Sơ đồ bài viết
Xin chào Học viện đào tạo pháp chế ICA. Tôi hiện có thắc mắc chưa rõ, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là con trai tôi hiện nay đang là sinh viên ngành Luật, tôi muốn con mình đi thực tập sớm để quen dần với công việc và có kinh nghiệm làm việc, tôi thắc mắc không biết rằng hiện nay thì Sinh viên Luật thực tập ở đâu? Con tôi có thể thực tập tại Tòa án gần nhà được hay không? Hay có thể thực tập tại các công ty, doanh nghiệp được không? Tôi chưa rõ về vấn đề này, mong được luật sư giải đáp giúp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Học viện đào tạo pháp chế ICA mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây để nắm được quy định về vấn đề này nhé:
Sinh viên Luật thực tập ở đâu?
Dựa vào đặc điểm của cơ sở thực tập hiện nay, chúng ta có thể chia thành 2 nhóm địa điểm thực tập là: doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Cụ thể như sau:
Sinh viên luật thực tập tại cơ quan nhà nước
Đây là một địa điểm thực tập phù hợp với các bạn sinh viên luật có định hướng làm nhà nước. Các bạn sinh viên luật có thể lựa chọn một số địa điểm như: Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, cục thi hành án các cấp, ủy ban nhân dân các cấp, chi cục thuế, sở tư pháp,…
Sinh viên luật thực tập tại các tổ chức – doanh nghiệp
Để tham gia thực tập tại các tổ chức doanh nghiệp, sinh viên cần tham gia các cuộc phỏng vấn tại đây. Có 2 loại hình sinh viên có thể lựa chọn để thực tập như:
- Các tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: công ty luật, văn phòng luật
- Các doanh nghiệp, tổ chức có phòng pháp chế, nhân sự như ngân hàng, các tập đoàn lớn.
Như vậy, bạn đã có giải đáo cho câu hỏi Sinh viên Luật thực tập ở đâu? Bạn hãy cân nhắc để việc thực tập được diễn ra tốt nhất.
Kinh nghiệm khi thực tập ngành Luật
Ngành luật là một ngành học đặc trưng yêu cầu cần có cả kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Có như vậy sinh viên sau khi ra trường mới có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của công việc. Đồng thời sẽ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội công việc nào cho bản thân mình.
Thông thường trong chương trình học đại học học phần tập sự nghề nghiệp được bố trí vào cuối năm 04 trước khi các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường và tùy theo yêu cầu của từng trường mà thời gian thực tập có thể kéo dài từ 02-03 tháng.
Tuy nhiên để linh động hơn cũng như là trang bị kiến thức cho mình vững vàng phục vụ cho công việc chính thức sau này thì thời gian lý tưởng để đi thực tập là từ năm 03, 04 đại học. Thời điểm này chúng ta đã học được khá nhiều kiến thức ở lớp, các học phần của 02 năm cuối đại học cũng ít hơn vì đã đi vào chuyên ngành. Việc vừa học lý thuyết vừa học thực tế từ các tổ chức thực tập sẽ giúp các bạn bám sát thực tiễn và khả năng ghi nhớ lâu hơn.
Thực tập trong lúc còn là sinh viên sẽ giúp sinh viên Luật tích lũy kinh nghiệm cũng như tạo dựng cho mình một CV ấn tượng đối với nhà tuyển dụng sau này.
Thực tập khác hẳn với chương trình học trên lớp, đồng thời doanh nghiệp hay tổ chức nơi bạn thực tập quả thật họ rất bận và sẽ không có thời gian để xem thử bạn đang cần gì và thiếu gì. Công việc ngành Luật dựa trên thực tế nên không thể cầm tay chỉ việc như một số ngành nghề đặc trưng khác.
Khi đi thực tập hãy chuẩn bị cho bản thân một thái độ cầu thị, tập trung quan sát lắng nghe hết tất cả những điều xảy ra trong văn phòng. Có thể thời gian đầu công việc của bạn chỉ đơn giản là như photo, đi lấy hồ sơ giấy tờ nhưng dần dần khi nhận thấy thái độ của bạn thật sự muốn học hỏi thì có thể vài công việc chuyên ngành hơn sẽ được giao cho bạn làm thử như soạn thảo văn bản, hợp đồng,…
Hãy học tất cả mọi thứ, tự quan sát các việc mà mọi người xung quanh nơi bạn đang thực tập để làm theo và rút kinh nghiệm. Luôn đặt ra những câu hỏi khi có thắc mắc đừng cho người hướng dẫn thấy bản thân mình là người thụ động. Tự tạo cho mình các công việc khác để nghiên cứu, tạo áp lực công việc cho mình và tìm hướng giải quyết các công việc đó. Học các kỹ năng giải quyết thực tế, cách thức trả lời, giải quyết vấn đề. Tập rèn tính cẩn thận, tỉ mẩn, ghi chép mọi thứ, chớ có coi thường bất cứ việc gì, hoặc tỏ thái độ về bất cứ việc gì, luôn rèn việc giữ bình tĩnh mọi lúc mọi nơi.
Sinh viên luật có làm pháp chế được không?
Sinh viên Luật hoàn toàn có thể làm pháp chế. Trong vài năm trở lại đây, mỗi năm ra trường hơn 18.000 tân cử nhân luật. Các văn phòng luật sư, công ty luật trên cả nước, mỗi năm tuyển không quá 1.000 nhân sự, như vậy, phần lớn số lượng cử nhân luật chính quy tốt nghiệp đều lựa chọn làm cho các tổ chức, doanh nghiệp và làm pháp chế là một lựa chọn. Cơ hội việc làm của sinh viên luật là vô cùng nhiều, có thể công tác tại các lĩnh vực khác nhau và làm pháp chế cũng là một lựa chọn, ước mơ mà nhiều cử nhân Luật theo đuổi hiện nay.
Thực tập sinh ngành Luật có được trả lương không?
Pháp luật hiện nay, không có nội dung quy định về hợp đồng thực tập hay tiền lương trả cho sinh viên thực tập. Việc xác định lương cho sinh viên thực tập phải căn cứ vào loại hợp đồng mà công ty thực hiện ký kết với sinh viên thực tập.
Nếu hợp đồng giao kết là hợp đồng thử việc thì tiền lương theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật lao động 2019:
– Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Nếu tính chất của hợp đồng là hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 62 Bộ Luật lao động 2019 thì:
– Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
– Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
– Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nghề đào tạo;
+ Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
+ Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
+ Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
+ Trách nhiệm của người lao động.
– Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Theo đó, pháp luật không có nội dung quy định chi phí hỗ trợ cho người học mà sẽ dựa trên thỏa thuận giữa người đào tạo với người học đào tạo. Như vậy, thắc mắc rằng Thực tập sinh ngành Luật có được trả lương không? sẽ là: Có thể có hoặc không, tùy từng trường hợp.
Sinh viên luật làm pháp chế được không?
Khoá học pháp chế doanh nghiệp online
Khi có nhu cầu về việc học pháp chế doanh nghiệp, mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai, khoá học online không còn là thuật ngữ xã lạ trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, bạn có thể học online khoá học pháp chế doanh nghiệp ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào bạn muốn.
Thay vì tham gia khoá học bằng bình thức học qua video quay sẵn, học viên sẽ tương tác trực tiếp với người giảng dạy qua hình tức call video. Thời gian học rất linh hoạt. Toàn bộ đội ngũ giảng dạy là những người công tác cả vai trò là Luật sư, cả vai trò là Pháp chế doanh nghiệp, am hiểu tường tận và sâu sắc về doanh nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực pháp chế.
Học viên có thể liên hệ tìm hiều thông tin tại các nền tảng số của Học viện pháp chế ICA bao gồm:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại Hà Nội
Bên cạnh việc mở lớp đào tạo online, Học viện đào tạo pháp chế ICA mở lớp học tại Hà Nội. Bạn học có thể tham gia khoá học tại Hà Nội để được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với Luật sư, Pháp chế doanh nghiệp. Đồng thời khoá học giúp bạn giải đáp những câu hỏi, vướng mắc ngay tại buổi học.
Chi tiết khoá học:
- Thời lượng khoá học: 10 buổi
- Thời gian học: 2 tháng
- Số lượng học viên: 20 học viên
- Địa điểm: Hà Nội
Tài liệu khi học viên tham gia khoá học bao gồm:
+ Sổ tay pháp chế;
+ Văn phòng phẩm (bút, vở);
+ Đồng phục.
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã có thể nắm bắt được quy định nội dung Năm 2023, Sinh viên Luật thực tập ở đâu?. Nếu như bạn đọc cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người hơn nhé! Cảm ơn bạn đã lựa chọn chúng tôi.
Câu hỏi thường gặp:
– Thông tin từ người thân, những người xung quanh. Bạn có thể hỏi han, tham khảo các đơn vị công tác của bố mẹ hay anh chị em trong nhà, người thân quen. Dù đó là cơ quan nhà nước hay một đơn vị doanh nghiệp tư nhân đều có khả năng tuyển thực tập sinh.
– Thông qua bạn bè, các anh chị cùng ngành ở các khóa trên. Trong quá trình học tập tại giảng đường đại học, bạn dễ dàng quen biết các anh chị cùng ngành đã tốt nghiệp đi làm. Họ dễ dàng nắm được các thông tin tuyển thực tập tại nơi mình đang công tác, sinh sống.
– Thông qua các trang tuyển dụng trung gian trên mạng: một số website trung gian tìm việc làm như viecnganhluat, careerbuilder, vietnamworks, nhansunganhluat, timviecnhanh,…. sẽ giúp các bạn tìm được những nhà tuyển dụng đang có nhu cầu tuyển thực tập sinh.
– Thông tin từ nhà trường: Nếu không chọn được đơn vị thực tập ưng ý, bạn có thể thực tập dựa vào sự bố trí, sắp xếp của nhà trường hoặc trên website hỗ trợ thực tập của trường.
Khi đi thực tập, sinh viên ngành Luật sẽ được hưởng phúc lợi như sau:
– Thực tập sinh sẽ nhận được mức lương, khoản hỗ trợ tùy vào công ty tuyển dụng.
– Công việc thực tập sinh pháp lý là bước đệm hoàn hảo để sinh viên hoàn thiện kỹ năng và kiến thức hành nghề.
– Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, cộng tác mở rộng mối quan hệ đồng nghiệp, học hỏi từ người hướng dẫn để bổ sung kiến thức cho công việc say này.
– Các công ty luôn tạo điều kiện cho thực tập sinh ưu tú có cơ hội trở thành nhân viên chính thức hoặc gửi thư giới thiệu với các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.
Những tiêu chí cơ bản để tuyển thực tập sinh có trả lương thường sẽ là:
– Chủ động, ham học hỏi
– Chăm chỉ
– Nghiêm túc
– Hoàn thành chương trình thực tập và các nhiệm vụ được giao