Sơ đồ bài viết
Trong rất nhiều vụ án liên quan đến trốn thuế, làm giả hóa đơn, chiếm đoạt tài sản doanh nghiệp hoặc vi phạm chế độ kế toán, kế toán không chỉ là người thực hiện mà có thể bị xem là “đồng phạm” với giám đốc. Không ít kế toán đã “vô tình” bị cuốn vào vòng lao lý chỉ vì “nghe theo chỉ đạo” hoặc “làm theo sếp bảo”, mà không lường được hậu quả pháp lý nghiêm trọng có thể xảy ra. Vậy trong những trường hợp nào kế toán bị xem là đồng phạm với giám đốc? Căn cứ pháp lý nào để xác định trách nhiệm hình sự? Làm sao để kế toán bảo vệ mình một cách hợp pháp khi bị yêu cầu thực hiện hành vi sai luật?
Hãy cùng Pháp chế ICA phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trường hợp nào kế toán bị xem là đồng phạm với giám đốc?
Căn cứ xác định “đồng phạm” theo Bộ luật Hình sự
Theo Điều 17 – Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), đồng phạm được hiểu là:
“Trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm.”
Đồng phạm bao gồm:
- Người tổ chức
- Người thực hành
- Người xúi giục
- Người giúp sức
Nếu kế toán biết rõ hành vi của giám đốc là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, tiếp tay, hợp thức hóa hoặc tạo điều kiện để hành vi đó diễn ra, kế toán có thể bị xem là người giúp sức hoặc người thực hành, và bị truy cứu trách nhiệm hình sự như một đồng phạm.
Các yếu tố cấu thành hành vi đồng phạm của kế toán
Kế toán có thể bị quy kết là đồng phạm nếu đồng thời có đủ các yếu tố sau:
Yếu tố | Mô tả |
---|---|
Hành vi cụ thể | Kế toán thực hiện một phần hành vi trong chuỗi hành vi phạm tội (lập khống chứng từ, xuất hóa đơn sai thực tế, hợp thức chi phí không có thật…) |
Nhận thức | Kế toán biết rõ hành vi của giám đốc là trái pháp luật |
Ý chí đồng thuận | Kế toán tự nguyện tham gia hoặc không phản đối, thậm chí giúp che giấu hoặc tư vấn cách thực hiện |
Không phải cứ làm theo chỉ đạo là được miễn trừ trách nhiệm. Nếu kế toán có năng lực hành vi đầy đủ và nhận thức được hành vi sai phạm, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự với tư cách đồng phạm.
Những tình huống kế toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Trốn thuế – sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Đây là tình huống phổ biến nhất, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ, nơi kế toán vừa lập hóa đơn, vừa khai thuế, vừa chuyển tiền.
Ví dụ:
- Kế toán biết công ty mua hóa đơn “đầu vào” để tăng chi phí, giảm thuế TNDN nhưng vẫn lập phiếu chi, ghi sổ, khai thuế, và ký vào báo cáo.
- Kế toán xuất hóa đơn cho bên ngoài không kèm giao dịch thực tế theo yêu cầu của giám đốc.
Hành vi này có thể bị xử lý theo Điều 200 BLHS – Tội trốn thuế hoặc Điều 203 – Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, với mức án từ 6 tháng đến 7 năm tù tùy giá trị thiệt hại và mức độ tham gia.
Lập hồ sơ giả – hợp thức hóa sổ sách kế toán
Nhiều kế toán đã ký khống vào bảng lương, lập bảng kê chi phí khống, giả chữ ký người lao động, hoặc che giấu việc sử dụng quỹ đen.
Có thể bị quy kết tội Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức (Điều 341 BLHS) hoặc Lạm dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 356 BLHS).
Thực hiện chuyển tiền bất hợp pháp – không có hồ sơ, hợp đồng đầy đủ
Kế toán thực hiện chuyển tiền theo chỉ đạo miệng, không có chứng từ hợp lệ, không có chữ ký của các bên liên quan.
Nếu thiệt hại xảy ra, kế toán có thể bị coi là đồng phạm chiếm đoạt tài sản, hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS).
Lưu ý: Việc không kiểm tra đủ điều kiện pháp lý trước khi thanh toán (ký phiếu chi, chuyển khoản, xuất hóa đơn) không phải là lý do miễn trách nhiệm. Kế toán có nghĩa vụ từ chối thực hiện nếu chứng từ không hợp pháp.
Làm gì để bảo vệ bản thân khi bị yêu cầu thực hiện hành vi sai pháp luật?
Là kế toán, bạn không chỉ làm theo nghiệp vụ, mà còn phải biết kiểm tra tính pháp lý của chứng từ trước khi thực hiện. Dưới đây là 5 nguyên tắc để tự bảo vệ mình:
Từ chối ký/ghi sổ/khai báo nếu chứng từ sai luật
- Bạn có quyền từ chối nếu hợp đồng không rõ ràng, hóa đơn bất hợp pháp, chi phí không có thực.
- Lưu lại email, tin nhắn, biên bản làm việc về việc từ chối để làm bằng chứng.
Yêu cầu có chỉ đạo bằng văn bản
- Nếu bị yêu cầu thực hiện hành vi có dấu hiệu sai phạm, hãy yêu cầu giám đốc chỉ đạo bằng văn bản/email.
- Đây là cách chứng minh bạn không đồng thuận, chỉ bị ép buộc.
Báo cáo bằng văn bản nếu phát hiện sai phạm: Gửi báo cáo nội bộ lên cấp cao hơn (HĐQT, chủ sở hữu) về rủi ro sai phạm để ghi nhận trách nhiệm.
Lưu giữ tài liệu, bằng chứng về hành vi sai trái: Nếu cần, bạn có thể lưu bản sao các chứng từ, các trao đổi nội bộ nhằm phục vụ điều tra (nếu có).
Tham gia các khóa học pháp luật dành riêng cho kế toán để trang bị kiến thức
Kế toán không chỉ cần biết hạch toán, mà phải biết đâu là giới hạn pháp lý, biết khi nào được quyền từ chối, biết cách phát hiện rủi ro trước khi bị đổ lỗi.
Khóa học “Pháp luật cho kế toán doanh nghiệp” của Pháp chế ICA giúp bạn:
- Hiểu rõ các loại trách nhiệm pháp lý của kế toán (hành chính – dân sự – hình sự)
- Phân tích hàng chục tình huống thực tế từng bị xử phạt hoặc truy tố
- Biết cách xử lý khi bị yêu cầu thực hiện hành vi sai luật
- Được hỗ trợ biểu mẫu pháp lý, văn bản phản hồi, mẫu báo cáo bảo vệ mình
Mời bạn xem thêm: