật Kinh tế, Luật thương mại quốc tế, Luật Kinh doanh,… Đây là điều kiện bắt buộc đối với những ai muốn trở thành nhân viên tư vấn pháp luật. Có thể theo học các ngành luật tại các trường đại học đào tạo nổi tiếng như:

  • Đại học Luật Hà Nội.
  • Đại học Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Luật Huế.
  • Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số khoa Luật của các trường học như:

  • Khoa luật- Đại học Ngoại thương.
  • Khoa luật – Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Khoa luật- Đại học Công Đoàn.
  • Khoa luật Đại học Nội vụ
  • Khoa luật- Đại học Thương mại.
  • Khoa Luật – Đại học Vinh.
  • Khoa Luật – Đại học Cần Thơ.
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.

Ngoài ra, nếu bạn muốn ứng tuyển vào một công ty lớn hoặc tăng cơ hội việc làm, bạn cần có bằng luật sư hoặc một số kỹ năng về pháp chế.

Nếu bạn yêu thích nghề luật, có khả năng tổng hợp và phân tích thông tin, công tâm, khách quan, trí nhớ tốt, chịu được áp lực công việc cao thì có thể làm tư vấn pháp luật. Đây là một lựa chọn khôn ngoan, ngay cả khi nhu cầu về cố vấn pháp lý đang tăng lên từng ngày.

Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học về pháp chế, hãy truy cập trang web của chúng tôi ngay hôm nay. Chúng tôi có những chuyên gia về pháp chế đã từng làm việc cho các tập đoàn lớn và uy tín sẽ trực tiếp giảng dạy, chia sẻ kỹ năng tư vấn pháp luật cho bạn.

Một số kỹ năng cần thiết khi học ngành luật

Ngành luật là một ngành đặc thì do vậy một số kỹ năng cần thiết để theo đuổi ngành đặc thù này như sau

Kỹ năng giao tiếp: Sinh viên luật phải có khả năng đọc, viết, nói và nghe rất tốt. Thông thường sinh viên luật phải đọc một lượng lớn tài liệu lớn và phức tạp để sử dụng thông tin đó để giải quyết một số vấn đề. Vì vậy nếu muốn thành công trong trường luật, thì khả năng hiểu thông tin là rất quan trọng.

Tiếp đó là khả năng nói, giao tiếp. Sinh viên ngành luật phải trình bày, tranh luận quan điểm của mình về vấn đề pháp lý nào đó. Một kỹ năng quan trọng nữa là kỹ năng lắng nghe để không bỏ sót thông tin nào.

Kỹ năng phân tích, lập luận logic : Một sinh viên luật phải rèn luyện khả năng lập luận logic để khi tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu, những ý tưởng mới thì có thể giúp bạn hiểu và phân tích các quan điểm khác nhau.

Chủ động tìm tòi và nghiên cứu: Kiến thức về pháp luật thì vô cùng rộng lớn. Vì vậy, sinh viên luật cần phải chủ động nghiên cứu tìm tòi các nguồn tài liệu khác nhau tại thư viện của trường hoặc một số tạp chí luật cũng như các công trình nghiên cứu khoa học khác.

Trên đây là một số thông tin về “Muốn làm tư vấn pháp luật thì học ngành gì?” Mong rằng những thông tin, kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ có ích cho bạn đọc. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức pháp luật nhé.

Câu hỏi thường gặp

Học luật xong ra có thể làm những công việc gì?

Học Luật sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm cho bạn lựa chọn sau khi ra trường: Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên; Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước; Pháp chế doanh nghiệp; Công chứng viên; Giảng viên luật; Trợ giúp viên pháp lý; Chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư,…

Nên học ngành luật nào?

Khi học bất kỳ ngành luật nào cũng sẽ cung cấp kiến ​​thức pháp luật tổng quát trong hầu hết các lĩnh vực. Lời khuyên là nếu bạn chưa quyết định được ngành luật được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau, vì vậy bạn nên xem xét sở thích, nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai của mình và đưa ra quyết định phù hợp về nó. Các kiến ​​thức pháp luật về kinh tế, tài chính và kinh doanh, ngoài ra còn cung cấp thêm thông tin về luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật môi trường.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết