fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Điều kiện và quy trình trở thành một luật sư

Luật sư là một trong những ngành nghề cao quý trong xã hội và đem lại nguồn thu nhập “khủng” cho người hành nghề. Chính vì vậy mà con đường trở thành một luật sư là không hề dễ dàng. Người hành nghề luật sư không phải chỉ cần có tố chất là đủ, người đó còn phải trải qua nhiều kỳ thi đầy cam go, thử thách để lấy được chứng chỉ luật sư mới có thể hành nghề hợp pháp. Vậy cụ thể, pháp luật quy định điều kiện và quy trình để trở thành một Luật sư như thế nào? Học luật sư có khó không? Sau đây, Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc này thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Luật sư là ai?

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư. Trong suy nghĩ của chúng ta, hoạt động nghề nghiệp của luật sư bao gồm ba tính chất: Trợ giúp, hướng dẫn và phản biện.

Điều kiện và quy trình để trở thành một Luật sư

Luật sư là người đại diện cho công lý, dùng lý lẽ pháp luật để bảo vệ cho người dân. Đây là ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn và độ nhạy bén cao trong quá trình hành nghề. Do đó, điều kiện để trở thành luật sư tại Việt Nam rất khắt khe và được các cơ quan chuyên ngành quy định cụ thể như sau:

Trước tiên, phải trải qua 4 năm học chuyên ngành luật

Luật sư phải là những người đã có bằng cử nhân luật. Để có bằng cử nhân luật, người đó phải trải qua 4 năm học tại các trường đại học luật hoặc khoa luật của các trường đại học khác trên cả nước, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân.

Tiếp theo, tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư

Sau khi có bằng cử nhân luật, người có nhu cầu trở thành luật sư phải đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề luật sư với thời gian là 12 tháng, theo Điều 12 Luật Luật sư sửa đổi năm 2012. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Tham gia tập sự tại các văn phòng, công ty luật

Khi đã hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ luật sự được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp, người có nhu cầu trở thành luật sư phải tiếp tục đăng ký tham gia tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư như văn phòng luật, công ty luật. Thời gian tập sự là 12 tháng; người hướng dẫn phải là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm luật sư và chỉ được hướng dẫn cùng lúc 3 người.

Vượt qua bài kiểm tra kết thúc tập sự

Liên đoàn luật sư Việt Nam là đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Thông thường, kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề luật sư gồm 2 phần: Thi viết và thi thực hành. Nội dung thi gồm các kỹ năng tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật; pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam…

Cuối cùng, cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe;

+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này.

Điều kiện và quy trình trở thành một luật sư

Học luật sư có khó không?

Mỗi một ngành học đều có cái khó của nó. Việc cảm nhận khó hay dễ là tùy thuộc vào mỗi người. Để đánh giá mức độ khó của một môn học ngoài chương trình đào tạo thì phải xét nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình học chẳng hạn như: sở thích, khả năng học tập, khả năng tiếp thu kiến thức….

Như chúng ta đã biết, ngành Luật có khối kiến thức về luật là vô cùng nhiều. Chương trình đào tạo luật được chia 3 phần và mỗi phần sẽ có nhiều môn học. Về kiến thức đại cương, bạn sẽ phải hoàn thành các môn về chính trị, khoa học xã hội, ngoại ngữ, tin học, giáo dục quốc phòng. Đối với kiến thức chuyên ngành bạn sẽ học gần 40 môn học về kiến thức pháp luật, cách vận dụng pháp luật, tòa án giả định. Cuối cùng là về khóa luận tốt nghiệp bạn sẽ có 1 kỳ thực tập và làm 1 khóa luận, học các môn học về hành nghề luật sư.

Có thể thấy, khi theo học ngành luật sư không chỉ có khối lượng kiến thức lớn còn có áp lực thi cử. Nếu bạn yêu thích nghiên cứu chuyên sâu và đam mê về pháp luật thì chúng tôi tin rằng việc học luật sư sẽ không quá khó khăn đối với bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung “Điều kiện và quy trình để trở thành một Luật sư?”. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc,

Câu hỏi thường gặp:

Ai là đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư?

Một số đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư:
+ Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
+ Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
+ Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Miễn, giảm thời gian tập sư hành nghề Luật sư cho ai?

– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Thời gian tập sự hành nghề luật sư là bao lâu?

Thời gian tập sự là 12 tháng; người hướng dẫn phải là người có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm luật sư và chỉ được hướng dẫn cùng lúc 3 người.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết