fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Các dạng bài tập tình huống môn luật hình sự 2015 (tiếp)

Bạn đang tìm hiểu các dạng bài tập tình huống môn Luật Hình sự 2015 để rèn luyện kỹ năng phân tích và áp dụng pháp luật? Bài viết này sẽ tiếp tục giới thiệu những tình huống thực tế, đa dạng, bám sát quy định của Bộ luật Hình sự 2015, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách giải quyết từng trường hợp cụ thể. Đây là tài liệu hữu ích dành cho sinh viên luật, giảng viên và những ai quan tâm đến pháp luật hình sự. Cùng khám phá thêm trong bài viết “Các dạng bài tập tình huống môn luật hình sự 2015 (tiếp)” để nâng cao kiến thức và tư duy pháp lý!

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc

Các dạng bài tập tình huống môn luật hình sự 2015 (tiếp)

Tình huống 11: Anh  K vừa qua đã bị cơ quan có thẩm quyền truy tố do hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự. Quá trình luận tội, xét thấy anh K đang có nơi làm việc ổn định, cư trú rõ ràng, phạm tội ít nghiêm trọng, không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội, nên anh K đã bị Tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ 1 năm. Một số ý kiến thắc mắc cho rằng Tòa án đã xét xử chưa đúng người, đúng tội. Xin hỏi trường hợp này pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Việc áp dụng hình phạt cải tạo không giữ giữ 1 năm đối với trường hợp anh K ở trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật vì theo Điều 36 của Bộ luật, cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.

Tình huống 12: Chị Nguyễn Thị H sống độc thân, do thiếu hiểu biết, chị đã cho một gái bán dâm ở trong nhà chị và thực hiện hành vi mua bán dâm với nhiều người trong nhiều lần khác nhau, xin hỏi trường hợp của chị có phải là phạm tội nhiều lần không?

Theo hướng dẫn tại mục 4, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. a) Chứa mại dâm (không phân biệt tại một địa điểm hay tại các địa điểm khác nhau) một đôi hoặc nhiều đôi mua bán dâm khác nhau từ hai lần trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau (không phân biệt thời gian dài hay ngắn);
  2. b) Chứa mại dâm hai đôi mua bán dâm trở lên độc lập với nhau trong cùng một khoảng thời gian;
  3. c) Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị H nêu trên vi phạm điểm c “Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau” được coi là “phạm tội nhiều lần” theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 254 của Bộ luật hình sự.

Tình huống 13: Trần Tiến D là kế toán trưởng của Tập đoàn chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, D đã móc nối với một số đối tác để làm chứng từ khống, thu lợi bất chính nhiều tỷ đồng và đã bị cơ quan điều tra phát hiện. Xin hỏi trong trường hợp này, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của D có bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 52 của Bộ luật, việc Trần Văn D lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt. Theo đó, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 bao gồm:

  1. a) Phạm tội có tổ chức;
  2. b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
  3. c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
  4. d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

  1. e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
  2. g) Phạm tội 02 lần trở lên;
  3. h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
  4. i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
  5. k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
  6. l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
  7. m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
  8. n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
  9. o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
  10. p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

Các tình tiết đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Các dạng bài tập tình huống môn luật hình sự 2015 (tiếp)
Các dạng bài tập tình huống môn luật hình sự 2015 (tiếp)

Tình huống 14: Nguyễn Văn V do bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê đã cùng đồng bọn đột nhập vào nhà bà M trộm cắp. Khi bị phát hiện V đã chủ động tấn công và đâm chết cháu trai của bà M khi anh này cố tình ngăn cản không cho V chạy thoát. Sau khi V bị bắt, cơ quan điều tra đã có quyết định khởi tố V về tội giết người thì gia đình V đã có đơn kiện, cho rằng do V còn nhỏ (mới hơn 14 tuổi), nhận thức kém, chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Xin hỏi pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

Điều 12 Bộ luật quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

  1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
  3. a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
  4. b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
  5. c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
  6. d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

  1. e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Căn cứ quy định ở trên, V bị truy tố tội giết người khi V đã hơn 14 tuổi, là đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây ra nên việc gia đình V có đơn kiện là hoàn toàn trái quy định của pháp luật.

Tình huống 15: Do mâu thuẫn về đất đai trong quá trình xây dựng nhà ở, Nguyễn Tiến D đã bàn bạc âm mưu cùng 2 anh trai sang nhà ông B hàng xóm gây rối và đánh người nhà ông B. Kết quả ông B và con trai ông đã bị anh em D đánh gây thương tích đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Quá trình điều tra cơ quan công an còn phát hiện bố đẻ D là ông H cũng biết trước việc này. Đề nghị cho biết trường hợp này ông H có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do không tố giác tội phạm hay không?

Trả lời:

Theo Điều 19 của Bộ luật, người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, Điều luật cũng quy định người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định như trên, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.

Đối chiếu với quy định trên, ông H sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do không tố giác tội phạm là con đẻ của mình.

Tình huống 16: Anh Nguyễn Văn H uống rượu say nên trên đường đi làm về đã gây ra tai nạn giao thông làm trọng thương một người đi bộ sang đường; sau đó gia đình anh H đã gặp gỡ gia đình người bị nạn và đã thực hiện việc bồi thường đầy đủ các chi phí cho họ, gia đình người bị hại cũng có đơn xin không xử lý hình sự đối với anh H. Trong trường hợp này, anh H có phải chịu trách nhiệm hình sự nữa không ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  2. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  3. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  4. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  1. a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  2. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
  3. c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  4. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

  1. e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  2. g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  3. h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Đối chiếu với quy định ở trên, việc anh H khi gây tai nạn trong tình trạng say rượu là tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 của Điều luật nói trên. Mặc dù người gây tai nạn đã bồi thường thiệt hại về vật chất nhưng theo quy định của pháp luật, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã gây ra. Việc người gây án đã chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt khi vụ án được đưa ra xét xử.

Tình huống 17: Anh Trần Văn D bị tòa án phạt 20 tháng tù về tội vi phạm các qui định về an toàn giao thông đường bộ. Sau khi gây án, anh Đ rất ăn năn, hối cải, khai báo thành khẩn. Trong khi chờ đi thụ hình đã có công cứu được 3 trẻ nhỏ bị nước lũ cuốn trôi. Như vậy anh D có được được miễn chấp hành hình phạt tù không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự quy định: Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự.

Đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự, anh D đã có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ nhờ việc hối cải, khai báo thành khẩn và lập công chuộc tội thì có thể được xét miễn chấp hành hình phạt.

Tình huống 18: Nguyễn Thị A phạm tội buôn bán ma túy. Trong quá trình điều tra, truy tố xét xử, cơ quan có thẩm quyền phát hiện A đang có thai. Xin hỏi trong trường hợp này A có được hoãn chấp hành hình phạt tù hay không?

Trả lời:

Theo Điều 67 của Bộ luật, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
  2. b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
  3. c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  4. d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật hình sự.

Đối chiếu với quy định nêu trên, Nguyễn Thị A sẽ được hoãn chấp hành hình phạt tù đến khi đứa con được 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, trường hợp trong thời gian được hoãn, A lại tiếp tục phạm tội thì A sẽ bị Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt trước đó theo quy định nêu trên.

Tình huống 19: Nguyễn Hữu T cùng đồng bọn phạm tội cướp giật tài sản khi T mới được 17 tuổi 5 tháng. Quá trình điều tra xác định T phạm tội với tư cách là đồng phạm giúp cho đồng bọn bỏ trốn, không trực tiếp tham gia vào vụ cướp giật tài sản. Trong trường hợp này, T có thể bị áp dụng biện pháp khiển trách hay không?

Trả lời:

Theo Điều 93 của Bộ luật, khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:

  1. a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng;
  2. b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

Căn cứ quy định trên, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với T. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

Đồng thời, điều luật cũng quy định T phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
  2. b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
  3. c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.

Tình huống 20: Trần Văn D làm nghề lái xe tắc xi. Trong một lần chở khách ban đêm, H đã vô tình tông phải vợ chồng anh G làm cho anh bị thương tích nặng. Quá hoảng sợ, D đã lái xe bỏ chạy, bỏ mặc vợ chồng anh G trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Hành vi của D phạm tội gì và bị xử lý ra sao?

Trả lời:

Hành vi của D đã phạm vào tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng quy định tại Điều 132 của Bộ luật. Theo đó, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
  2. b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.