Bạn đang ôn tập môn Luật Hành chính và cần tài liệu trắc nghiệm chất lượng? Bài viết “Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 16” sẽ giúp bạn tổng hợp những câu hỏi bám sát nội dung chương trình học, có đáp án kèm giải thích chi tiết. Đây là phần tiếp theo trong loạt tài liệu ôn luyện, hỗ trợ sinh viên luật và thí sinh thi công chức, viên chức nâng cao kiến thức và kỹ năng làm bài. Đừng bỏ lỡ cơ hội củng cố kiến thức một cách hiệu quả!
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc
Câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính phần 16
Câu 1: Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hành chính là:
A. Phương pháp thỏa thuận
B. Phương pháp mệnh lệnh đơn phương
C. Cả A, B đúng
Câu 2: Luật hành chính điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa:
A. Các cơ quan hành chính với nhau
B. Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
C. Giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân
D. Cả A, B, C đúng
Câu 3: Luật hành chính là:
A. Hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
B. Hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
C. Hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Câu 4: Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là:
A. Các cơ quan hành chính nhà nước
B. Các cán bộ nhà nước có thẩm quyền
C. Các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý
D. Cả A, B, C đúng
Câu 6: Nội dung của những quan hệ quản lý hành chính nhà nước:
A. Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân
B. Xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính
C. Hoạt động kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 7: Điểm khác biệt cơ bản giữa Luật hành chính và Luật dân sự:
A. Đối tượng điều chỉnh
B. Phương pháp điều chỉnh
C. Phạm vi điều chỉnh
ĐÁP ÁN B: Phương pháp điều chỉnh. Vì phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương còn phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là bình đẳng, thỏa thuận.
Câu 8: Văn bản quy phạm pháp luật hành chính chỉ được ban hành bởi một cơ quan nhà nước:
A. Đúng
B. Sai
Câu 9: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thể là cá nhân nước ngoài:
A. Đúng
B. Sai
Câu 10: Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước:
A. Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước;
B. Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước;
C. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
D. Cả A, B, C đúng
Câu 11: Chủ thể quản lý hành chính Nhà nước là:
A. Chỉ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức được trao quyền quản lý hành chính Nhà nước
B. Công dân Việt Nam
C. Cán bộ, công chức được nhà nước trao quyền quản lý hành chính Nhà nước
D. Bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền.
Câu 12: Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:
A. Nghị định của Chính phủ
B. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
C. Thông tư của Bộ trưởng
D. Cả A, B, C đúng
Câu 13: Phương pháp quyền uy phục tùng:
A. Là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật hành chính
B. Là phương pháp điều chỉnh duy nhất của Luật hành chính
C. Xuất phát từ hoạt động mang tính quyền lực nhà nước chỉ của cơ quan nhà nước.
D. Hoàn toàn không thích hợp với nền hành chính phục vụ.
Câu 14: Mọi quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính ban hành đều là quy phạm pháp luật hành chính:
A. Đúng
B. Sai
Câu 15: Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính là:
A. Là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của Nhà nước
B. Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.
C. Chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước ban hành
D. Cả A, B, C đúng
Câu 16: Chủ thể có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính Nhà nước:
A. Quốc hội
B. Bộ Công an
C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 17: Quy phạm pháp luật hành chính:
A. Chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước
B. Luôn xác định rõ cả thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực
C. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước
Câu 18: Quan hệ pháp luật giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân:
A. luôn là quan hệ pháp luật hành chính
B. có thể là quan hệ pháp luật dân sự
C. có thể là quan hệ pháp luật tố tụng
D. Cả B, C đúng
Câu 19: Quan hệ thủ tục là quan hệ pháp luật hành chính:
A. Trong đó không có sự phát sinh quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên
B. Có sự phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
C. Chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ khi có yêu cầu của các bên
Câu 20: Người có thẩm quyền áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hành chính:
A. Cơ quan nhà nước
B. Mọi công dân
C. Cơ quan hành chính nhà nước
D. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
Câu 21: Chủ thể quản lý hành chính nhà nước chỉ tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính:
A. Đúng
B. Sai
Câu 22: Tập quán có thể được sử dụng để giải quyết trong quan hệ pháp luật hành chính:
A. Đúng
B. Sai
Câu 23: Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là:
A. Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia
B. Quyền của các bên tham gia
C. Nghĩa vụ của các bên tham gia
Câu 24: Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử dụng quyền lực nhà nước:
A. Đúng
B. Sai
Câu 25: Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính:
A. Quan hệ giữa luật sư bào chữa với thân chủ của mình
B. Quan hệ giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp trong việc kiểm tra sử dụng ngân sách của Bộ Tư pháp.
C. Quan hệ mua bán nhà đất giữa Chủ tịch UBND tỉnh A với công dân B
D. Quan hệ giữa người lao động A và công ty B
Câu 26: Cơ sở làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là:
A. Quy phạm pháp luật
B. Sự kiện pháp lý
C. Năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
D. Cả A, B, C đúng
Câu 27: Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa hai công dân:
A. Đúng
B. Sai
Câu 28: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động quản lý hành chính nhà nước:
A. Hoạt động xử phạt người có hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
B. Hoạt động ra quyết định kỷ luật đối với Thư ký Tòa án của Chánh án
C. Hoạt động thụ lý hồ sơ vụ án
D. Hoạt động đăng ký quyền sở hữu xe ô tô được Tòa án mua nhằm mục đích phục vụ các phiên tòa lưu động
Câu 29: Mối quan hệ giữa bộ, cơ quan ngang bộ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là:
A. Quan hệ pháp luật hành chính
B. Quan hệ pháp luật dân sự
C. Quan hệ pháp luật tố tụng hành chính
Câu 30: Quan hệ pháp luật hành chính:
A. Chỉ phát sinh khi có sự đồng ý của hai bên
B. Là loại quan hệ pháp luật không phát sinh tranh chấp do tính quyền uy của quan hệ
C. Có thể phát sinh giữa hai công dân
D. Có thể là quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau
Mời bạn xem thêm: